Ngứa lòng bàn tay bàn chân - Mách cách "bắt bệnh tìm thuốc"!
Nhiều người cho rằng, ngứa lòng bàn tay trái hay ngứa lòng bàn tay phải là điềm báo của việc bạn sắp cho đi hay nhận được một số tiền. Nhưng thực tế có phải là như vậy hay đây là dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể? Bài viết hôm nay sẽ phân tích chi tiết triệu chứng ngứa lòng bàn tay, chân để giúp bạn tìm ra đáp án chính xác.
Mục lục
- Ngứa lòng bàn tay, chân xảy ra như thế nào?
- Ngứa lòng bàn tay và ngứa lòng bàn chân có phải một bệnh?
- Top 7 nguyên nhân gây ngứa lòng bàn tay, bàn chân
- Khi nào ngứa lòng bàn tay, chân cần gặp bác sĩ?
- Cách chữa ngứa lòng bàn chân, bàn tay
- Sodermix – Trị ngứa lòng bàn tay với tác động “3 trong 1”
- Phòng ngứa lòng lòng bàn chân, bàn tay bằng cách nào?
Ngứa lòng bàn tay, chân xảy ra như thế nào?
Ngứa lòng bàn tay, bàn chân là phản ứng của cơ thể cảnh báo bệnh lý về da hay các bệnh lý xảy ra tại cơ quan trong cơ thể (gan, thận, máu, nội tiết, thần kinh). Triệu chứng ngứa lòng bàn tay, bàn chân có thể xuất hiện cấp tính hoặc tồn tại như một bệnh mạn tính (kéo dài trên 6 tuần).
Cơ chế gây ngứa lòng bàn tay chân khá phức tạp. Các chuyên gia da liễu đã xác định được vai trò của nơron cảm giác ngoại vi (chứa chứa thụ thể, MrgA3) chịu trách nhiệm trung gian cho cảm giác ngứa. Những nơron này sẽ nhận tín hiệu từ da và “gửi thông báo” đến thần kinh trung ương. Tai đây, thông tin sẽ được phân tích để xác định cảm giác ngứa và thúc đẩy phản xạ gãi.
Ngứa lòng bàn tay có thể bị kích hoạt bởi 4 cơ chế dưới đây:
- Kích thích thụ thể (Pruritoceptive itch) như: Thụ thể cảm giác, chất trung gian hóa học (histamin, bradykinin,…),…
- Nhạy cảm thần kinh (Neurogenic itch) dẫn đến: Giảm ngưỡng neuro, sinh độc chất thần kinh.
- Bệnh thần kinh (Neuropathic itch) dẫn đến: Truyền sai tín hiệu.
- Tâm lý – tâm thần (Psychogenic itch) dẫn đến: Đọc sai thông tin (ảo giác xúc giác).
Ngứa lòng bàn tay và ngứa lòng bàn chân có phải một bệnh?
Ngứa lòng bàn tay và ngứa lòng bàn chân thường hay xuất hiện cùng nhau khiến nhiều người băn khoăn: Liệu đây có phải là một bệnh?
Thực tế cho thấy, một bệnh lý có thể là nguyên nhân gây ra ngứa cả ở lòng bàn tay và bàn chân. Thế nhưng bị ngứa cùng lúc ở lòng bàn chân – tay chưa hẳn đã là cùng một bệnh. Ví dụ:
- Do một bệnh: Bệnh tổ đỉa có thể gây ra triệu chứng ngứa xuất hiện đồng thời cả ở lòng bàn chân và lòng bàn tay.
- Do hai bệnh khác nhau: Bệnh tổ đỉa gây ngứa ở lòng bàn tay và viêm da dị ứng gây ngứa tại lòng bàn chân.
Top 7 nguyên nhân gây ngứa lòng bàn tay, bàn chân
Ngứa lòng bàn tay và bàn chân không chỉ gây bất tiện trong cuộc sống mà còn là biểu hiện của một số bệnh lý. Nếu bạn đang thắc mắc về những nguy cơ tiềm ẩn đó thì dưới đây chính là câu trả lời.
