Viêm da cơ địa

Tổ đỉa ở môi gây khó chịu? Tìm hiểu ngay!

Tổ đỉa ở bất kì vị trí nào đều gây nhiều khó chịu, phiền toái cho người bệnh. Trong đó, tổ đỉa ở môi hiếm gặp hơn nhưng cũng được coi là một “cơn ác mộng” do làm ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ, khiến bệnh nhân rất tự ti. Nếu bạn còn chưa hiểu rõ về tình trạng tổ đỉa ở môi thì hãy tham khảo những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây nhé! Mục lụcTổ đỉa ở môi – tình trạng ít gặp!Đâu là nguyên nhân gây tổ đỉa ở môi?Triệu chứng tổ đỉa ở môi có gì khác?Tổ đỉa ở môi có nguy hiểm không?Khi nào cần gặp bác sĩ?Cách điều trị tổ đỉa ở môiThay đổi thói quen sinh hoạtSử dụng thuốc Tây Y theo chỉ định của bác sĩKem bôi Sodermix – liệu pháp đẩy lùi tổ đỉa ở môi hiệu quả Tổ đỉa ở môi – tình trạng ít gặp! Tổ đỉa là một bệnh lý viêm da cơ địa, thuộc thể Chàm – Eczema. Bệnh đặc trưng bởi các mụn nước li ti dưới da kèm theo tình trạng ngứa ngáy, bứt rứt gây khó chịu cho người bệnh. Hình ảnh bệnh tổ đỉa ở môi Tổ đỉa là bệnh lý ngoài da phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Bệnh thường xuất hiện ở ngón tay, chân, gan bàn tay, bàn chân… nhưng lại hiếm gặp ở môi. Tuy vậy, dù ở vị trí nào thì đây vẫn là một căn bệnh khó chịu, gây nhiều phiền toái cho người bệnh. Đặc biệt với vùng da môi có đặc điểm: mỏng, thường xuyên tiếp xúc với thức ăn, môi trường… khiến bệnh kéo dài, dễ tái phát và cần điều trị lâu dài. ☛ Tham khảo thêm: Bệnh da liễu chàm tổ đỉa là gì? Đâu là nguyên nhân gây tổ đỉa ở môi? Tổ đỉa ở môi hay bất kì vị trí nào đều gây ra do những nguyên nhân sau: Di truyền: Tổ đỉa không phải căn bệnh Theo thống kê, có đến 50% số người mắc bệnh tổ đỉa có nguyên nhân là do di truyền. Nếu gia đình có bố mẹ mắc bệnh tổ đỉa, tỉ lệ mắc bệnh ở con có thể lên đến 47%. Dị ứng thời tiết: Dị ứng thời tiết là nguyên nhân khởi phát nhiều biểu hiện bệnh lý như mẩn ngứa, mề đay, tổ đỉa… Bất kì thay đổi đột ngột nào của thời tiết, quá nóng ẩm hoặc quá khô lạnh đều có thể dẫn tới bùng phát bệnh. Nguyên nhân cơ địa: Với bệnh nhân có sức khỏe yếu, lối sống không lành mạnh hoặc đang mắc các bệnh lý như bệnh tiểu đường, bệnh gan thận, HIV cũng dễ bị mắc bệnh tổ đỉa ở môi. Sử dụng thuốc, mỹ phẩm: Việc sử dụng thuốc, mỹ phẩm không đúng cách có thể gây hại đến hàng rào bảo vệ da, từ đó tạo điều kiện cho bệnh tổ đỉa hình thành và tiến triển ở môi. Vi khuẩn gây tổ đỉa: Vi khuẩn là nguyên nhân phổ biến gây ra các bệnh lý ngoài da như tổ đỉa. Chúng có thể tồn tại trong bùn đất, nước bẩn và cả môi trường thiếu vệ sinh, bầu không khí ô nhiễm. Căng thẳng, stress: Căng thẳng, stress lâu ngày khiến bệnh nhân mất ngủ, suy nhược cơ thể, sức đề kháng giảm. Đó là những yếu tố thuận lợi cho các yếu tố gây bệnh tổ đỉa có cơ hội xâm nhập, làm bùng phát bệnh. Triệu chứng tổ đỉa ở môi có gì khác? Hình ảnh triệu chứng của bệnh tổ đỉa Mặc dù xuất hiện ở môi những các triệu chứng của bệnh cũng tương tự như bệnh tổ địa ở các vị trí khác trong cơ thể. Bệnh có những biểu hiện sau: Nổi mụn nước: Dấu hiệu đặc trưng nhất của bệnh là những mụn nước trắng, li ti có kích thước từ 2 – 3 mm xuất hiện thành từng đám dưới da môi. Khi sờ vào, bệnh nhân có cảm giác hơi cứng. Mụn nước có thể vỡ và chảy dịch gây cảm giác đau rát. Cảm giác ngứa ngáy, khó chịu: Bệnh nhân liên tục cảm thấy cực kì ngứa ngáy, bứt rứt ở vùng môi bị tổ đỉa. Khi gãi nhiều, bạn còn có thể cảm thấy đau nhưng cơn ngứa vẫn không giảm. Da bị đỏ: Vùng da ở môi mỏng và có nhiều mạch máu, khi nổi mụn nước do tổ đỉa có thể xuất hiểm mảng đỏ ửng, sưng tấy. Nóng, sốt: Trong một vài trường hợp bệnh nặng, có thể kèm bội nhiễm, bệnh nhân có thể bị sốt. Tổ đỉa ở môi có nguy hiểm không? Tổ đỉa được đánh giá là căn bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại đem đến nhiều phiền phức trong cuộc sống. Đặc biệt với tổ đỉa xuất hiện ở môi – vùng da vừa đóng vai trò thẩm mĩ, vừa là nơi tiếp xúc thức ăn và nói chuyện hằng ngày. Bị tổ đỉa ở môi ban đầu chỉ gây ngứa, khó chịu cho người bệnh. Sau đó, khi những nốt mụn xấu xí khô và xẹp xuống sẽ hình thành vảy da màu trắng, bóng tróc sần sùi trên da, khiến nhiều người tự ti, e ngại trong giao tiếp hằng ngày. Song song với điều đó, môi còn là vị trí thường xuyên cử động khiến bệnh tổ đỉa ở môi thường xuyên tái phát. Vùng da môi cũng là nơi rất dễ nhiễm khuẩn. Với bệnh nhân bị tổ đỉa có kèm theo tổn thương có thể xuất hiện bội nhiễm với biểu hiện là lở loét, chảy mủ, nhầy… gây nguy hiểm với sức khỏe người bệnh. Khi nào cần gặp bác sĩ? Bệnh tổ đỉa ở môi thường khó điều trị, dễ tái phát. Vì vậy, nếu nhận thấy bất kì dấu hiệu nào của bệnh lý này, bệnh nhân cần đi thăm khám ngay để có phương án điều trị sớm nhất. Thăm khám và điều trị sớm giúp kiểm soát nhanh chóng bệnh, hạn chế tổ đỉa lây lan, tiến triển Tổ đỉa được đánh giá là bệnh lý ít gây nguy hiểm, tuy vậy, với vùng da mỏng, nhạy cảm và chứa nhiều mạch máu như ở môi, bệnh lý này lại có thể dẫn đến nhiều biến chứng. Khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường ở vùng da môi bị tổ đỉa, bạn nên đi khám ngay: Tổ đỉa không kiểm soát được bằng các biện pháp đang dùng. Tổ đỉa gây ngứa, đau rát… ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sinh hoạt. Tổ đỉa có kèm theo chảy mủ, sưng đỏ, sốt… nghi ngờ bội nhiễm. Các tổn thương do bệnh có thể để lại sẹo trên môi. Cách điều trị tổ đỉa ở môi Thay đổi thói quen sinh hoạt Tổ đỉa ở môi thường tái phát nhiều lần và khó điều trị được dứt điểm. Vậy nên, muốn bệnh mau khỏi, bệnh nhân cần hết sức lưu ý những vấn đề sau đây: Hạn chế tiếp xúc Khi thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng, tình trạng tổ đỉa ở môi có thể nặng hơn, tăng nguy cơ tái phát bệnh. Vì vậy, bệnh nhân bị tổ đỉa ở môi cần tránh tiếp xúc với: Hóa chất dễ gây kích ứng: sữa rửa mặt, đồ trang điểm, thuốc… Người bệnh nên thay thế bằng các loại mỹ phẩm dịu nhẹ, lành tính cho da hoặc có thể hạn chế sử dụng mỹ phẩm tối đa Các dị nguyên: khói, bụi, ô nhiễm, phấn hoa, lông động vật… có khả năng gây ra các phản ứng dị ứng, làm trầm trọng hơn bệnh tổ đỉa. Khi bắt buộc phải tiếp xúc với chúng, bạn có thể đeo khẩu trang, hoặc mặc trang phục bảo hộ lao động để bảo vệ vùng da bị bệnh. Thực phẩm cay, nóng: ớt, tiêu, sa tế… khi tiếp xúc với môi có thể gây đau, xót, kích thích các triệu chứng của bệnh tổ đỉa ở môi. Người bị bệnh tổ đỉa nên hạn chế tiếp xúc, ăn các loại thực phẩm này. Vệ sinh sạch sẽ Vệ sinh sạch sẽ vùng môi bị bệnh mỗi ngày giúp loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn… bám trên da. Người bệnh nên tắm rửa, rửa mặt hằng ngày với loại sữa rửa mặt dịu nhẹ, an toàn, có pH phù hợp với làn da để hạn chế tình trạng kích ứng. Hoặc bạn có thể rửa mặt hằng ngày với nước muối loãng hoặc nước lá trà xanh đều rất hiệu quả. Bên cạnh đó, đảm bảo môi trường sống trong lành, thoáng mát cũng làm tăng chất lượng không khí, ngăn ngừa vi khuẩn, bào tử nấm hình thành và phát triển. Từ đó, giúp người bệnh chủ động phòng ngừa tổ đỉa lan rộng, bội nhiễm. Chườm lạnh để giảm ngứa Chườm lạnh là phương pháp giảm ngứa đơn giản và an toàn tại nhà cho bệnh nhân tổ đỉa ở môi. Lạnh làm ức chế dây thần kinh cảm giác ở môi, hạn chế dẫn truyền cảm giác ngứa, nhờ đó giúp làm giảm khó chịu cho bệnh nhân. Chăm sóc da môi hằng ngày Người bệnh tổ đỉa ở môi cần duy trì thói quen chăm sóc da môi hằng ngày, vừa giúp cải thiện tình trạng khô, tróc mảng da môi, vừa làm giảm tình trạng ngứa ngáy. Theo đó, bạn có thể sử dụng các loại mỡ bôi trơn như Vaseline, dầu khoáng… giúp giữ ẩm cho môi. Đây cũng là biện pháp ngăn ngừa sự xâm nhập và gây hại từ môi trường bên ngoài đến vùng da bị tổ đỉa. Thay đổi chế độ ăn uống Ngoài việc thực hiện các biện pháp điều trị bệnh phù hợp, người bệnh nên chủ động xây dựng và duy trì chế độ ăn uống hợp lý. Ngoài việc ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, người bệnh nên bổ sung thêm: Thực phẩm giàu Vitamin A: giúp tăng cường hoạt động của tế bào Lympho. tăng sức đề kháng, hạn chế các phản ứng viêm. Một số thực phẩm giàu vitamin A như: đu đủ, rau diếp, ớt chuông, dầu cá… Thực phẩm giàu Vitamin C: giúp kháng Histamin, tăng cường sức đề kháng, là tiền chất cấu tạo nên Collagen giúp phục hồi vùng da bị tổn thương. Có thể kể tên một vài loại thực phẩm giàu Vitamin C: chanh, cam, quýt, ổi… Thực phẩm giàu Kẽm: có chứa trong gan lợn, thịt bò, các loại hạt, ngũ cốc… Kẽm là nguyên tố vi lượng đóng vai trò quan trọng trong hình thành hệ thống miễn dịch, tăng sinh mô tế bào, giúp làm lành nhanh tổn thương môi do tổ đỉa. Uống nhiều nước: Bệnh nhân nên uống đủ từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày. Một số thực phẩm dễ gây dị ứng mà người bệnh tổ đỉa ở môi nên tránh là: Các loại hải sản: Các Protein lạ và chất Trimethylamin có trong các loại hải sản như tôm, cua, nghêu, sò, bạch tuộc… là những tác nhân gây ra cảm giác ngứa ngáy, kích ứng trên các vùng da bị tổ đỉa. Gia vị cay nóng: Như đã nhắc đến ở trên, các thực phẩm cay nóng dễ làm kích ứng môi khi tiếp xúc. Khi vào cơ thể, các loại gia vị này làm tích tụ chất độc trong gan, thận, khiến cơ thể bốc hỏa, nổi mụn, tăng cảm giác ngứa ngáy. Thực phẩm giàu chất đạm: da gà, thịt chó, nhộng tằm có thể làm tăng phản ứng viêm, nặng hơn tình trạng tổ đỉa. Thực phẩm nhiều đường, thức ăn sẵn nhiều dầu mỡ. Các chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá, cafe… Thiết lập thói quen sinh hoạt lành mạnh Bệnh nhân tổ đỉa ở môi cũng cần lưu ý một số vấn đề trong sinh hoạt hằng ngày như: Không được gãi hoặc nặn các mụn nước để tránh nguy cơ nhiễm trùng và lan rộng. Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định, tránh tự ý mua và sử dụng có thể gây tác hại với sức khỏe. Thăm khám định kì nhằm kiểm soát tình trạng bệnh, nhanh chóng điều trị triệt để bệnh tổ đỉa ở môi. Tập thể dục, thể thao thường xuyên giúp tăng cường sức đề kháng, hạn chế tái phát bệnh. ☛ Tham khảo chi tiết hơn: Bị tổ đỉa cần kiêng những gì? Sử dụng thuốc Tây Y theo chỉ định của bác sĩ Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, các triệu chứng gặp phải mà các bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc phù hợp. Có thể kể đến một số loại thuốc trị tỏ đỉa ở môi được dùng hiện nay như: Thuốc sát khuẩn, khử trùng Thuốc sát trùng giúp tiêu diệt vi khuẩn bám trên da, nhờ đó ngăn ngừa tổ đỉa tiến triển hoặc gây ra bội nhiễm. Các dung dịch sát khuẩn thường dùng là: cồn 90 độ, dung dịch Methyl đỏ, nước muối sinh lý… Thuốc kháng Histamin Thuốc kháng Histamin giúp ức chế hình thành Histamin nội sinh, vốn là tác nhân gây ra các phản ứng viêm, nổi mụn nước, ngứa ngáy ở bệnh nhân tổ đỉa. Nhờ đó, thuốc giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh tổ đỉa. Thuốc bôi ngoài da Corticoid Corticoid thường được kê đơn trong trường hợp tổ đỉa nặng, khi các biện pháp khác không kiểm soát được triệu chứng bệnh. Thuốc giúp làm lặn nhanh các mụn nước, giảm nhanh tình trạng ngứa ngáy. Hiện nay một số Coricoid thường được kê đơn như: Bethamethson, Prednisolon… Corticoid là nhóm thuốc có thể gây nhiều tác dụng phụ nên cần được dùng dưới sự theo dõi và kiểm soát chặt chẽ của bác sĩ. Với bệnh nhân tổ đỉa ở môi, Corticoid có thể làm mỏng da, teo da, khô da, gây cảm giác ngứa rát, thậm chí làm nặng hơn tình trạng bệnh. Thuốc kháng sinh Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh khi kết quả chẩn đoán, xét nghiệm lâm sàng cho thấy bệnh nhân bị tổ đỉa có kèm theo bội nhiễm. ☛ Có thể bạn quan tâm: Thuốc trị tổ đỉa loại nào tốt? Việc sử dụng thuốc Tây Y có tồn tại nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Với một số người có làn da nhạy cảm, thuốc Tây Y có thể gây kích ứng da, làm bệnh nặng hơn. Lúc này, bệnh nhân nên tham khảo kem bôi Sodermix – trị tổ đỉa vừa an toàn và lành tính, vừa đảm bảo hiệu quả trị bệnh. Kem bôi Sodermix – liệu pháp đẩy lùi tổ đỉa ở môi hiệu quả Sodermix Cream được nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp và là liệu pháp chữa tổ đỉa ở môi hoàn toàn không chứa Corticoid, an toàn và lành tính với môi. Sản phẩm được chiết xuất hoàn toàn từ các thành phần từ thiên nhiên nên rất an toàn với cả phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, người có cơ địa da nhạy cảm. Sodermix là dòng sản phẩm đầu tiên và duy nhất trên thị trường chứa enzym SOD – chiết xuất từ cà chua xanh. Enzym này được các chuyên gia đánh giá là có khả năng trung hòa các gốc tự do – nguyên nhân chính gây ra các bệnh viêm, ngứa do tổ đỉa ở môi. Ngoài ra, sản phẩm còn chứa dầu quả bơ, dầu khoáng… giúp làm mềm, tránh tình trạng bong tróc, hỗ trợ tái tạo và phục hồi da môi. Nghiên cứu lâm sàng chứng minh hiệu quả trị bệnh viêm da cơ địa của Sodermix cho thấy: sau 3 tuần sử dụng, có đến 93,1% bệnh nhân thuyên giảm hoàn toàn. Một nghiên cứu khác thực hiện bởi Hiệp hội Da liễu Croatica đã chứng minh: kem Sodermix vừa kéo dài thời gian khởi phát cơn ngứa, đồng thời làm giảm thời gian ngứa và mức độ ngứa rất hiệu quả. “BẤM VÀO ĐÂY” để đặt mua sản phẩm Sodermix giao hàng tận nhà vui lòng Ngoài ra, bạn có thể tìm mua kem bôi sodermix tại các nhà thuốc trên toàn quốc, địa chỉ xem chi tiết “TẠI ĐÂY” Lời kết Tổ đỉa ở môi không phải bệnh lý nguy hiểm nhưng đòi hỏi bệnh nhân cần kiên trì điều trị kết hợp với chế độ chăm sóc thích hợp. Trên đây là toàn bộ thông tin về tình trạng tổ đỉa ở môi, rất mong đem lại những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu nhận thấy bất kì dấu hiệu bất thường nào ở môi, hãy tham khám bác sĩ sớm nhất để có phương án điều trị phù hợp, nhanh chóng xóa bỏ nỗi lo tổ đỉa. Tài liệu tham khảo: https://medlineplus.gov/ency/article/000832.htm https://www.healthline.com/health/dyshidrotic-eczema https://syt.bacgiang.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc/-/asset_publisher/6CWBO9WiZqsQ/content/benh-to-ia-la-gi-co-lay-khong-trieu-chung-va-cach-chua-tri http://soytehaiphong.gov.vn/soytehpg/1283/30607/58812/348297/Y-hoc-co-truyen/Benh-to-dia-la-gi–Nguyen-nhan–trieu-chung-va-cach-chua.aspx Chia sẻ

Á sừng móng tay - Hiếm gặp nhưng phiền phức!