Bệnh tổ đỉa
Tổ đỉa là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra ngứa lòng bàn chân, tay. Bệnh gây ra các triệu chứng phổ biến như: Đỏ da, nứt nẻ, mọc mụn nước nhỏ kèm theo triệu chứng ngứa dữ dội ở lòng bàn tay – chân, kẽ ngón tay – chân. Tổn thương do tổ đỉa gây ra lặp đi lặp lại nhiều lần có thể khiến da bị sần sùi kèm theo các lỗ rỉ nước vàng như mồm con đỉa.
Bệnh tổ đỉa thường khởi phát thường khởi phát theo mùa, do dị ứng hoặc căng thẳng. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tổ đỉa gồm có:
- Di truyền: Nếu bạn có người thân bị tổ đỉa thì nguy cơ bạn mắc phải căn bệnh này cũng cao hơn.
- Nghề nghiệp: Những người phải tiếp xúc với hóa chất nhiều có nguy cơ bị tổ đỉa cao hơn như: thợ làm tóc, công nhân cơ khí, tạp vụ,…
- Suy giảm miễn dịch: Điều này khiến da yếu, dễ bị tác nhân gây bệnh tổ đỉa tấn công.
☛ Tham khảo chi tiết: Bệnh tổ đỉa là gì?
Bệnh vẩy nến
Ngứa lòng bàn chân hoặc lòng bàn tay cũng là triệu chứng phổ biến của bệnh vẩy nến – Một bệnh tự miễn gây viêm da mãn tính. Bệnh vẩy nến xảy ra khi hệ thống miễn dịch nhầm lẫn tế bào da bình thường với vi rút hoặc nhiễm trùng và phản ứng bằng cách liên tục sản sinh tế bào da mới. Quá trình này xảy ra ngay cả khi tế bào da cũ chưa chết đi và bong ra. Hệ quả là da của người bệnh bị dày sừng, bong tróc và ngứa ngáy.
Nguyên nhân gây bệnh vảy nên chủ yếu là do di truyền. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể được kích hoạt bởi các yếu tố như: căng thẳng, thời tiết lạnh, nội tiết tố hoặc nhiễm khuẩn tụ cầu hoặc viêm họng. Ngoài ra, những thuốc như lithium và thuốc chẹn beta, cũng được chứng minh có liên quan đến việc bùng phát bệnh vẩy nến.
Ngoài gây ngứa lòng bàn tay, bệnh nhân vảy nến còn gặp phải một số triệu chứng khác như:
- Nổi mụn nước nhỏ, mụn mủ ở bàn chân, bàn tay và vùng da mẩn đỏ
- Da khô cứng, nứt nẻ, chảy máu
- Viêm đau các khớp chân, tay, ngón chân, ngón tay.
Viêm da dị ứng
Ngứa lòng bàn chân, lòng bàn tay cũng có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đã tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Tùy vào loại dị nguyên (nguyên nhân gây dị ứng) mà triệu chứng ngứa có thể khởi phát ngay lập tức hoặc sau vài giờ. Những yếu tố gây viêm da dị ứng phổ biến như: Kim loai (niken hoặc coban), chất tẩy rửa hóa học, nước hoa, bụi bẩn, dịch tiết côn trùng, lông động vật,…
Phản ứng dị ứng sẽ không xuất hiện ở lần đầu cơ thể tiếp xúc với dị nguyên. Bởi lẽ, lúc này cơ thể mới bắt đầu thực hiện “ghi nhớ” dị nguyên và sản sinh ra histamin – chất trung gian gây ngứa . Ở lần tiếp xúc sau, cơ thể ngay lập tức giải phóng histamin và kích thích phản ứng dị ứng.
Ngoài triệu chứng ngứa lòng bàn tay, bàn chân, một số triệu chứng khác cũng hay xuất hiện trong viêm da dị ứng như:
- Phát ban da
- Khô da
- Nổi mụn nước
- Da bị nóng rát hoặc châm chích
☛ Chi tiết: Nguyên nhân triệu chứng và cách trị viêm da dị ứng!
Bệnh tiểu đường
Eruptive xanthomatosis là tình trạng ngứa lòng bàn chân, bàn tay trong bệnh lý tiểu đường. Theo các bác sĩ, phản ứng ngứa trong bệnh tiểu đường xảy ra là do:
- Tổn thương các sợi thần kinh ở bàn tay và bàn chân. Trước khi tổn thương này xảy ra, cơ thể tiết ra Cytokine – Chất trung gian hóa học gây ngứa.