Móng tay là bộ phận có tác dụng bảo vệ các đầu ngón tay. Vì vậy, nhiều bệnh nhân lo lắng khi phát hiện móng tay có thể đang bị bệnh á sừng – một tình trạng bệnh lý viêm da phổ biến nhưng lại ít xảy ra ở móng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin tổng quan về bệnh á sừng móng tay. Cùng theo dõi nhé! Mục lụcThế nào là á sừng móng tay?Đâu là nguyên nhân gây á sừng móng tay?Triệu chứng nhận biết bệnh á sừng móng tayÁ sừng móng tay có nguy hiểm không?Khi nào bệnh nhân nên đi khám bác sĩ?Phương pháp cải thiện bệnh á sừng móng tayThay đổi thói quen sinh hoạtMẹo dân gian chữa bệnh á sừng móng taySử dụng thuốc Tây Y theo chỉ định của bác sĩKem bôi Sodermix – liệu pháp đẩy lùi á sừng móng tay hiệu quả Thế nào là á sừng móng tay? Á sừng (Dermatitis plantaris sicca) thuộc nhóm bệnh lý viêm da cơ địa, là hiện tượng lớp sừng trên bề mặt da chuyển hóa dở dang, chưa hoàn thiện. Các tế bào sừng chưa hoàn thiện, còn sót lại phần nhân và nguyên sinh chưa chuyển hóa, chưa hoàn toàn thành sừng. Khi mắc bệnh á sừng móng tay, móng mới sinh ra còn non, yếu, không đủ độ cứng để bảo vệ các đầu ngón tay. Thậm chí, chúng còn dễ bị viêm nhiễm gây sưng phù, đau nhức. Hình ảnh minh họa á sừng móng tay Bệnh thường phát triển mạnh hơn vào mùa đông, khi thời tiết hanh khô, độ ẩm và nhiệt độ xuống thấp. Đồng thời, thói quen uống ít nước vào mùa đông của người bệnh khiến làn da bị khô, yếu đi, tạo điều kiện thuận lợi để bệnh á sừng hình thành và phát triển. Tuy vậy, các mùa khác trong năm cũng có thể gặp bệnh lý này. Bệnh á sừng móng tay có thể gặp ở mọi đối tượng, tái phát theo chu kì hoặc khi gặp điều kiện thích hợp. Bệnh có thể gây nhiều hệ lụy nghiêm trọng khi không được chữa trị kịp thời. Tìm hiểu thêm tại: Bệnh á sừng – Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị Để nhận tư vấn về bệnh từ chuyên gia ngay tại nhà, bạn có thể kết nối Zalo TẠI ĐÂYhoặc gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 Đâu là nguyên nhân gây á sừng móng tay? Đến nay, y học vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh á sừng móng tay. Tuy nhiên, người ta đã tìm ra các nguyên nhân có liên quan và có khả năng làm tăng nguy cơ khởi phát bệnh, đó là: Di truyền: Theo thống kê, có 45% số người mắc bệnh á sừng là do di truyền từ bố mẹ. Vì vậy, bệnh á sừng thường do yếu tố gen bẩm sinh. Do cơ địa nhạy cảm: Cơ địa dị ứng với các hóa chất như xà phòng, chất tẩy rửa… hoặc dị ứng khi tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên như khói bụi, lông động vật… cũng là nguyên nhân làm tăng tỉ lệ mắc bệnh á sừng. Tiết nhiều mồ hôi: Với một số người bị mồ hôi tay, tay luôn thay đổi liên tục giữa tình trạng ẩm ướt, khô ráo lặp đi lặp lại, khiến hàng rào bảo vệ da mất đi cân bằng, lâu dần làm bệnh á sừng bùng phát. Rối loạn nội tiết tố: Tình trạng này thường thấy ở phụ nữ sau sinh, thanh thiếu niên tuổi dậy thì, phụ nữ tiền mãn kinh… Nội tiết tố thay đổi đột ngột khiến quá trình hình thành móng mới bị ảnh hưởng, gây bệnh á sừng. Thiếu hụt dinh dưỡng: Các vitamin A, E, C, D đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng sinh tế bào sừng móng tay. Thiếu hụt các vitamin này khiến móng yếu đi, suy giảm chức năng bảo vệ, tăng nguy cơ mắc bệnh á sừng. Triệu chứng nhận biết bệnh á sừng móng tay Để nhận biết bệnh á sừng móng tay, người bệnh có thể dựa vào những triệu chứng sau đây: Thay đổi màu sắc móng: Xung quanh đầu móng tay xuất hiện những đốm mụn nhỏ li ti, móng tay chuyển dần sang màu vàng. Cảm giác ngứa ngáy: Ngứa ngáy dữ dội và thường xuyên xảy ra ở vùng tay dưới móng. Khô, phồng rộp vùng da dưới móng: Khi sờ vào vùng da dưới móng, bạn sẽ thấy tình trạng khô cứng, sần sùi. Tình trạng này kéo dài còn có thể khiến da nứt toác, rướm máu gay đau cho bệnh nhân. Da bong tróc ra từng mảng, để lộ lớp da non màu hồng bên trong. Suy nhược cơ thể: Á sừng móng tay gây đau rát, ngứa ngáy, kết hợp với áp lực tâm lý khiến người bệnh lo lắng, mất ăn mất ngủ. Lâu dài, bệnh á sừng ngoài da có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của người bệnh Nếu xuất hiện các triệu chứng này, người bệnh nên tới khám tại các cơ sở y tế hoặc nhận tư vấn trực tiếp về bệnh từ chuyên gia thông qua Zalo TẠI ĐÂYhay gọi đến tổng đài miễn cước 1800.6225 Vùng da xung quanh móng bị khô, phồng rộp ☛  Có thể bạn quan tâm: Dấu hiệu nhận biết á sừng ở các vị trí Á sừng móng tay có nguy hiểm không? Các chuyên gia da liễu cho biết, á sừng móng tay là tình trạng viêm da lành tính, không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy vậy, bệnh gây đau rát, ngứa ngáy kèm theo tróc vảy da xung quanh móng lại khiến người bệnh gặp khó khăn trong sinh hoạt và cuộc sống hằng ngày. Á sừng đi kèm triệu chứng móng tay bị biến dạng, thay đổi màu sắc móng có thể làm người bệnh tự ti, e ngại trong giao tiếp hằng ngày. Ngoài ra, trong một số trường hợp không được điều trị kịp thời hoặc chăm sóc không đúng cách, á sừng móng tay có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như: Nhiễm trùng, nhiễm nấm: Tổn thương do da bị trầy xước, nứt toác, chảy máu tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật tấn công và gây viêm nhiễm. Nếu không được chẩn đoán và xử lý kịp thời, bệnh nhân có thể phải đổi mặt với nguy cơ nhiễm trùng máu rất nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Lở loét trên diện rộng: Á sừng móng không được kiểm soát sớm có nguy cơ lan rộng trên cả cơ thể. Biến dạng móng tay: Á sừng móng tay nghiêm trọng có thể làm móng trở nên xù xì, biến dạng không phục hồi. Vì thế, cần chú ý thận trọng trong quá trình điều trị bệnh, tránh xảy ra các biến chứng như trên. Để nhận tư vấn tình trạng cụ thể bởi chuyên gia, bạn hãy liên hệ Zalo 0862.241.650 hoặc tổng đài miễn cước 1800.6225. Hình ảnh biến dạng móng tay do á sừng Khi nào bệnh nhân nên đi khám bác sĩ? Nếu nhận thấy những dấu hiệu bất thường sau, bệnh nhân nên đi khám ngay để có phương án điều trị á sừng móng tay kịp thời: Khi vừa có biểu hiện của bệnh á sừng móng tay. Á sừng móng tay gây ngứa, rát làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Á sừng móng tay không cải thiện với các biện pháp đang sử dụng. Á sừng móng tay có kèm bội nhiễm. Phương pháp cải thiện bệnh á sừng móng tay Đến nay, người ta vẫn chưa tìm ra phương pháp trị dứt điểm bệnh á sừng. Các biện pháp cải thiện bệnh á sừng chủ yếu xoay quanh việc điều trị triệu chứng bệnh, kết hợp các phương pháp giảm ngứa tại nhà và thay đổi thói quen sinh hoạt giúp phòng ngừa bệnh tái phát, giảm khó chịu cho bệnh nhân. Thay đổi thói quen sinh hoạt Để phòng ngừa bệnh á sừng tái phát và tiến triển, bệnh nhân nên thiết lập một số thói quen sinh hoạt lành mạnh như: Hạn chế tiếp xúc: Nước, hóa chất, chất tẩy rửa mạnh… là những tác nhân gây tổn thương, bong tróc, dị ứng, làm nặng thêm bệnh á sừng. Vì thế, người bệnh nên tránh tiếp xúc trực tiếp với các chất này hoặc có thể dùng găng tay để bảo vệ. Ưu tiên sử dụng: Bạn nên lựa chọn những sản phẩm có tính chất dịu nhẹ, lành tính, giúp đảm bảo an toàn cho móng, da tay khi sử dụng. Chăm sóc móng tay: Vệ sinh, cắt móng tay định kỳ, một lớp kem dưỡng ẩm da tay hằng ngày là những thói quen tốt giúp người bệnh chủ động bảo vệ móng tay bị tổn thương khỏi vi khuẩn gây bệnh và tác động từ môi trường, thời tiết. Điều chỉnh chế độ ăn: Không chỉ bổ sung đủ các chất dinh dưỡng trong thực đơn hằng ngày, bệnh nhân á sừng móng tay nên bổ sung thêm các Vitamin nhóm A, C, E… giúp hỗ trợ quá trình hình thành móng mới và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Tập luyện hằng ngày: Các bài tâp nhẹ nhàng, đề đặn mỗi ngày giúp cải thiện thể chất, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, phòng ngừa bội nhiễm. Thăm khám định kì. Ngoài ra, nếu bạn đang bị á sừng móng tay, bạn cần tránh những hoạt động gây hại cho móng như ma sát mạnh, sử dụng sơn móng tay… kết hợp với tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ để bệnh nhanh khỏi. Mẹo dân gian chữa bệnh á sừng móng tay Các thảo dược thiên nhiên an toàn, lành tính có chứa dược tính sát khuẩn tự nhiên nên được rất nhiều người sử dụng để chữa á sừng. Trường hợp bị á sừng nhẹ và vừa, bệnh nhân có thể tìm đến các phương pháp dân gian này giúp giảm bớt triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Chữa á sừng bằng lá lốt Nghiên cứu cho thấy, lá lốt có chứa một số kháng sinh tự nhiên, giúp tiêu diệt vi sinh vật gây hại nên được dùng phổ biến nhằm cải thiện triệu chứng bệnh á sừng móng tay. Bạn chỉ cần ngâm, rửa tay với nước lá lốt mỗi ngày giúp giảm đau, giảm ngứa ở vùng móng bị á sừng nhanh chóng. Để nhận hỗ trợ về cách áp dụng mẹo dân gian trị á sừng móng tay, bạn có thể kết nối với Zalo chuyên gia TẠI ĐÂYhoặc gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được giải đáp nhanh nhất. Trị á sừng móng tay với lá trầu không Lá trầu không vị cay, tính ấm, có chứa rất nhiều tinh dầu có khả năng sát khuẩn tự nhiên. Bạn có thể nấu nước với một vài lá trầu không để ngâm, rửa tay hoặc đắp trực tiếp lá trầu không được giã nát lên ngón tay bị á sừng. Bệnh nhân á sừng móng tay áp dụng phương pháp này thường xuyên có thể giúp kháng viêm, giảm đau hiệu quả. Lá chè xanh giảm ngứa Lá trà xanh có chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa. Nhờ đó, lá trà xanh được ứng dụng để sát khuẩn cho vùng da, móng tay bị á sừng. Cách thực hiện rất đơn giản, người bệnh chỉ cần ngâm tay với nước lá trà xanh 20 phút mỗi ngày. Ngoài ra, là trà xanh còn chứa nhiều loại Vitamin và khoáng chất, giúp tăng cường sức khỏe cho da, kích thích quá trình phục hồi móng tay. Các phương pháp dân gian có nguồn gốc từ thiên nhiên nến rất an toàn, lành tính. Tuy vậy, các cách này chỉ là biện pháp hỗ trợ làm giảm các triệu chứng á sừng, giảm bớt khó chịu cho bệnh nhân mà không chữa khỏi hoàn toàn bệnh. Vì vậy, song song với các phương pháp dân gian, bệnh nhân vẫn cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. Sử dụng thuốc Tây Y theo chỉ định của bác sĩ Bác sĩ sẽ chị định một số thuốc Tây Y giúp giảm nhanh triệu chứng khó chịu của bệnh. Với bệnh á sừng móng tay, thuốc Tây Y thường được sử dụng là thuốc bôi và thuốc uống. Có thể kể đến: Thuốc bôi Salicylates 5% Được dùng bôi ở vùng da xung quanh móng, giúp ức chế quá trình sừng hóa ngoài da, làm mềm da, thấm sâu vào lớp biểu bì giúp kích thích quá trình tạo móng trở lại bình thường. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng sát khuẩn, ngăn ngừa vi khuẩn gây viêm nhiễm tại nơi bị á sừng. Thuốc kháng Histamin Thuốc có công dụng ngăn ngừa sự hình thành Histamin- chất trung gian tế bào gây viêm, từ đó giảm thiểu sự tác động của các tác nhân gây dị ứng, giảm triệu chứng bệnh á sừng móng. Một số thuốc kháng Histamin được sử dụng như Promethazin, Clorpheniramin, Diphenhydramin… Mặc dù đem lại tác dụng giảm các triệu chứng ngứa ngáy, đau, tróc vảy… nhanh chóng, nhưng thuốc kháng Histamin có rất nhiều tác dụng phụ như chóng mặt, buồn ngủ… Khi dùng thuốc, bệnh nhân cần nghỉ ngơi và tránh các công việc cần tập trung cao độ như lái xe, học tâp, làm việc… Glucocorticoid Với những bệnh nhân bị á sừng móng tay nặng, bác sĩ sẽ chỉ định nhóm thuốc Corticoid giúp giảm ngứa, làm dịu da nhanh chóng, ức chế quá trình sừng hóa và bong da, biến dạng móng tay. Một số thuốc thuộc nhóm Corticoid trị á sừng móng tay như: Fexofenadin, Prednisolon… Glucocorticoid cần được sử dụng dưới sự chỉ định và theo dõi chặt chẽ của bác sĩ. Thuốc kháng sinh và điều hòa hệ miễn dịch Một số thuốc như pimeccromimus, tacrolimus… giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, hỗ trợ quá trình tiêu diêt nguyên nhân gây bệnh và ngăn ngừa bội nhiễm. Khi dùng thuốc Tây Y, bệnh nhân cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý đổi liều dùng, đổi thuốc, ngừng thuốc hoặc kết hợp thêm các thuốc khác. Nếu nhận thấy bất kì dấu hiệu bất thường nào liên quan đến việc dùng thuốc, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị để nhận được phương án giải quyết thích hợp. Để nhận tư vấn nhanh về cách dùng thuốc trị á sừng hiệu quả, bạn có thể kết nối Zalo chuyên gia TẠI ĐÂYhoặc gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được hướng dẫn, giải đáp tận tình Sử dụng thuốc Tây Y mặc dù giúp kiểm soát nhanh triệu chứng bệnh nhưng lại tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Với người bệnh á sừng cần điều trị lâu dài, các chuyên gia khuyên bệnh nhân nên tìm đến các phương pháp trị bệnh khác, vừa an toàn, vừa đảm bảo hiệu quả điều trị, giảm thời gian sử dụng Corticoid, điển hình như kem bôi Sodermix. Kem bôi Sodermix – liệu pháp đẩy lùi á sừng móng tay hiệu quả Sodermix Cream là liệu pháp đẩy lùi á sừng móng tay với ưu điểm vượt trội là hoàn toàn không chứa Corticoid. Sản phẩm được nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp, hiện đã có mặt tại hơn 100 quốc gia khác nhau trên thế giới. Sodermix được chiết xuất hoàn toàn từ các thành phần từ thiên nhiên nên rất an toàn với làn da phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, người có cơ địa da nhạy cảm… Là dòng sản phẩm đầu tiên và duy nhất trên thị trường có chứa enzym SOD – chiết xuất từ cà chua xanh châu Âu. Đây là loại enzym có khả năng trung hòa các gốc tự do – nguyên nhân chính gây ra các bệnh viêm da, ngứa ngoài da, á sừng, tổ đỉa. Ngoài ra, sản phẩm còn chứa các thành phần như dầu quả bơ, dầu khoáng… giúp làm mềm vùng da xung quanh móng, tránh tình trạng bong tróc, hỗ trợ tái tạo và phục hồi móng tay. Kem bôi Sodermix là một trong số ít sản phẩm trên thị trường hiện nay đã được chứng minh hiệu quả trị bệnh viêm da cơ địa bằng các nghiên cứu lâm sàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy: sau 3 tuần sử dụng, có đến 93,1% bệnh nhân thuyên giảm hoàn toàn, cao hơn rất nhiều so với nhóm không dùng sản phẩm. Sodermix có khả năng kháng viêm, chống khuẩn mạnh mẽ, làm dịu nhanh cơn ngứa, cung cấp độ ẩm cho da, giúp da trở nên mềm mại hơn, không còn bong tróc, nứt nẻ. Đặc biệt, Sodermix có khả năng ngăn ngừa tình trạng bệnh tái phát khi dùng đủ liệu trình từ 2-3 tháng. Bạn có thể tìm mua sản phẩm kem bôi Sodermix tại các nhà thuốc trên toàn quốc, xem địa chỉ “TẠI ĐÂY” Hoặc “BẤM VÀO ĐÂY” để đặt mua online giao hàng tận nhà. Lời kết Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh á sừng móng tay. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp các kiến thức hữu ích, giúp bạn hiểu được nguyên nhân cũng như cách phòng ngừa và điều trị bệnh của căn bệnh này. Nếu bạn còn câu hỏi về bệnh á sừng móng tay, hãy kết nối với Zalo chuyên gia theo số điện thoại 0862.241.650 hoặc gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được giải đáp tận tình và nhanh chóng nhất. Tài liệu tham khảo: https://www.healthline.com/health/hyperkeratosis#types https://vienyduocdantoc.org.vn/benh-a-sung.html https://syt.bacgiang.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc/-/asset_publisher/6CWBO9WiZqsQ/content/benh-a-sung-nguyen-nhan-trieu-chung-cach-ieu-tri https://suckhoedoisong.vn/mong-tay-cung-mac-benh-169132367.htm Chia sẻ

Tổ đỉa ở trẻ em nguyên nhân từ đâu điều trị thế nào?

Bệnh tổ đỉa là bệnh lý phổ biến ở trẻ em. Nếu không điều trị đúng cách, bệnh kéo dài dai dẳng có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bé. Tuy vậy, nhiều phụ huynh vẫn còn khá bối rối khi tìm hiểu thông tin cũng như cách chăm sóc trẻ khi mắc bệnh tổ đỉa. Bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin về bệnh tổ đỉa ở trẻ em để bố mẹ có cách chăm sóc và cách điều trị tốt nhất. Mục lụcTổ đỉa ở trẻ em là bệnh gì?Tổ đỉa ở trẻ nhỏ do đâu?Dấu hiệu nhận biết tổ đỉa ở trẻ emBệnh tổ đỉa ở trẻ em có lây không? Có nguy hiểm không?Bố mẹ cần làm gì khi con bị tổ đỉa?Hạn chế tiếp xúcGiữ vệ sinhChế độ ăn uống hợp lýĐưa con đi khám bác sĩChữa tổ đỉa ở trẻ em bằng cách nào?Sử dụng bài thuốc dân gian trị tổ đỉa cho trẻTrị bệnh tổ đỉa ở trẻ em bằng thuốc Tây YKem bôi Sodermix – giúp đẩy lùi bệnh tổ đỉa an toàn, nhanh chóng Tổ đỉa ở trẻ em là bệnh gì? Bệnh tổ đỉa ở trẻ em là một dạng đặc biệt của bệnh chàm – Eczema, đặc trưng bởi tình trạng nổi mụn nước khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu. Với trẻ nhỏ, bệnh thường gặp nhiều hơn ở lứa tuổi từ 6 tháng đến 6 tuổi. Tổ đỉa thường kéo dài dai dẳng, khó điều trị và có nguy cơ tái phát rất cao, về lâu dài dễ gây các hệ lụy nghiêm trọng đối với sức khỏe của trẻ. Vì vậy, nếu nghi ngờ con mình bị mắc tổ đỉa, phụ huynh cần đưa ngay con đi khám ở cơ sở y tế gần nhất để có phương án điều trị sớm, tránh để lâu dài bệnh dễ tiến triển và gây nhiều biến chứng. ☛ Chi tiết tham khảo thêm tại: Tồng hợp thông tin bệnh tổ đỉa Tổ đỉa ở trẻ nhỏ do đâu? Có nhiều nguyên nhân được xác định gây ra bệnh tổ đỉa ở trẻ nhỏ: Di truyền: Bệnh tổ đỉa có tính di truyền qua các thế hệ. Theo các chuyên gia, có đến 8% các bé sinh ra mắc bệnh tổ đỉa do mẹ đã mắc phải bệnh này. Nếu cả bố và mẹ cùng mắc, trẻ có nguy cơ mắc bệnh lên tới 41%. Trẻ có cơ địa nhạy cảm: Da trẻ nhạy cảm với các yếu tố kích thích như môi trường, chất tẩy rửa… tạo thành phản ứng quả mẫn cảm gây ra bệnh. Đây cũng là nguyên nhân khởi phát các bệnh da liễu khác như: á sừng, viêm da cơ địa… Dị ứng thời tiết: Thời tiết giao mùa, môi trường hanh khô hay không khí ẩm mốc là môi trường lý tưởng để vi khuẩn cũng như các loại vi sinh vật phát triển, gây nên bệnh tổ đỉa. Một số bé có cơ địa dễ dị ứng có nguy cơ mắc bệnh tổ đỉa cao hơn và kéo dài hơn. Dị ứng thực phẩm: Các thực phẩm hầu như không phải là nguyên nhân gây trực tiếp nên bệnh tổ đỉa ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, với những trẻ có cơ địa dị ứng, những thực phẩm dễ gây kích ứng như hải sản, trứng, sữa, đậu nành… cũng có thể khiến trẻ mắc bệnh và làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh. Các nguyên nhân khác: Nếu trẻ bị nhiễm nấm, nhiễm trùng, dị ứng với thuốc, hoặc do cơ thể tiết quá nhiều mồ hôi cũng có thể là nguy cơ khiến trẻ dễ mắc bệnh tổ đỉa hơn. Dấu hiệu nhận biết tổ đỉa ở trẻ em Hình ảnh các triệu chứng tổ đỉa ở trẻ em Các triệu chứng bệnh tổ đỉa ở trẻ em không khác nhiều so với người lớn. Tùy vào tình trạng và thời gian mắc bệnh mà triệu chứng cũng thay đổi ở những mức độ khác nhau. Nhìn chung, trẻ em khi mắc bệnh tổ đỉa sẽ có một số triệu chứng điển hình sau đây: Nổi mụn nước: Các mụn li ti chứa dịch mủ, có kích thước 1-2 mm, màu trắng đục, mọc thành từng đám, nổi cộm trên da, bề mặt dày sừng và khó vỡ. Các mụn này tập trung ở bàn tay, bàn chân và các kẽ ngón tay, ngón chân. Sau một thời gian, các mụn nước này vỡ ra, khiến vùng da chuyển sang màu vàng đậm. Ngứa ngáy: Xung quanh vùng da mọc mụn xuất hiện vảy, sưng đỏ, gây ngứa ngáy khiến trẻ quấy khóc. Nhiều trẻ dùng tay cào gãi, gây sưng tấy, lở loét, tổn thương da. Việc dùng tay cào gãi có thể khiến bệnh có nguy cơ lan rộng và ngứa dữ dội hơn Nóng, sốt: Trẻ không được điều trị kịp thời khiến tình trạng kéo dài, trở nặng có thể gây hiện tượng nóng, sốt, nổi hạch tại vùng có mụn. Mụn nước màu trắng đục, sưng tấy: Đây rất có thể đây là dấu hiệu của bội nhiễm rất nguy hiểm. Các mẹ nếu như thấy cơ thể trẻ xuất hiện những triệu chứng như trên, cần đưa trẻ đi khám để xác định chính xác tình trạng bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp. Tránh để tình trạng kéo dài, bệnh trở nặng, ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Bệnh tổ đỉa ở trẻ em có lây không? Có nguy hiểm không? Bệnh tổ đỉa không phải bệnh truyền nhiễm, nên không lây từ người sang người. Tuy vậy, với đối tượng trẻ nhỏ không kiểm soát được phản xạ gãi ngứa có thể gây vỡ các mụn nước, lan rộng tổn thương, khiến bệnh lây lan sang các vùng da lành lân cận. ☛ Chi tiết tại bài viết: Tổ đỉa có lây không, lây qua đâu? Với người lớn, tổ đỉa được đánh giá là bệnh lý ngoài da không nguy hiểm, không đe dọa tính mạng. Nhưng điều này không hoàn toàn đúng ở trẻ em. Do lứa tuổi nhỏ chưa nhận thức được vấn đề, bé thường không kiểm soát được các hành động có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh như gãi ngứa, tiếp xúc chất bẩn, tác nhân gây bệnh… Vì thế, bệnh tổ đỉa tưởng chừng như đơn giản lại có thể gây nhiều tác động có hại cho trẻ như: Tổn thương da: Xảy ra khi bé gãi nhiều, gãi mạnh… Suy nhược cơ thể: Ngứa ngáy khó chịu làm trẻ quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú. Gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng tâm lý trẻ nhỏ: Mụn nước nổi trên da, các vết lở loét… có thể để lại sẹo tạm thời hoặc vĩnh viễn trên da khiến bé mất tự tin, e ngại trước bạn bè và những người xung quanh. Biến dạng móng tay, móng chân: Trong một vài trường hợp nặng, tổ đỉa có thể gây biến dạng móng tay, móng chân. Nguy cơ bội nhiễm: Bội nhiễm có thể xảy ra khi vùng da tổn thương do tổ đỉa bị vi khuẩn, nấm… xâm nhập. Bội nhiễm thường khó điều trị hơn, thậm chí dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng trên da như shock phản vệ, nhiễm trùng máu… gây nguy hiểm tính mạng. Bố mẹ cần làm gì khi con bị tổ đỉa? Khi chăm sóc cho trẻ bị tổ đỉa, bố mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau đây: Hạn chế tiếp xúc Làn da trẻ em vốn dĩ nhạy cảm, khi mắc bệnh, các vùng da có mụn càng yếu và mẫn cảm hơn. Vì vậy, bố mẹ cần lưu ý hạn chế cho trẻ tiếp xúc với một số yếu tố có thể là tác nhân gây bệnh ở trẻ như: xà phòng, chất tẩy rửa, phấn hoa, lông động vật, côn trùng, nguồn nước ô nhiễm… Bên cạnh đó, khi trẻ bọ mắc tổ đỉa, bố mẹ không nên cho trẻ mặc quần áo bó sát vào người, thay vào đó, phụ huynh nên lựa chọn quần áo vừa vặn, chất liệu thấm mồ hôi tốt, lưu ý giữ ấm vào mùa đông, thoáng mát vào mùa hè. Giữ vệ sinh Bố mẹ cũng cần giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh thân thể cho bé, sử dụng các sản phẩm vệ sinh chuyên biệt có tính an toàn, dịu nhẹ cho da. Nước tắm cho trẻ nên có độ ấm vừa phải để tránh tổn thương da. Khi tắm, phụ huynh nên tránh chà xát mạnh vào da để giảm tối thiểu tổn thương, tránh tình trạng bệnh thêm. Khi mắc bệnh tổ đỉa, trẻ thường hay cào gãi, vì vậy, phụ huynh cần cắt móng tay gọn gàng hoặc đeo bao tay cho trẻ. Bên cạnh đó, môi trường sống xung quanh các bé cũng cần phải vệ sinh, đảm bảo thoáng mát, tránh ẩm mốc để vi khuẩn không có cơ hội phát triển. Bố mẹ cũng nên lưu ý giữ vệ sinh quần áo, khăn mặt, đồ dùng cá nhân, đồ chơi… của trẻ bằng các dung dịch vệ sinh lành tính. Chế độ ăn uống hợp lý Trẻ cũng cần một chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý. Một số thực phẩm có thể gây dị ứng da, nặng thêm bệnh tổ đỉa như hải sản, thịt bò, trứng, sữa, đậu nành… nên hạn chế trong khẩu phần ăn của trẻ. Đồng thời, cần có sự thay thế phù hợp để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng cho trẻ. Các chuyên gi dinh dưỡng khuyên các bậc phụ huynh nên bổ sung thêm các loại rau củ quả tươi giàu Vitamin, chất xơ…để tăng cường sức đề kháng cho trẻ, đồng thời nhắc nhở bé uống đủ nước mỗi ngày. Đưa con đi khám bác sĩ Đưa trẻ đi khám định kì giúp phát hiện tình trạng bệnh sớm nhất và có biện pháp điều trị phù hợp. Với trẻ đã được chẩn đoán bệnh tổ đỉa, bố mẹ nên tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ, đồng thời đưa con tái khám ngay nếu nhân thấy: Tổ đỉa khiến bé bỏ ăn, bỏ bú, mất ngủ… Bệnh tổ đỉa gây các tổn thương trên da. Tổ đỉa không được kiểm soát bằng các biện pháp đang thực hiện. Tổ đỉa đi kèm bội nhiễm. Chữa tổ đỉa ở trẻ em bằng cách nào? So với người lớn, bệnh tổ đỉa ở trẻ thường kéo dài và khó điều trị hơn. Tùy theo mức độ nặng nhẹ khác nhau mà các biện pháp điều trị khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp trị bệnh tổ đỉa mà bố mẹ có thể tham khảo: Sử dụng bài thuốc dân gian trị tổ đỉa cho trẻ Các biện pháp dân gian từ lâu được coi là lành tính với các nguyên liệu từ thiên nhiên. Có thể kể đến như: Lá chè xanh giảm ngứa, làm dịu da Lá chè từ lâu được biết đến với công dụng làm dịu, chống viêm, giảm ngứa, se vết thương rất tốt. Các mẹ cần chuẩn bị một nắm lá chè xanh đun sôi cùng với nước, sau đó pha với nước sạch và tiến hành tắm cho trẻ. Nước lá chè xanh có mùi thơm mát. Các khoáng chất có trong lá chè xanh giúp làm tạo hàng rào bảo vệ da nên rất hiệu quả trong việc phòng và trị các bệnh ngoài da. Lá trầu không giúp loại bỏ tác nhân gây bệnh Lá trầu không chứa lượng lớn tinh dầu có tác dụng chống viêm, tiêu diệt vi khuẩn gây hại. Mẹ rửa sạch lá trầu không rồi vò hoặc giã nát, đem đun với nước sôi trong 10 phút. Nước lá trầu không dùng để ngâm những vùng da bị tổ đỉa cho trẻ khoảng 1-2 lần mỗi ngày. Phần bã có thể dùng đắp, xát lên phần da bị bệnh. Kiên trì thực hiện trong một thời gian, bệnh tổ đỉa của bé sẽ được cải thiện đáng kể. Sử dụng gừng tươi sát khuẩn, khử trùng Gừng vẫn được biết đến là chất sát khuẩn tự nhiên, được ứng dụng trong nhiều bài thuốc trị bệnh ngoài da, trong đó có tổ đỉa. Vói cách này, mẹ dùng gừng tươi rửa sạch rồi đem thái lát mỏng rồi cho vào nước đun sôi. Nước gừng sau khi để nguội dùng để tắm hoặc rửa các vùng da bị bệnh cho trẻ. Kiên trì rửa chân tay, tắm rửa với nước gừng tươi cho bé mỗi ngày làm giảm nhanh triệu chứng ngứa ngáy, sưng đỏ do bệnh gây ra. Đây cũng là một cách nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa cảm mạo cho trẻ. ☛ Tham khảo thêm: Chữa tổ đỉa bằng lá lốt có thực sự hiệu quả? Các phương thuốc dân gian đều có nguyên liệu từ tự nhiên, dễ kiếm, lành tính với da của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, các bài thuốc này chỉ đem lại hiệu quả khi bệnh mới phát triển ở giai đoạn đầu, cần sử dụng trong thời gian dài và chỉ có tác dụng hỗ trợ, không trị triệt để bệnh. Hiệu quả điều trị cũng tùy vào cơ địa mỗi người. Trị bệnh tổ đỉa ở trẻ em bằng thuốc Tây Y Nếu tình trạng tổ đỉa nặng, không được kiểm soát bằng các biện pháp tại nhà, bố mẹ nên cho trẻ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Dưới đây là một số thuốc Tây Y trị tổ đỉa được bác sĩ kê đơn: Dung dịch bôi ngoài da: Đối với các mụn mới nổi, các mẹ dùng cồn BSI hoặc hồ nước làm dịu gia, giảm viêm, giảm sưng đỏ. Các dung dịch này hoàn toàn an toàn với da của bé nên các mẹ có thể an tâm sử dụng. Các loại dung dịch ngâm rửa: Giúp tăng hiệu quả điều trị, làm sạch và làm dịu, giảm ngứa, làm khô các đốm mụn. Dung dịch thuốc tím Methyl hoặc Milian: Các bác sĩ sẽ có chỉ định dùng thuốc này khi tình trạng bệnh trở nặng hơn, các mụn chảy dịch, sưng tấy, lở loét, có thể xuất hiện bội nhiễm. Những dung dịch này giúp ức chế sự phát triển của các vi khuẩn, điều trị nhiễm khuẩn, điều trị bội nhiễm. Thuốc kháng sinh: Được dùng khi bệnh tổ đỉa có kèm theo bội nhiễm. Thuốc bôi Corticoid: Là sự lựa chọn cuối cùng khi các biện pháp trên không hiệu quả. Thuốc có tác dụng chống viêm mạnh, giảm nhanh đỏ, ngứa, nổi mụn li ti ở các vùng da tổ đỉa. Bạn nên sử dụng thuốc khi mụn đã tiêu, ngừng chảy dịch, da đã khô. Tuy nhiên, thuốc có chứa Corticoid có thể gây ra tác dụng phụ như teo da, giảm sắc tố, khô da, thậm chí hoại tử ở trẻ nếu sử dụng sai cách, thậm chí có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm nấm. Vì vậy, phụ huynh chỉ được dùng thuốc khi có sự hướng dẫn và giám sát của bác sĩ. ☛ Tham khảo chi tiết: Thuốc trị tổ đỉa nên chọn loại nào? Sử dụng thuốc Tây Y ở đối tượng trẻ nhỏ có thể gây nhiều tác dụng phụ có hại. Bố mẹ cần tìm một giải pháp trị tổ đỉa vừa nhanh chóng nhưng cũng phải an toàn cho bé. Và Sodermix Cream ra đời chính là giải đáp tháo gỡ khúc mắc này. Kem bôi Sodermix – giúp đẩy lùi bệnh tổ đỉa an toàn, nhanh chóng Sodermix cream là dòng kem chuyên biệt cho viêm da cơ địa, á sừng, tổ đỉa… Sản phẩm là liệu pháp không chứa Corticoid, đồng thời chiết xuất từ các thành phần thiên nhiên nên đặc biệt an toàn cho người sử dụng, kể cả với đối tượng trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh. Sodermix có chứa thành phần enzym SOD chiết xuất từ cà chua xanh châu Âu, có khả năng trung hòa các gốc tự do, giảm thiểu nguyên nhân gây ra tổ đỉa, loại bỏ các triệu chứng khó chịu, đặc biệt ở đối tượng trẻ nhỏ mà không hề gây tác dụng phụ. Sản phẩm còn chứa tinh dầu trái bơ giúp làm mềm da, tăng độ đàn hồi, phục hồi tổn thương da, trả lại sự mịn màng cho da bé. Một thử nghiệm lâm sàng được thực hiện ở Viện Nhi của Ukraina đã chứng minh hiệu quả trị bệnh viêm da cơ địa, tổ đỉa ở đối tượng trẻ nhỏ của kem Sodermix. Kết quả cho thấy, các bé bị viêm da cơ địa sau khi sử dụng Sodermix, mức độ tổn thương da giảm 85,7% sau 7 ngày, đồng thời tình trạng ngứa giảm đến 77,1% sau 4-5 ngày. Sodermix được nhiều bác sĩ bệnh viện lớn khuyên dùng như: Bệnh viện 108, bệnh viện da liễu TW, bệnh viện Nhi TW, bệnh viện da liễu thành phố, bệnh viện 103,… Để tìm nhà thuốc gần nhất có bán kem bôi Sodermix, vui lòng “CLICK VÀO ĐÂY” Hoặc “BẤM VÀO ĐÂY” để đặt mua Sodermix giao hàng thanh toán tại nhà với giá niêm yết 310.000đ/ tuýp Trên đây là những thông tin về bệnh tổ đỉa ở trẻ sơ sinh. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp các kiến thức hữu ích, giúp các bậc cha mẹ tìm ra nguyên nhân cũng như cách phòng ngừa và điều trị bệnh cho các bé nhà mình. Tài liệu tham khảo: https://medlineplus.gov/ency/article/000832.htm https://www.healthline.com/health/dyshidrotic-eczema https://syt.bacgiang.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc/-/asset_publisher/6CWBO9WiZqsQ/content/benh-to-ia-la-gi-co-lay-khong-trieu-chung-va-cach-chua-tri https://vienyduocdantoc.org.vn/benh-to-dia-o-tre-em.html Chia sẻ

Bị tổ đỉa sau sinh - lời khuyên của chuyên gia!