- Biến chứng suy gan – suy thận làm các chất cặn bã tăng đào thải qua tuyến mồ hôi ở lòng bàn tay, bàn chân gây ra ngứa.
- Dị ứng thuốc điều trị tiểu đường gây ngứa.
Xơ gan
PBC – Một rối loạn tự miễn dịch được gọi là viêm đường mật nguyên phát hay xơ gan mật nguyên phát có thể gây ngứa lòng bàn bàn tay có đốm. Quá trình này xảy ra là do ống dẫn mật kết nối giữa gan với dạ dày bị ảnh hưởng khiến mật bị tích tụ và gây tổn thương cho gan.
Ngoài ngứa lòng bàn tay, người bị PBC có thể gặp một số triệu chứng khác như:
- Xuất hiện lấm tấm trắng trong lòng bàn tay
- Buồn nôn
- Đau xương
- Tiêu chảy
- Nước tiểu đậm màu
- Vàng da
Hội chứng ống cổ tay
Những người bị rối loạn chức năng thần kinh cũng xuất hiện triệu chứng ngứa lòng bàn tay. Tình trạng này xuất hiện khi hệ thần kinh bị tổn thương bởi một số bệnh lý như: Bệnh tiểu đường, hội chứng ống cổ tay.
Trong đó, hội chứng ống cổ tay gây áp lực lên dây thần kinh giữa ở tay gây tê, yếu, ngứa và đau tay. Cảm giác ngứa bắt đầu ở lòng bàn tay và thường xảy ra vào ban đêm.
Cách chữa ngứa lòng bàn chân, bàn tay
Điều trị ngứa lòng bàn tay, bàn chân hướng đến 2 mục đích chính gồm: Điều trị nguyên nhân và điều trị giảm nhẹ triệu chứng. Tùy vào mục đích điều trị mà người bệnh cần sử dụng thuốc hoặc áp dụng biện pháp khác nhau.
Điều trị nguyên nhân gây tình trạng ngứa
Phương pháp điều trị này hướng đến việc loại bỏ dứt điểm tình trạng ngứa lòng bàn chân, bàn tay. Để có phác đồ phù hợp, người bệnh cần đến bệnh viện thăm khám và làm rõ nguyên nhân. Dựa trên kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra hướng dẫn điều trị, cụ thể:
- Do bệnh tổ đỉa: Ở thể bệnh nhẹ, bệnh nhân có thể được hướng dẫn sử dụng thuốc mỡ steroid (ví dụ: hydrocortisone 0,5%) và kem dưỡng ẩm để cải thiện triệu chứng. Ngoài ra, bác sĩ có thể kê thêm các thuốc ức chế miễn dịch như: pimecrolimus hoặc tacrolimus. Hoặc, những trường hợp bệnh nhân không đáp ứng với thuốc thông thường sẽ được kê viên nang alitretinoin. (☛ Tham khảo chi tiết: Thuốc trị tổ đỉa)
- Bệnh vẩy nến: Để điều trị bệnh vẩy nến, các bác sĩ thường chỉ định thuốc điều trị tại chỗ gồm: kem bôi steroid kết hợp acid salicylic để tiêu sừng, giảm ngứa, kẽm oxyd giúp làm dịu da. Các thuốc điều trị toàn thân thường là: Methotrexate trị đỏ da toàn thân, Acitretin điều hòa quá trình sừng hóa, Cyclosporin ức chế miễn dịch. Ngoài ra, một số bệnh nhân có thể phải kết hợp điều trị cùng liệu pháp quang động bằng các tia: UVA (320-400nm), UVB (290-320nm), PUVA (Psoralen phối hợp UVA).