Bạn vừa sinh em bé nhưng lại bị chứng bệnh tổ đỉa tìm đến? Bạn lo lắng tổ đỉa sau sinh làm ảnh hưởng đến sữa mẹ, gây hại cho bé? Bạn đang phân vân không biết nên làm gì lúc này? Đừng lo lắng, bài viết sau đây sẽ đem đến những thông tin hữu ích nhất về căn bệnh tổ đỉa sau sinh. Cùng theo dõi nhé! Mục lụcTổ đỉa sau sinh là bệnh gì?Nguyên nhân dẫn đến mẹ bị bệnh tổ đỉa sau sinhBệnh tổ đỉa sau sinh có nguy hiểm không?Tổ đỉa sau sinh có nên cho con bú không?Khi nào người bệnh nên đi khám bác sĩ?Chăm sóc tổ đỉa sau sinh tại nhàVệ sinh sạch sẽHạn chế tiếp xúcChăm sóc daChế độ ăn uống lành mạnhThay đổi thói quen sinh hoạtPhương pháp cải thiện tổ đỉa sau sinhThuốc Tây Y trị tổ đỉa sau sinhChữa bệnh tổ đỉa sau sinh theo cách dân gianKem bôi Sodermix – giải pháp trị tổ đỉa an toàn, hiệu quả Tổ đỉa sau sinh là bệnh gì? Tổ đỉa (chàm tổ đỉa) là một dạng của viêm da cơ địa. Bệnh có đặc trưng là các mụn nước xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân, mu bàn tay, bàn chân, kẽ ngón tay, ngón chân… mọc thành từng đám. Khi bị bệnh, bệnh nhân thường có cảm giác ngứa ngáy, bứt rứt dưới da, từ đó kích thích cơ thể sinh ra các phản ứng cào gãi, ma sát để làm giảm khó chịu. Lâu dài, mụn nước vỡ ra gây chảy dịch, làm xẹp vùng da viêm nhiễm và để lại lớp vảy cứng rất dễ bong tróc trên da. Tổ đỉa là bệnh lý da liễu phổ biến hiện nay Bệnh tổ đỉa thường dai dẳng và dễ tái phát khi gặp các yếu tố thuận lợi như: môi trường, thời tiết, chất bẩn, nước bẩn… Với phụ nữ mới sinh, sức đề kháng suy giảm và tình trạng rối loạn nội tiết tố chính là những điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh tổ đỉa xâm nhập hoặc tái phát. Tùy theo tình trạng cơ địa và thể trạng từng người mà mức độ tiến triển của bệnh tổ đỉa khác nhau. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh lại đem đến rất nhiều phiền toái cho người bệnh, nhất là với đối tượng chị em phụ nữ sau khi sinh. Không chỉ làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt, thẩm mỹ mà còn có thể gây các tác hại đối với trẻ khi bú sữa mẹ. ☛ Tìm hiểu chi tiết hơn: Triệu chứng của tổ đỉa! Nguyên nhân dẫn đến mẹ bị bệnh tổ đỉa sau sinh Hiện nay, người ta vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh tổ đỉa. Tuy nhiên, đối với phụ nữ sau sinh, một số yếu tố được cho là có khả năng kích thích khởi phát bệnh tổ đỉa hoặc làm các triệu chứng trầm trọng hơn như: Yếu tố miễn dịch: Suy giảm hệ miễn dịch là hiện tượng phổ biến ở rất nhiều bà mẹ sau khi sinh con. Lúc chuyển dạ cơ thể mẹ tiêu hao rất nhiều máu, mồ hôi, sức lực để sinh con. Sau sinh, quan niệm kiêng cữ khắt khe như không được tắm, tránh gió, tránh ánh sáng, thực đơn chỉ có 1 – 2 món… khiến cơ thể mẹ bị thiếu dinh dưỡng, phục hồi chậm. Đây chính là cơ hội thích hợp cho vi khuẩn, virus xâm nhập gây bệnh tổ đỉa trên da. Di truyền: Một nghiên cứu đã chỉ ra, có đến 50% số người mắc bệnh tổ đỉa do di truyền. Vậy nên bạn không thể bỏ qua nguyên nhân này nếu như trong gia đình có người mắc bệnh tổ đỉa. Cơ địa dị ứng: Người bệnh sau khi sinh con khi tiếp xúc với các tác nhân dễ gây dị ứng như: hóa chất, phấn hoa, vi khuẩn, thời tiết… cũng có thể gây nên bệnh tổ đỉa. Môi trường sống: Với các mẹ sau sinh thực hiện chế độ kiêng cữ khắt khe như không tắm, tránh ánh sáng, ở trong phòng kín… rất dễ mắc bệnh tổ đỉa do nguyên nhân môi trường sống. Nhất là vào mùa xuân, hè, thời tiết nóng ẩm rất thuận lợi bùng phát bệnh tổ đỉa. Căng thẳng, stress sau sinh: Căng thẳng sau sinh ở nhiều bà mẹ khiến tâm lý không ổn định, suy giảm sức đề kháng, tạo điều kiện cho vi khuẩn trên da sinh sôi nảy nở hình thành bệnh tổ đỉa. Bệnh tổ đỉa sau sinh có nguy hiểm không? Bệnh tổ đỉa nói riêng và các bệnh viêm da cơ địa nói chung thường không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy vậy, bệnh lại gây khó chịu và đem đến nhiều phiền hà trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, nhất là với phụ nữ sau sinh và đang nuôi con nhỏ, đặc biệt với tổ đỉa là bệnh lý mãn tính, tái phát nhiều lần và rất khó trị dứt điểm. Tổ đỉa làm biến dạng móng tay gây mất thẩm mỹ Không dừng lại ở đó, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như: Mất thẩm mỹ Các nốt mụn nước nổi trên da vỡ ra hình thành các mảng da dày cứng, sần sùi và dễ bong tróc gây mất thẩm mỹ. Tình trạng này dễ khiến người bệnh cảm thấy tự ti, lo lắng, stress… vô tình làm nặng hơn tình trạng bệnh. Nhiễm trùng da Các cơn ngứa ngáy do tổ đỉa gây ra khiến người bệnh cào gãi, chà xát mạnh dễ làm vỡ các mụn nước, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Bội nhiễm xảy ra kèm theo các triệu chứng như mụn mủ, sưng hạch bạch huyết, sốt, nóng rát… Thậm chí trong một vài trường hợp nặng, bệnh có thể gây biến chứng nhiễm trùng máu, sốc phản vệ… đe dọa đến tính mạng. Tổ đỉa sau sinh có nên cho con bú không? Có nên cho con bú không là câu hỏi được rất sản phụ bị bệnh tổ đỉa quan tâm. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ nhưng việc cho con bú trong khi bị bệnh khiến đa số người mẹ lo ngại vì sợ lây cho con. Tổ đỉa không phải bệnh truyền nhiễm nên không làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ Tổ đỉa không phải bệnh truyền nhiễm nên không lây trực tiếp khi tiếp xúc từ người này sang người khác, nhưng lại có xu hướng lan rộng trên cơ thể người bệnh. Tổ đỉa không gây ảnh hưởng đến sữa mẹ, không làm giảm dinh dưỡng. Tuy nhiên việc có cho trẻ bú trực tiếp hay không cần xem xét vị trí tổ đỉa: Nếu mẹ bị tổ đỉa nhẹ ở các vùng như bàn tay, bàn chân… thì bạn có thể yên tâm cho bé bú sữa mẹ vì trẻ sơ sinh rất cần các chất dinh dưỡng từ sữa mẹ. Với những sản phụ bị tổ đỉa lây lan sang vùng ngực có thể khiến bé tiếp xúc với vùng da bị tổ đỉa. Việc này vừa khiến mẹ khó chịu, vừa có thể dẫn tới nguy cơ vỡ mụn nước gây bội nhiễm. Trong trường hợp này, mẹ nên hạn chế cho bé bú sữa trực tiếp hoặc thay thế bằng dùng dụng cụ vắt sữa riêng cho bé bú. Ngoài ra, với các sản phụ mới sinh đang sử dụng thuốc trị tổ đỉa, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về vấn đề có nên cho con bú. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể giảm liều, thay đổi thuốc hoặc sử dụng các biện pháp khác trị tổ đỉa tại nhà an toàn cho cả mẹ và bé. Tổ đỉa không có tính lây nhiễm nhưng lại có tính di truyền. Nếu chỉ bố hoặc mẹ bị tổ đỉa, tỉ lệ di truyền bệnh cho con là 8%. Nhưng nếu cả bố và mẹ cùng mắc tổ đỉa, khả năng di truyền cho bé có thể lên đến 47%. ☛  Có thể mẹ quan tâm: Tổ đỉa ở trẻ sơ sinh Khi nào người bệnh nên đi khám bác sĩ? Nếu nhận thấy các dấu hiệu sau, sản phụ nên đi khám bác sĩ để tránh bệnh tiến triển gây hậu quả nghiêm trọng: Tổ đỉa làm bệnh nhân ngứa nhiều mất ngủ, stress nặng… Tổ đỉa có kèm dấu hiệu bội nhiễm: dịch rỉ vàng, lở loét… Bị tổ đỉa lan sang vú gây ảnh hưởng trẻ bú sữa Chăm sóc tổ đỉa sau sinh tại nhà Chăm sóc sức khỏe tại nhà là tiền đề giúp hạn chế lây lan, tái phát bệnh tổ đỉa ở phụ nữ sau sinh. Các biện pháp chăm sóc tại nhà mà sản phụ cần lưu ý như sau: Vệ sinh sạch sẽ Vệ sinh sạch sẽ cơ thể giúp hạn chế sự sinh sôi, phát triển của vi khuẩn có hại trên da, làm sạch các tác nhân gây dị ứng trên da. Theo đó, người bệnh nên thường xuyên tắm gội, rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn không chứa các chất kích ứng, chất tẩy rửa mạnh có hại cho da. Bên cạnh đó, bạn cũng cần giữ gìn vệ sinh môi trường sống, đảm bảo không khí trong lành, thoáng mát. Hạn chế tiếp xúc Hạn chế tiếp xúc là biện pháp chủ động ngăn ngừa tổ đỉa tái phát, lan rộng cho sản phụ bị tổ đỉa do nguyên nhân dị ứng. Cụ thể, bệnh nhân nên tránh: Tiếp xúc với các loại hóa chất gây dị ứng như xà phòng, dầu rửa bát, chất tẩy rửa… Nếu bắt buộc tiếp xúc, bạn có thể dùng thêm găng tay cao su. Tiếp xúc với nước bẩn, đất bẩn, bụi bẩn… Các yếu tố dị nguyên như lông thú, bụi bẩn, phấn hoa… Chăm sóc da Chăm sóc da mỗi ngày là việc nên làm để bảo vệ da khỏi các tác động có hại từ môi trường, đặc biệt với sản phụ bị tổ đỉa sau sinh. Sản phụ nên dùng kem dưỡng ẩm mỗi ngày, vừa giúp cải thiện tình trạng ngứa ngáy trên da, vừa làm giảm hiện tượng tróc mảng da do mụn nước vỡ. Ngoài ra, đây cũng là biện pháp làm tăng cường sức đề kháng cho da, ngăn ngừa tái phát bệnh và hạn chế lan rộng vùng da bệnh. Chế độ ăn uống lành mạnh Song song với việc ăn kiêng khi đang ở cữ, sản phụ mới sinh bị tổ đỉa cũng cần có một chế độ ăn uống riêng để ngăn ngừa bệnh tiến triển: Thực phẩm nên ăn Rau xanh và các loại hoa quả: Giúp mẹ cung cấp lượng chất khoáng và Vitamin thiết yếu, tăng cường sức đề kháng và khỏe mạnh cho da. Nhóm thực phẩm nhiều kẽm: ngũ cốc, yến mạch, các loại đậu… Uống nhiều nước. Thực phẩm không nên ăn Thực phẩm có mùi tanh: trứng, tôm, cua, ốc, hải sản… do có chứa lượng lớn chất đạm và Trimelylamin có khả năng gây ra dị ứng, kích ứng gây hiện tượng ngứa ngáy khó chịu. Thực phẩm nhiều chất đạm: thịt chó, nhộng tằm, da gà… có chứa hàm lượng đạm vượt trội, dễ kích thích phản ứng viêm gây nổi mụn ngứa. Ngoài ra, các thực phẩm này còn có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa của mẹ. Thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ. Các chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá, Cafe… ☛ Chi tiết hơn: Bị tổ đỉa nên ăn gì kiêng gì? Thay đổi thói quen sinh hoạt Dưới đây là một số lưu ý trong sinh hoạt cho bệnh nhân tổ đỉa sau sinh: Cân bằng giữa thời gian làm việc, nghỉ ngơi để tránh căng thẳng, stress kéo dài, gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Rèn luyện thói quen tập thể dục, vận động nhẹ nhàng giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, tăng khả năng chống lại bệnh tật. Nên mặc trang phục rộng rãi, thấm hút mồ hôi để hạn chế cọ sát làm tổn thương vùng da bị tổ đỉa. Thường xuyên giặt giũ chăn màn, dọn dẹp vệ sinh không gian sống. Phương pháp cải thiện tổ đỉa sau sinh Thuốc Tây Y trị tổ đỉa sau sinh Thuốc Tây Y là biện pháp nhiều sản phụ tìm đến để cải thiện nhanh các triệu chứng khó chịu của bệnh tổ đỉa. Tùy vào mức độ của bệnh và việc mẹ có cho con bú sữa không mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp như: Thuốc sát khuẩn: Giúp làm sạch vi khuẩn trên da, ngăn ngừa bội nhiễm. Thuốc Corticoid bôi ngoài da: Thuốc có tác dụng hiệu quả trong việc đẩy lùi các mụn nước. Tuy vậy, khi sử dụng, bạn nên tránh để bé tiếp xúc với thuốc do có thể gây hại cho làn da non nớt của trẻ. Thuốc chống dị ứng da: Một vài thuốc thường được kê đơn như Chlorpheniramine, Loratadine… giúp đẩy lùi tác nhân gây viêm, dị ứng, hạn chế các triệu chứng của tổ đỉa. Thuốc kháng sinh: Nhóm thuốc này sử dụng khi bệnh nhân bị tổ đỉa nặng có kèm bội nhiễm. Mặc dù thuốc Tây Y đem lại tác dụng trị bệnh nhanh chóng, hiệu quả nhưng lại tiềm ẩn rất nhiều tác dụng phụ có hại. Đặc biệt với sản phụ đang nuôi con bằng sữa mẹ, thuốc Tây Y có thể theo sữa mẹ đến cơ thể bé và gây hại hoặc giảm mất lượng sữa. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể khuyên bạn ngừng cho con bú hoặc thực hiện các biện pháp dân gian giảm ngứa tại nhà nếu bệnh nhẹ. ☛ Chi tiết tại bài viết: Thuốc điều trị tổ đỉa dùng khi nào? Chữa bệnh tổ đỉa sau sinh theo cách dân gian Vừa an toàn, dễ thực hiện, vừa đem lại hiệu quả tốt, phương pháp dân gian trị tổ đỉa được rất nhiều sản phụ tìm kiếm và thực hiện. Dưới đây là những mẹo trị tổ đỉa bằng dân gian được lưu truyền rộng rãi nhất: Lá trầu không Lá trầu không có chứa hàm lượng lớn tinh dầu có tác dụng chống viêm, sát khuẩn, làm dịu nhanh các triệu chứng của bệnh tổ đỉa. Cách chữa tổ đỉa bằng lá trầu không cũng rất đơn giản, người bệnh có thể đắp trực tiếp, hoặc tắm với nước lá trầu không đều được. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể kết hợp lá trầu không với phèn chua hoặc gừng rồi dùng nước tắm để tăng hiệu quả trị ngứa ngáy, nổi mụn nước do tổ đỉa gây ra. Muối tinh Muối biển vẫn luôn được biết đến với công dụng sát trùng, khử khuẩn và được ứng dụng trong rất nhiều bài thuốc trị bệnh ngoài da, trong đó có tổ đỉa. Có rất nhiều cách chữa bệnh tổ đỉa khác nhau với muối tinh nhưng phương pháp chườm muối rang nóng được đánh giá là hiệu quả hơn cả. Để thực hiện phương pháp này, bạn chỉ cần rang nóng muối tinh, cho vào khăn và đắp lên vùng da bị tổ đỉa. Thực hiện thường xuyên biện pháp này giúp loại bỏ cơn ngứa, đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng của bệnh tổ đỉa. ☛ Tham khảo thêm: Chữa tổ đỉa bằng muối an toàn Gừng tươi Theo Đông Y, gừng có vị cay, tính ấm, rất hiệu quả trong việc điều trị tổ đỉa Gừng tươi là gia vị quen thuộc trong căn bếp, đồng thời cũng là một loại thảo dược đa công dụng. Trong đó, nổi bật nhất là tác dụng chống viêm, sát khuẩn. Sản phụ chỉ cần đun sôi 1 củ gừng đã thái lát mỏng với khoảng 2l nước sôi trong 10 phút cho tinh chất trong củ gừng ra hết. Nước gừng dùng để tắm, rửa tay chân, vừa giúp trị bệnh tổ đỉa, vừa giúp lưu thông khí huyết, phòng ngừa các bệnh cảm mạo, bệnh ngoài da cho mẹ. Chanh tươi Một lát chanh tươi đắp lên vùng da bị tổ đỉa cũng giúp giảm nhanh các triệu chứng nổi mụn nước, ngứa ngáy khó chịu do tổ đỉa gây ra. Ngoài ra acid chanh cũng góp phần ngăn cản sự hình thành và phát triển của các vi khuẩn cơ hội trên da, ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm. Sản phụ bị bệnh tổ đỉa thường tìm kiếm các mẹo giảm bệnh tổ đỉa từ phương pháp dân gian để hạn chế gây ảnh hưởng đến sữa mẹ, duy trì việc cho bé bú. Tuy vậy, các biện pháp này có hiệu quả tương đối chậm, kéo dài thời gian điều trị, hiệu quả còn tùy vào mức độ bệnh và cơ địa của từng bệnh nhân. Lúc này, bệnh nhân bị tổ đỉa sau sinh nên tham khảo giải pháp trị tổ đỉa vừa an toàn với sức khỏe, vừa đem lại hiệu quả điều trị tốt được nhiều bác sĩ và chuyên gia da liễu đề cử – kem bôi Sodermix. Kem bôi Sodermix – giải pháp trị tổ đỉa an toàn, hiệu quả Sodermix Cream được nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp và là liệu pháp chữa tổ đỉa hoàn toàn không chứa Corticoid. Sản phẩm được chiết xuất hoàn toàn từ các thành phần từ thiên nhiên nên rất an toàn với làn da của sản phụ. Sodermix là dòng sản phẩm đầu tiên và duy nhất trên thị trường chứa chiết xuất từ cà chua xanh có tên Enzyme Superoxide Dismutase (SOD), được các chuyên gia đánh giá là có khả năng trung hòa các gốc tự do – nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý ngoài da như tổ đỉa, chàm, viêm da cơ địa. Ngoài ra, sản phẩm còn chứa dầu quả bơ, dầu khoáng… giúp làm mềm, tránh tình trạng bong tróc, hỗ trợ tái tạo và phục hồi da. Nghiên cứu lâm sàng thực hiện tại Ukraina đã chứng minh: Sodermix có hiệu quả trị dứt điểm bệnh lý viêm da cơ địa, tổ đỉa trên 93,1% bệnh nhân chỉ sau 3 tuần sử dụng. Vì vậy, Sodermix được đánh giá là lựa chọn hoàn hảo cho sản phụ trong việc điều trị triệt để bệnh tổ đỉa mà vẫn đảm bảo an toàn cho sức khỏe cho cả mẹ và con. Để tìm nhà thuốc gần nhất bán SODERMIX®, bạn xem TẠI ĐÂY Để đặt mua SODERMIX® (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh tổ đỉa ở phụ nữ sau sinh. Rất mong bài viết cung cấp các kiến thức hữu ích cho mẹ để phát hiện, điều trị bệnh cũng như đảm bảo an toàn cho sức khỏe cả mẹ và bé. Tài liệu tham khảo: https://medlineplus.gov/ency/article/000832.htm https://www.healthline.com/health/dyshidrotic-eczema https://soyte.ninhbinh.gov.vn/soyte-ninhbinh/1217/27199/46398/170253/Y-hoc-co-truyen/Benh-to-dia–Nguyen-nhan–Bieu-hien–Cach-phong-ngua.aspx https://syt.bacgiang.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc/-/asset_publisher/6CWBO9WiZqsQ/content/benh-to-ia-la-gi-co-lay-khong-trieu-chung-va-cach-chua-tri Chia sẻ

Tổ đỉa ở trẻ sơ sinh nguy hiểm hơn? - Điều cha mẹ cần biết!

Tổ đỉa ở trẻ sơ sinh gây ra tình trạng ngứa ngáy, khó chịu cho trẻ khiến cho các mẹ không khỏi lo lắng. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Tuy vậy, rất nhiều bậc phụ huynh còn thiếu kiến thức về bệnh tổ đỉa ở trẻ sơ sinh cũng như cách chăm sóc, điều trị bệnh cho các bé. Hãy tìm hiểu ngay các kiến thức hữu ích về căn bệnh này trong bài viết sau đây. Mục lụcTổ đỉa ở trẻ sơ sinh là bệnh gì?Triệu chứng giúp nhận biết bệnh tổ đỉa ở trẻ sơ sinhNguyên nhân nào gây tổ đỉa ở trẻ sơ sinh?Cơ địa dị ứngYếu tố di truyềnCác yếu tố khácTổ đỉa ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?Tổ đỉa ở trẻ sơ sinh có lây lan?Khi nào bố mẹ cần cho bé đi khám bác sĩ?Chữa tổ đỉa ở trẻ sơ sinh bằng cách nào?Các mẹo trị tổ đỉa từ dân gianTrị tổ đỉa cho bé bằng thuốc Tây YKem bôi Sodermix – trị dứt điểm tổ đỉa ở trẻ sơ sinhLưu ý trong chăm sóc cho trẻ sơ sinh bị tổ đỉa Tổ đỉa ở trẻ sơ sinh là bệnh gì? Hình ảnh minh họa về bệnh tổ đỉa ở trẻ sơ sinh Tổ đỉa ở trẻ sơ sinh là một bệnh lý viêm da cơ địa đặc biệt thuộc thể chàm – Eczema, xuất hiện do da trẻ sơ sinh bị viêm nhiễm ở lớp thượng bì. Bệnh đặc trưng bởi các mụn nước li ti nổi lên từng đám, mọc sâu dưới các lớp da, dày cứng, khó vỡ. Các mụn nước này tập trung chủ yếu ở bàn tay, bàn chân, các ngón và kẽ ngón tay, chân gây cảm giác ngứa ngáy, bứt rứt rất khó chịu. Bệnh thường tiến triển dai dẳng và nguy cơ tái phát rất cao, nhất là với đối tượng trẻ sơ sinh có làn da non nớt và hệ miễn dịch còn rất yếu. ☛ Tham khảo chi tiết: Bệnh tổ đỉa – nguyên nhân và giải pháp điều trị Triệu chứng giúp nhận biết bệnh tổ đỉa ở trẻ sơ sinh Tổ đỉa mặc dù không quá nguy hiểm nhưng rất dễ chuyển sang mạn tính, kéo dài dai dẳng vừa làm bé khó chịu, vừa làm ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của bé. Vì thế, bố mẹ tuyệt đối không được chủ quan khi nhận thấy bé có các triệu chứng sau đây: Nổi mụn nước: Dấu hiệu đặc trưng và dễ nhận biết nhất là các mụn nước li ti, màu trắng đục, kích thích từ 1-2mm, mọc thành từng đám ở bàn tay, chân, các kẽ ngón tay, chân, một số trường hợp hiếm gặp có thể nổi mụn ở mu bàn tay, bàn chân.. Các mụn nước này có lớp sừng dày, khó vỡ, nổi cộm lên bề mặt da. Sau một thời gian, các mụn nước này vỡ ra, để lại vết màu vàng đậm trên da. Ngứa ngáy: Trẻ thường bị ngứa ngáy, khó chịu do mụn nước. Do chưa nhận thức được bệnh nên trẻ thường có phản xạ cào, gãi làm vỡ các mụn nước, khiến bệnh lây lan nhiều. Da bị đỏ: Làn da non nớt của bé khi tổn thương có thể xuất hiển các mảng đỏ ửng, sưng tấy. Bên cạnh đó, trẻ gãi ngứa, cọ xát dễ làm cho da trầy xước, lở loét… gây bội nhiễm. Nóng, sốt: Thường gặp ở các trường hợp bệnh nặng. Quấy khóc, bỏ bú. Nguyên nhân nào gây tổ đỉa ở trẻ sơ sinh? Hiểu rõ về nguyên nhân gây bệnh giúp các bậc phụ huynh phòng tránh được nguy cơ nhiễm bệnh, làm giảm tỉ lệ tái phát và tiến triển của bệnh. Có nhiều nguyên nhân được cho là gây ra bệnh lý này ở trẻ em, trong đó phải kể đến những nguyên nhân sau: Cơ địa dị ứng Những bé có cơ địa dị ứng sẽ càng có nguy cơ mắc các bệnh ngoài da cao hơn, đặc biệt là bệnh tổ đỉa. Dị ứng thời tiết Thời tiết giao mùa, trong môi trường hanh khô, độ ẩm thấp là điều kiện lý tưởng cho các vi khuẩn, vi sinh vật phát triển gây bệnh tổ đỉa. Đặc biệt với các bé có cơ địa dễ dị ứng với thời tiết dễ bị nhiễm bệnh tổ đỉa hơn so với các bé khác. Dị ứng thực phẩm Các chuyên gia dinh dưỡng đã chứng minh, không có loại thực phẩm nào là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh tổ đỉa. Tuy nhiên, một số loại thực phẩm dễ gây dị ứng như trứng, sữa, một số loại cá, một số động vật có vỏ… lại có thể làm gia tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Yếu tố di truyền Theo các chuyên gia, bệnh tổ đỉa có tính chất di truyền qua các thế hệ. Nếu bố hoặc mẹ mắc bệnh này thì gen bệnh có thể di truyền cho các bé. Khi gặp phải các tác nhân gây bệnh hay điều kiện môi trường thuận lợi, bệnh tổ đỉa có nguy cơ bùng phát. Các yếu tố khác Ngoài những nguyên nhân kể trên, thì việc tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm, lông động vật, hóa chất độc hại, sữa tắm hay sữa rửa mặt gây kích ứng da… cũng là một trong những lý do gây nên bệnh tổ đỉa ở trẻ. Như vậy, để đề phòng nguy cơ mắc bệnh tổ đỉa ở trẻ, khi chế biến thức ăn cho bé, các mẹ phải lựa chọn thực phẩm kỹ lưỡng, đồng thời đảm bảo môi trường sạch sẽ, thoáng mát để không tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh. Tổ đỉa ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Đối với người lớn, bệnh tổ đỉa thường chỉ ảnh hưởng ở ngoài da, mất thẩm mỹ mà không gây quá nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, điều này trái ngược với trẻ sơ sinh. Bất kì bệnh lý nào xảy ra ở trẻ sơ sinh cũng gây nguy hiểm hơn nhiều so với người lớn. Cụ thể: Bệnh tổ đỉa thường dai dẳng, dễ tái phát, khó chữa trị. Sức đề kháng của trẻ còn yếu, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện đầy đủ. Làn da của trẻ non nớt, dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh. Các biện pháp giảm nhẹ và điều trị bệnh khó thực hiện hơn ở đối tượng trẻ sơ sinh so với người lớn. Hậu quả dễ nhận thấy nhất của bệnh tổ đỉa là bé quấy khóc, bỏ ăn, gây sụt cân, làm giảm sức đề kháng cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, khiến trẻ dễ bị các tác nhân xấu xâm nhập gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Bệnh tổ đỉa có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ sơ sinh Nếu không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời, tình trạng viêm nhiễm dễ lan rộng, gia tăng nguy cơ bội nhiễm, thậm chí dẫn tới một vài biến chứng nguy hiểm đến tính mạng hoặc để lại di chứng lâu dài. Có thể kể đến như: Bội nhiễm: Những mụn nước li ti có thể bị vỡ ra do tình trạng cào gãi hay chà xát mạnh, làm chảy ứ dịch mủ, khiến da sưng tấy, đau nhức. Một số trường hợp còn kèm theo sốt cao, co giật, sưng hạch bạch huyết… Lichen hóa da: Biến chứng này xảy ra do hiện tượng cào, gãi ngứa ở trẻ khiến da bị dày sừng, nổi cộm ngứa ngáy dữ dội. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể để lại sẹo vĩnh viễn trên da bé. Biến chứng này không chỉ làm suy giảm sức khỏe, mà còn gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của trẻ. Nhiễm trùng máu, shock phản vệ: Xảy ra khi vi khuẩn, virus theo tổn thương xâm nhập vào máu của trẻ sơ sinh. Ở đó, chúng tiết các chất độc, kháng nguyên lạ kích thích phản ứng phản vệ quá mẫn ở trẻ. Hậu quả có thể dẫn tới tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Bên cạnh đó những vết mụn li ti sau một thời gian sẽ tạo thành những nốt vàng sậm trên da, gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng cuộc sống hàng ngày của trẻ. Vì vậy, nếu phát hiện những dấu hiệu của bệnh tổ đỉa, các mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu sớm nhất để có những biện pháp phù hợp điều trị dứt điểm. Tổ đỉa ở trẻ sơ sinh có lây lan? Các bác sĩ và chuyên gia đã khẳng định rằng, bệnh tổ đỉa không phải bệnh truyền nhiễm, không lây lan từ người này qua người khác, kể cả khi tiếp xúc với các nốt sần hay các dịch nhầy từ các nốt mụn trên da. Tuy vậy, bệnh lại có thể lây lan giữa các vùng da khác nhau trong cùng một cơ thể. Các chuyên gia giải thích hiện tượng này là do phản xạ cào gãi, cọ xát của bé khi ngứa ngáy làm vỡ các mụn nước, tổn thương da nặng hơn khiến tổ đỉa lan rộng, ảnh hưởng đến các vùng da khác trong cơ thể. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần hết sức lưu ý để hạn chế tình trạng này. ☛ Chi tiết tại bài viết: Tổ đỉa có lây không, lây qua đâu? Khi nào bố mẹ cần cho bé đi khám bác sĩ? Vì da trẻ khá mỏng manh và yếu, dễ để lại di chứng vĩnh viễn trên da, nên ngay khi các bậc phụ huynh phát hiện các dấu hiệu liên quan đến mắc bệnh tổ đỉa, cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế, bác sĩ da liễu để thăm khám cũng như có phương pháp trị liệu hiệu quả. Đặc biệt trong các tình huống sau, phụ huynh cần đưa con đi khám ngay tại cơ sở y tế gần nhất: Tổ đỉa làm bé ngứa ngáy, khóc đêm, bú ít, ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Tổn thương da nghiêm trọng, thậm chí chảy máu, lở loét… Tổ đỉa có kèm theo bội nhiễm. Tổ đỉa dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng trên da. Chữa tổ đỉa ở trẻ sơ sinh bằng cách nào? Bởi tổ đỉa không phải bệnh hiếm gặp ở trẻ em, nên cho đến ngày nay, có rất nhiều bài thuốc có tác dụng điều trị bệnh tổ đỉa hiệu quả mà các mẹ có thể áp dụng. Các mẹo trị tổ đỉa từ dân gian Các biện pháp từ dân gian được coi là lành tính, an toàn, phù hợp với tình trạng bệnh trong giai đoạn đầu, mới tái phát. Dưới đây là các mẹo điều trị tại nhà các mẹ có thể áp dụng sử dụng điều trị dứt điểm tổ đỉa cho bé nhà mình: Chữa tổ đỉa từ lá lốt Lá lốt là nguyên liệu chế biến các món ăn quen thuộc, đồng thời cũng là vị thuốc chữa bệnh lý ngoài da rất hiệu quả. Mẹ cần rửa sạch rồi vò nát lá lốt, nấu cùng với nước đun sôi trong khoảng 10 phút rồi tắt bếp. Khi nước nguội có thể trực tiếp ngâm tay hoặc chân, những nơi có vùng da nổi mụn của trẻ trong nước 1-2 lần một ngày. Hoặc có thể vò nát rồi đắp trực tiếp lên vùng da bị bệnh. Phương pháp sử dụng lá lốt được coi là phương pháp phổ biến bởi nguyên liệu dễ kiếm cũng như đem lại hiệu quả tốt sau một thời gian kiên trì sử dụng. ☛ Tham khảo thêm: Chữa tổ đỉa bằng lá lốt có thực sự hiệu quả? Lá trầu không chữa tổ đỉa Lá trầu không có tác dụng diệt khuẩn, sử dụng lá trầu không giúp thúc đẩy tốc độ hồi phục, giảm mức độ tổn thương da và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh. Mẹ đem rửa sạch lá trầu không, đem ngâm với gừng tươi hoặc phèn chua, rồi sử dụng để vệ sinh vùng da bị tổ đỉa của trẻ. Ngoài ra, mẹ cũng có thể giã lá trầu không trực tiếp cùng với muối, sau đó đắp lên da của bé trong khoảng 10 phút cũng giúp trị bệnh rất hiệu quả. Lá đào làm giảm các triệu chứng của bệnh Lá đào có công dụng chính là kháng khuẩn, chống dị ứng và chống viêm hiệu quả nên thường dùng cho bé bị bệnh tổ đỉa mức độ nhẹ, hoặc mới tái phát. Mẹ chỉ cần rửa sạch, xay nhuyễn hoặc giã nát lá đào tươi, đem đắp trực tiếp lên vùng da bị tổn thương của bé trong 25-30 phút rồi rửa sạch với nước. Cách này tuy đơn giản nhưng lại giúp giảm cơn ngứa rất hiệu quả. Lá chè xanh đẩy lùi cơn ngứa Tắm với nước lá chè tươi có tác dụng giảm ngứa ngáy và viêm nhiễm Lá chè có tác dụng chống viêm, giảm ngứa, làm dịu các vết thương ngoài da. Bạn rửa sạch lá chè tươi, đem đun sôi cùng với nước, pha loãng cùng với nước rồi tắm cho bé. Gừng tươi – khắc tinh của tổ đỉa Gừng tươi đem rửa sạch, cắt lát mỏng và đun sôi cùng với nước, pha cùng với nước để tắm tương tự như lá chè xanh giúp giảm ngứa nhanh chóng. Những mẹo chữa bệnh dân gian tuy dễ kiếm nguyên liệu cũng như dễ thực hiện nhưng chỉ đem lại kết quả giảm triệu chứng bên ngoài đối với tình trạng da mới xuất hiện mụn, hoặc mới tái phát bệnh tổ đỉa mà không trị triệt để bệnh. ☛ Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp 8 cách chữa tổ đỉa trong dân gian Trị tổ đỉa cho bé bằng thuốc Tây Y Nếu bé có triệu chứng tổ đỉa phức tạp như lở loét, chảy dịch, hoặc đã mắc bệnh trong một thời gian nhất định, các biện pháp dân gian không đem lại hiệu quả thì các bác sĩ khuyên dùng các thuốc Tây y để đem lại hiệu quả phục hồi nhanh chóng và tốt nhất. Một số loại thuốc Tây Y an toàn và phù hợp với trẻ sơ sinh được bác sĩ kê đơn là: Dung dịch ngâm rửa Dung dịch ngâm rửa có tác dụng làm dịu và làm sạch, loại bỏ các vi khuẩn trên vùng da bị tổn thương, nhờ đó giúp tăng hiệu quả điều trị, giảm ngứa nhanh, giúp làm khô các đốm mụn. Ngoài ra, đây cũng là biện pháp hạn chế sự lây lan của bệnh sang các vùng da lành, phòng tránh nguy cơ bội nhiễm. Thuốc bôi ngoài da Đối với các mụn mới nổi, các mẹ có thể dùng hồ nước hoặc cồn BSI để làm giảm viêm, dịu da, làm sạch vùng da ngứa, sưng đỏ. Các loại dung dịch này khá an toàn nên các mẹ có thể an tâm sử dụng. Dung dịch thuốc tím Methyl hoặc Milian Trong trường hợp da trẻ xuất hiện tình trạng lở loét, rỉ dịch, tổ đỉa ở mức độ nặng nguy cơ bội nhiễm, các bác sĩ sẽ chỉ định dùng hai loại dung dịch này để ức chế vi khuẩn, hỗ trợ phòng và điều trị bệnh. Thuốc kháng Histamine Thuốc kháng Histamine có tác dụng ức chế sản sinh Histamine – một chất trung gian hóa học gây viêm, giúp làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy nặng, kéo dài ở trẻ sơ sinh. Thuốc bôi Corticoid Thuốc bôi Corticoid được dùng khi bệnh trở nặng và không còn sự lựa chọn điều trị nào khác. Thuốc có tác dụng chống viêm mạnh, làm giảm đỏ, ngứa ở các vùng nổi mụn li ti, giảm nhanh các triệu chứng tổ đỉa. Các thuốc có chứa Corticoid có thể gây ra các tác dụng phụ như gây dị ứng, ngứa rát, teo da, khô da, thậm chí gây hoại tử ở trẻ nhỏ. Nếu lạm dụng Corticoid có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm nấm rất nguy hiểm. Vì vậy, khi bôi thuốc chứa thành phần Corticoid cho trẻ, các mẹ cần sử dụng theo đúng chỉ định và hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Các nhóm thuốc khác Ngoài các thuốc trên, trong một số trường hợp, một số nhóm thuốc khác cũng được kê đơn như: Thuốc hạ sốt: Paracetamol, Diclofenac…. Thuốc kháng sinh: Được dùng khi trẻ bị tổ đỉa có bội nhiễm. ☛ Tham khảo chi tiết: Thuốc trị tổ đỉa nên chọn loại nào? Các thuốc Tây Y tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây ra tác dụng phụ, đặc biệt với đối tượng trẻ sơ sinh. Phụ huynh cần tham khảo ý kiến từ các bác sĩ, chuyên gia da liễu trước khi cho bé sử dụng bất kì loại thuốc nào. Đồng thời, bố mẹ cần tuân thủ đúng hướng dẫn điều trị cũng như thông báo ngay cho bác sĩ nếu thấy bệnh không thuyên giảm hoặc có bất kì dấu hiệu bất thường nào ở trẻ. Kem bôi Sodermix – trị dứt điểm tổ đỉa ở trẻ sơ sinh Da của bé vốn yếu, khá mỏng manh và tương đối nhạy cảm nên việc tìm được cách chữa trị đem lại hiệu quả, không gây tổn thương cho bé, đồng thời không tốn nhiều thời gian là câu hỏi đặt ra của rất nhiều phụ huynh. Và Sodermix Cream chính là sự lựa chọn hoàn hảo nhất khiến của bố mẹ không còn lo lắng. Sodermix Cream được nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp và là liệu pháp chữa tổ đỉa hoàn toàn không chứa Corticoid. Sản phẩm được chiết xuất hoàn toàn từ các thành phần từ thiên nhiên nên rất an toàn với làn da của trẻ sơ sinh. Sodermix là dòng sản phẩm đầu tiên và duy nhất trên thị trường chứa chiết xuất từ cà chua xanh có tên Enzyme Superoxide Dismutase (SOD), được các chuyên gia đánh giá là có khả năng trung hòa các gốc tự do – nguyên nhân chính gây ra các bệnh viêm, ngứa ngoài da, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Ngoài ra, sản phẩm còn chứa dầu quả bơ, dầu khoáng… giúp làm mềm, tránh tình trạng bong tróc, hỗ trợ tái tạo và phục hồi da, Theo kết quả nghiên cứu lâm sàng ở Viện Nhi của Ukraina, các bé bị viêm da cơ địa sau khi sử dụng Sodermix, mức độ tổn thương da giảm 85,7% sau 7 ngày, đồng thời tình trạng ngứa giảm đến 77,1% sau 4-5 ngày. Sodermix không hề gây ra tác dụng phụ như các dòng thuốc Tây Y thông thường nên các mẹ hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng cho bé. Để tìm nhà thuốc gần nhất có bán kem bôi Sodermix, vui lòng “CLICK VÀO ĐÂY” Hoặc “BẤM VÀO ĐÂY” để đặt mua Sodermix giao hàng thanh toán tại nhà với giá niêm yết 310.000đ/ tuýp Lưu ý trong chăm sóc cho trẻ sơ sinh bị tổ đỉa Ngoài việc sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ cũng như kết hợp với các bài thuốc dân gian, bố mẹ khi chăm sóc các bé cũng cần lưu ý những vấn đề sau: Luôn giữ cơ thể bé luôn khô ráo, sạch sẽ, đặc biệt khi thời tiết giao mùa, đồng thời giữ ấm vào mùa lạnh, thoáng mát vào mùa hè. Chọn lựa và sử dụng các loại sữa tắm, xà phòng lành tính, dịu nhẹ, nguồn gốc thiên nhiên phù hợp cho da nhạy cảm của bé. Khi vệ sinh cho bé tránh chà xát mạnh vì có thể gây bong tróc, tổn thương vùng da bị bệnh. Đồng thời sử dụng nước có độ ấm vừa phải, phù hợp. Sử dụng khăn sạch, mềm để lau người cho bé, tránh hiện tượng chà xát mạnh vào da bé. Giữ gìn môi trường xung quanh sạch sẽ, thoáng mát để tránh sự xâm nhập của các vi khuẩn gây bệnh. Tránh cho trẻ ăn quá nhiều các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như: trứng, sữa bò, tôm, cua, cá biển, ốc… Trên đây là những thông tin về bệnh tổ đỉa ở trẻ sơ sinh. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp các kiến thức hữu ích, giúp các bậc cha mẹ tìm ra nguyên nhân cũng như cách phòng ngừa và điều trị bệnh cho các bé nhà mình. Tài liệu tham khảo: https://medlineplus.gov/ency/article/000832.htm https://www.healthline.com/health/dyshidrotic-eczema https://syt.bacgiang.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc/-/asset_publisher/6CWBO9WiZqsQ/content/benh-to-ia-la-gi-co-lay-khong-trieu-chung-va-cach-chua-tri https://vienyduocdantoc.org.vn/benh-to-dia-o-tre-em.html Chia sẻ

Á sừng có tự khỏi không, bao lâu thì khỏi?

Bệnh á sừng là một cơn ác mộng với rất nhiều bệnh nhân. Với những biểu hiện như ngứa ngáy, bong tróc da, khó chịu… á sừng làm ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt và tâm lý người bệnh. Rất nhiều bệnh nhân đặt ra câu hỏi bệnh á sừng có khỏi được không, bao lâu thì khỏi? Hãy theo dõi bài viết này để có thêm thông tin nhé! Mục lụcBệnh á sừng là gì?Á sừng có tự khỏi được không?Bệnh á sừng bao lâu thì khỏi?Hạn chế tiếp xúcTránh làm tổn thương vùng da bệnhTuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩChế độ ăn uống hợp lýThiết lập lối sống lành mạnhKhi nào bệnh nhân á sừng nên thăm khám bác sĩ?Cách chữa bệnh á sừng hiệu quả!Chăm sóc da với kem dưỡng ẩmTrị á sừng tại nhà bằng phương pháp dân gianThuốc Tây Y điều trị á sừngKem bôi Sodermix – á sừng biến mất sau 3 tuần sử dụng Bệnh á sừng là gì? Bệnh á sừng (Dermatitis plantaris sicca) là một bệnh lý về da liễu thuộc nhóm viêm da cơ địa. Y học hiện đại đã định nghĩa, bệnh á sừng là hiện tượng lớp sừng trên bề mặt da chưa được chuyển hóa hoàn toàn. Các tế bào sừng vẫn còn sót lại phần nhân và nguyên sinh chất của tế bào sừng mới sinh. Bệnh á sừng là một loại bệnh lý viêm da cơ địa phổ biến hiện nay Bệnh đặc trưng bởi các dấu hiệu như: Da khô, nứt nẻ, bong tróc. Đau rát, chảy máu. Ngứa ngáy ở vùng da bị á sừng. Nổi mụn nước Các triệu chứng của bệnh thường xuất hiện nhiều ở vùng da như bàn tay, bàn chân và các ngón chân… Á sừng do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó, nguyên nhân chủ yếu đến từ cơ địa người bệnh và các tác động từ môi trường: Cơ địa nhạy cảm, dễ bị dị ứng hoặc ở người tiết nhiều mồ hôi khiến da khô, mất cân bằng pH và nứt nẻ. Thời tiết thay đổi đột ngột, nắng nóng đổ nhiều mồ hôi hay mùa đông quá lạnh. Tiếp xúc nhiều với các loại hóa chất, chất gây kích ứng da… Do yếu tố di truyền. Ngoài ra, thiếu hụt các vitamin thiết yếu như vitamin A, E, D, C… cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh á sừng. Nhìn chung, á sừng không gây nguy hiểm cho tính mạng nhưng nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều sự bất tiện, phiền toái trong cuộc sống cũng như nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. ☛ Chi tiết đọc tại bài viết: Bệnh á sừng – nguyên nhân, triệu chứng & điều trị Á sừng có tự khỏi được không? Á sừng là một dạng viêm da cơ địa, các triệu chứng dai dẳng, tính tái phát cao và KHÔNG THỂ TỰ KHỎI. Đến nay, có nhiều phương pháp điều trị nhưng vẫn chưa tìm được phương pháp trị tận gốc bệnh á sừng. Mặc dù không chữa được tận gốc bệnh, nhưng hoàn toàn có thể chữa khỏi các triệu chứng á sừng theo từng đợt khởi phát hoặc tái phát của bệnh. Nếu được điều trị triệu chứng tích cực, phục hồi tổn thương trên da cùng với chế độ chăm sóc, sinh hoạt hợp lý và có biện pháp bảo vệ da tốt, bệnh có thể được kiểm soát trong một thời gian dài, thậm chí gần như biến mất. Phương pháp trị bệnh á sừng hiện nay là điều trị triệu chứng, phục hồi tổn thương da Với những bệnh nhân mới khởi phát bệnh, nếu được thăm khám và điều trị kịp thời, bệnh có thể được kiểm soát tốt, nguy cơ tái phát cũng sẽ thấp hơn những trường hợp nặng. Do đó, ngay khi phát hiện triệu chứng bệnh á sừng, bạn hãy đến gặp bác sĩ, chuyên gia da liễu để được thăm khám, điều trị kịp thời, tránh tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn. Bệnh á sừng bao lâu thì khỏi? Như đã phân tích ở trên, bệnh á sừng không thể tự khỏi, nhưng nếu điều trị triệu chứng một cách tích cực hoàn toàn có thể chữa được triệt để triệu chứng và ổn định bệnh lâu dài. Thời gian khỏi bệnh phụ thuộc nhiều yếu tố bao gồm mức độ bệnh, chế độ dinh dưỡng, cách điều trị, tâm lý… Vì vậy không thể đưa ra một con số cụ thể cho thời gian khỏi bệnh á sừng. Ngoài ra khi đã chữa được triệu chứng bệnh á sừng, nhưng nếu gặp yếu tố thuận lợi như môi trường ô nhiễm, hóa chất, chất tẩy rửa,…thì bệnh sẽ tái phát. Để có thể nhanh chóng kiểm soát tốt tình trạng á sừng, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau: Hạn chế tiếp xúc Xà phòng, hoá chất, chất tẩy rửa… là những yếu tố nguy cơ gây tái phát bệnh. Bạn nên hạn chế tối đa tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất này. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc với chúng, bạn nên sử dụng găng tay bảo vệ. Bệnh nhân á sừng cũng cần giảm thiểu tối đa tiếp xúc với nước vì có thể làm bong tróc các lớp sừng dưới da. Bệnh nhân á sừng nên hạn chế rửa tay, chân quá nhiều lần trong ngày. Khi bắt buộc phải tiếp xúc, bạn nên lau khô tay, chân bằng khăn khô, sạch. Ngoài ra, khi chế biến thức ăn, bệnh nhân bị á sừng da tay cũng nên tránh tiếp xúc các gia vị cay, nóng như ớt, hạt tiêu… do có thể gây kích ứng cho da. Tránh làm tổn thương vùng da bệnh Bệnh á sừng thường đi kèm với cảm giác ngứa ngáy, bứt rứt, kích thích các phản ứng gãi, ma sát… của bệnh nhân để làm giảm sự khó chịu. Tuy vậy, các hành động này lại làm tổn thương lớp sừng, làm da bong tróc nhiều hơn. Gãi quá mạnh tay còn làm sứt da, chảy máu, vỡ các mụn nước tại điều kiện cho vi khuẩn tấn công, xâm nhập vùng da tổn thương. Tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ Việc tuân thủ đúng hướng dẫn điều trị giúp người bệnh nhanh chóng kiểm soát tình trạng bệnh, đồng thời cũng làm giảm các tác dụng không mong muốn do thuốc gây ra. Chế độ ăn uống hợp lý Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp bạn tăng cường sức đề kháng cho cơ thể để phòng tránh bệnh tái phát. Bên cạnh đó, bệnh nhân á sừng cũng nên chú ý kiêng một số món ăn có thể làm nặng thêm tình trạng dị ứng da như: thịt chó, nhộng tằm, da gà, rau muống, các loại thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đường, các chất kích thích như: rượu, cà phê, thuốc lá… Người bệnh nên duy trì thói quen uống đủ nước mỗi ngày để bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể, tránh tình trạng khô da, bong vẩy do thiếu nước. Thiết lập lối sống lành mạnh Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao giúp tăng cường sức khỏe và sức đề kháng cho cơ thể. Tuy vậy, với bệnh nhân á sừng nên tránh vận động nhiều, liên tục ở khu vực da bị bệnh để tránh gây tổn thương và làm nặng thêm tình trạng bệnh. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần thay đổi một số thói quen như: đi giày, dép quá chật, chất liệu quá cứng khi bị á sừng ở chân, nên dùng các loại tất, bao tay, quần áo có chất liệu cotton mềm mại, thấm hút mồ hôi giúp hạn chế tiết mồ hôi tạo môi trường ẩm ướt, khiến tăng nguy cơ bệnh tái phát và tiến triển. Khi nào bệnh nhân á sừng nên thăm khám bác sĩ? Bệnh á sừng không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng rất dễ tái phát và tiến triển nhanh. Vì vậy, nếu nhận thấy bất kì dấu hiệu bất thường nào sau đây, bạn nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để khám, chẩn đoán và điều trị sớm nhất: Á sừng khiến cho da bị nứt nẻ, chảy máu ảnh hưởng đến sinh hoạt. Tình trạng ngứa ngáy do á sừng khiến bệnh nhân mất ngủ, suy nhược cơ thể. Á sừng lan rộng có kèm theo bội nhiễm. Tình trạng bệnh không được kiểm soát khi thực hiện các biện pháp điều trị tại nhà. Cách chữa bệnh á sừng hiệu quả! Chăm sóc da với kem dưỡng ẩm Thoa kem dưỡng ẩm là phương pháp được áp dụng cho những bệnh nhân bị á sừng nhẹ. Trong giai đoạn đầu của bệnh, á sừng sẽ gay nên các triệu chứng như: da khô, bong tróc ít, thi thoảng xuất hiện cơn ngứa nhẹ. Lúc này, sử dụng một chút kem dưỡng ẩm phù hợp với làn da sẽ giúp bạn khắc phục ngay tình trạng này. Bạn nên thực hiện biện pháp này 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối, sau khi vệ sinh da sạch sẽ. Bệnh nhân cũng cần lưu ý lựa chọn loại kem bôi dịu nhẹ, không chứa các chất gây kích ứng cho da. Ngoài ra, bạn nên duy trì thói quen thoa kem dưỡng ẩm hằng ngày giúp phòng ngừa triệu chứng bệnh á sừng, ngăn ngừa bệnh tái phát, đặc biệt vào mùa hanh khô, da dễ bị nứt nẻ, bong tróc. Thoa kem dưỡng ẩm hằng ngày chỉ là phương pháp giúp cải thiện các triệu chứng ngoài da trong thời kì đầu của bệnh. Bệnh nhân vẫn cần tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ cũng như sử dụng thuốc trị á sừng đúng cách. Trị á sừng tại nhà bằng phương pháp dân gian Các bài thuốc lưu truyền trong dân gian chữa á sừng sử dụng nguồn thảo dược tự nhiên nên được rất nhiều người bệnh tìm kiếm và thực hiện. Dưới đây là một số cách chữa dân gian được nhiều bệnh nhân áp dụng và đánh giá hiệu quả trị bệnh rất tốt: Chữa á sừng từ lá lốt Chữa á sừng từ lá lốt là phương pháp đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao Lá lốt vẫn được biết đến là một loại thực phẩm chế biến được rất nhiều món ăn ngon. Nhưng ít người biết rằng, lá lốt cũng là một trong những thảo dược dân gian chữa các bệnh lý ngoài da rất hiệu quả, trong đó có bệnh á sừng. Bài thuốc xông hơi với nước lá lốt hoặc ngâm, rửa vùng da bệnh với nước lá lốt được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Các hoạt chất trong lá lốt vừa có tính sát khuẩn, chống viêm, vừa giúp làm lành da, thúc đẩy quá trình tạo tế bào mới. Cách làm này chỉ mất 10 -15 phút mỗi ngày nhưng lại đem lại hiệu quả trị liệu rất khả quan. Lá trầu không làm giảm triệu chứng bệnh á sừng Lá trầu không cũng là một loại thảo dược quen thuộc trong đời sống hằng ngày. Trong các bài thuốc dân gian, lá trầu không là vị thuốc quen thuộc chữa các bệnh lý ngoài da, viêm da, nổi mẩn ngứa, á sừng… Lá trầu không chứa lượng tinh dầu lớn có tác dụng diệt khuẩn, giảm bớt tình trạng ngứa và bong tróc da. Để thực hiện phương pháp này, bạn dùng 7 – 10 lá trầu đem đun sôi 10 – 15 phút. Nước lá trầu không dùng để rửa, ngâm chân hằng ngày giúp giảm ngay các triệu chứng ngứa ngáy của bệnh á sừng. Chữa á sừng bằng quả chanh Vẫn luôn được biết đến là loại thực phẩm giàu Vitamin C, có công dụng làm sạch và diệt khuẩn hiệu quả. Đây cũng là lí do khiến quả chanh trở thành một vị thuốc thảo dược chữa bệnh á sừng rất hiệu quả. Để thực hiện phương pháp này, bệnh nhân chỉ cần cắt một lát chanh thật mỏng, rồi chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị á sừng. Với vùng da bị nứt, chảy máu hoặc có bất kì tổn thương nào, bạn nên tránh dùng chanh vì acid trong loại quả này có thể gây đau xót, làm tăng các tổn thương ngoài da. Bên cạnh đó, biện pháp này chỉ nên áp dụng nhiều nhất 2 – 3 lần mỗi tuần bạn nhé! Chữa á sừng bằng dầu dừa Dầu dừa vừa có công dụng làm mềm, vừa giúp dưỡng ẩm cho da Dầu dừa chứa lượng lớn các loại vitamin, các chất kháng viêm, kháng khuẩn, đồng thời cũng là một lọai chất dưỡng ẩm từ thiên nhiên an toàn, lành tính với da. Thoa một lượng dầu dừa vừa đủ lên vùng da bệnh sẽ giải quyết vấn đề bong tróc, nứt nẻ làn da ở người bệnh á sừng rất hiệu quả. Với ưu điểm an toàn, lành tính, dễ thực hiện, các phương pháp chữa á sừng được rất nhiều bệnh nhân tìm kiếm và thực hiện. Tuy vậy, á sừng chỉ giúp cải thiện các triệu chứng, giảm sự khó chịu mà không trị triệt để bệnh á sừng. Thuốc Tây Y điều trị á sừng Sử dụng thuốc Tây Y điều trị á sừng là biện pháp trị bệnh phổ biến nhất hiện nay. Sử dụng thuốc Tây Y để điều trị bệnh cần có sự kê đơn, theo dõi, kiểm soát của bác sĩ. Bệnh nhân không nên tự ý mua hay sử dụng thuốc vì có thể gây ra nhiều biến cố nguy hiểm như: nhờn thuốc, teo da, hoại tử… Với trường hợp bệnh nhẹ và cấp tính, các phác đồ chủ yếu được dùng chỉ là biện pháp dự phòng á sừng tái phát và giảm bớt các triệu chứng khó chịu của bệnh. Còn với trường hợp bệnh nặng hơn, các bác sĩ sẽ chỉ định thêm các loại thuốc uống giúp kiểm soát tình trạng bệnh, ngăn ngừa các biến chứng xảy ra. Tùy vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân , các bác sĩ sẽ yêu cầu sử dụng một vài loại thuốc dưới đây: Thuốc bôi Acid Salicylic Acid Salicylic là thuốc dùng bôi ngoài da để làm giảm các triệu chứng sừng hóa, bong tróc ngoài da, nhờ đó giúp da mềm mại, mịn màng. Đây đồng thời cũng là một hoạt chất chống viêm, sát trùng, chống nhiễm khuẩn giúp bảo vệ các tế bào da đang bị tổn thương, phòng và hạn chế nguy cơ nhiễm trùng da. Tuy vậy, nếu lạm dụng quá mức loại thuốc này, Acid Salicylic có thể gây hoại tử da nếu dùng quá liều. Thuốc kháng Histamin Những thuốc này có tác dụng giảm giải phóng và ức chế hoạt động của Histamin – là các chất trung gian tế bào gây ra các phản ứng ngoài da như các phản ứng dị ứng, nổi mụn nước, ngứa ngáy khó chịu. Nhờ đó, sử dụng nhóm thuốc này giúp hạn chế bong tróc, giảm ngứa nhanh chóng, giảm khó chịu cho người bệnh. Thuốc kháng sinh Thuốc kháng sinh thường được kê đơn khi các xét nghiệm và chẩn đoán cho thấy có dấu hiệu nhiễm trùng ở vùng da bị á sừng. Liệu trình sử dụng kháng sinh thường từ 7 – 10 ngày, tùy vào mức độ nặng của bệnh nhân. Thuốc bôi hoặc uống chứa Corticoid Corticoid được dùng chữa bệnh á sừng dưới nhiều dạng thuốc khác nhau: kem bôi ngoài da hoặc thuốc uống. Thuốc có khả năng chống viêm, chống phù, giảm nhanh các triệu chứng dị ứng, ngứa ngáy, bong tróc da… do á sừng gây ra. VÌ thế, Corticoid thường được dùng trong trường hợp á sừng nặng, á sừng có đi kèm biến chứng nguy hiểm… Một số loại Corticoid thường được kê đơn trong thực tế lâm sàng hiện nay là: Prednisolon, Dexamethason, Betamethason… Thuốc khác Ngoài các thuốc trên, bác sĩ có thể kê thêm một vài nhóm thuốc khác như: Thuốc giảm đau: Paracetamol, Naproxen, Ibuprofen… Thuốc điều hòa miễn dịch: Pimecrolimus, Tacrolimus… Các Vitamin tổng hợp: Vitamin A, C, D, E… Các thuốc Tây Y được ưa chuộng và sử dụng phổ biến vì hiệu quả điều trị, cải thiện triệu chứng nhanh chóng và rõ rệt. Tuy vậy, chúng lại ẩn chứa rất nhiều các tác dụng có hại cho cơ thể, đặc biệt khi điều trị bệnh á sừng phải sử dụng trong thời gian dài.  ☛ Tham khảo: Tổng hợp các cách chữa á sừng! Kem bôi Sodermix – á sừng biến mất sau 3 tuần sử dụng Kem bôi Sodermix là giải pháp hiệu quả cho bệnh nhân bị á sừng. Sản phẩm được nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp, với ưu điểm là hoàn toàn không chứa Corticoid nên có thể sử dụng trong thời gian dài mà không gây bất kì tác dụng phụ nào. Sodermix là liệu pháp đầu tiên và duy nhất trên thế giới có chứa enzym SOD được chiết xuất từ trái cà chua xanh châu Âu, có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, tiêu diệt các gốc tự do vốn là nguyên nhân gây ra các triệu chứng ngứa, nổi mẩn do bệnh lý viêm da cơ địa như chàm, tổ đỉa, á sừng… Ngoài ra, sản phẩm còn có chứa dầu trái bơ và dầu khoáng thiên nhiên, giúp duy trì độ ẩm, làm dịu da, khắc phục tình trạng da khô, bong tróc… Nghiên cứu lâm sàng về hiệu quả của Sodermix trên bệnh nhân viêm da cơ địa, á sừng được thực hiện tại Ukraina đã chứng minh: 93,1% số bệnh nhân sử dụng Sodermix đã khỏi hoàn toàn sau 3 tuần sử dụng. Liệu pháp này có thể thay thế Corticoid ở bệnh nhân bị á sừng vừa và nhẹ, giảm thời gian sử dụng Corticoid cho bệnh nhân thể nặng. Theo ghi nhận của rất nhiều khách hàng đã sử dụng thì với bệnh viêm da cơ địa, thường sau khoảng 2-3 ngày là thấy giảm ngứa, giảm sưng viêm, mẩn đỏ và mềm da hơn. Sau khi viêm ngứa giảm hẳn, bạn nên tiếp tục sử dụng thêm 1-2 tuần giúp hết triệu chứng, đồng thời tạo 1 lớp màng bảo vệ ngoài da, tránh tái phát. Sau khi bôi kem Sodermix tình trạng viêm da cơ địa, á sừng nặng của bệnh nhân này cũng thuyên giảm và đến nay đã đỡ được 95% Kem bôi Sodermix nhận được rất nhiều lời khen ngợi, đánh giá cao từ cả người bệnh và các bác sĩ, chuyên gia. Sản phẩm hiện có mặt tại hơn 100 quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, mỗi tuýp kem Sodermix 15gr đang được bán với giá 310.000đ/ tuýp có thể sử dụng được từ 1-2 tháng, tính chi phí trung bình chỉ khoảng 5.000đ – 10.000đ/ ngày. Với khoản chi phí này, Sodermix được đánh giá là “siêu rẻ” so với các chi phí điều trị khác. Để tìm nhà thuốc gần nhất có bán kem bôi Sodermix, vui lòng “CLICK VÀO ĐÂY” Để đặt mua Sodermix giao hàng thanh toán tại nhà, vui lòng “BẤM VÀO ĐÂY” Lời kết Bệnh á sừng không thể tự khỏi. Để trị hoàn toàn các triệu chứng của bệnh á sừng, hạn hế nguy cơ tái phát, bạn phải thật kiên trì duy trì thói quen sinh hoạt, chăm sóc da… hằng ngày. Chúc bạn nhanh chóng thoát khỏi nỗi lo bệnh á sừng, duy trì làn da khỏe mạnh. Trên đây là toàn bộ những thông tin về vấn đề á sừng có tự khỏi không, bao lâu thì khỏi? Rất mong đem lại những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Tài liệu tham khảo: https://medlineplus.gov/genetics/condition/atopic-dermatitis/ https://medlineplus.gov/itching.html https://suckhoedoisong.vn/bi-a-sung-can-luu-y-gi-16973689.htm https://syt.bacgiang.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc/-/asset_publisher/6CWBO9WiZqsQ/content/benh-a-sung-nguyen-nhan-trieu-chung-cach-ieu-tri Chia sẻ

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...