- Viêm da dị ứng: Điều đầu tiên trong điều trị dị ứng là phải tách cơ thể khỏi dị nguyên. Sau đó, người bệnh có thể sử dụng các thuốc điều trị tại chỗ là kem bôi kháng histamin và thuốc điều trị toàn thân là Corticoid liều thấp. (☛ Tham khảo chi tiết: Thuốc trị viêm da dị ứng)
- Bệnh tiểu đường: Để giảm ngứa lòng bàn tay, chân trong bệnh tiểu đường người bệnh cần kiểm soát được nồng độ đường trong máu để hạn chế tổn thương đến thần kinh. Những thuốc điều trị tiểu đường thường gặp như: Insulin, Metformin, Sulfonylurea, Thiazolidinedione,…
- Xơ gan: Người bị PBC có thể dùng thuốc theo toa gọi là cholestyramine (Questran) để giảm các triệu chứng ngứa.
- Hội chứng ống cổ tay: Nếu bạn đang nghi ngờ mình bị hội chứng ống cổ tay, hãy đến gặp bác sĩ để có phác đồ điều trị rõ ràng. Trường hợp nhẹ, bạn sẽ chỉ cần nghỉ ngơi và đeo nẹp cổ tay. Tuy nhiên, nếu bệnh đã tiến triển nặng, bạn có thể phải phẫu thuật để giảm áp lực lên các dây thần kinh giữa.
- Suy giảm chức năng thận: Tình trạng này có thể xảy ra do nhiều bệnh lý khác nhau tại thận. Do vậy, người bệnh cần đến bệnh viện thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết để xác định thuốc điều trị phù hợp.
Cải thiện triệu chứng ngứa tại nhà
Ngứa lòng bàn chân và lòng bàn tay thường khiến người bệnh rất khó chịu. Để khắc phục nhanh chóng triệu chứng này, bạn có thể áp dụng một số cách dưới đây:
- Chườm mát: Tình trạng ngứa lòng bàn tay trái và ngứa lòng bàn tay phải có thể được giải quyết chỉ với một chiếc khăn lạnh. Bạn chỉ cần đặt một miếng vải ẩm và mát lên lòng bàn tay trong 5 – 10 phút sẽ thấy ngay hiệu quả.
- Ngâm nước lá khế: Bạn lấy khoảng 200g lá khế tươi, rửa sạch và vò nát. Sau đó, đun sôi cùng 2 lít nước và thêm một chút muối hạt. Bạn dùng nước này để ngâm, rửa tay chân sẽ thấy triệu chứng được cải thiện rõ rệt.
- Đắp lá kinh giới: Bạn lấy một nắm lá kinh giới tươi rồi rửa sạch, để ráo nước. Tiếp đó, cho lá kinh giới vào chảo, đảo nóng đến khi lá héo thì dừng. Bạn đợi một chút để lá nguội bớt rồi lấy chườm lên lòng bàn tay và lòng bàn chân sẽ thấy cơn ngứa dịu nhanh.
- Nước gừng: Với cách này, bạn cắt gừng thành những lát mỏng rồi đun với đường nâu theo tỉ lệ 1:1. Khi hỗn hợp sôi, bạn thêm chút nước rồi đợi hỗn hợp nguội bớt thì đắp lên lòng bàn tay, bàn chân.
☛ Tham khảo thêm: Mẹo trị ngứa an toàn hiệu quả tại nhà!
Sodermix – Trị ngứa lòng bàn tay với tác động “3 trong 1”
Khuyến cáo hàng đầu cho những người bị ngứa lòng bàn tay và lòng bàn chân là nên sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên để chăm sóc da. Điển hình như Sodermix – Sản phẩm trị ngứa, chăm sóc da được nhiều bình chọn từ chuyên gia da liễu nhất.
Sodermix “xóa tan” cơn ngứa lòng bàn tay, bàn chân bằng cách cung cấp enzyme SOD cho cơ thể. Enzyme có tác dụng trung hòa gốc tự do, ngăn cản phản ứng viêm và phản ứng dị ứng. Nhờ đó, giải quyết triệu chứng ngứa nhanh chóng và hiệu quả.
Bên cạnh đó, Sodermix sở hữu bảng thành phần vô cùng “đẹp”. Các dưỡng chất từ tinh dầu quả bơ giúp dưỡng ẩm, làm mềm và nuôi dưỡng da, kích thích tái tạo vùng da bị tổn thương. Thành phần dầu khoáng tự nhiên giúp khóa ẩm, tạo lớp bảo vệ cho da, ngăn cản sự tấn công của bụi bẩn hay vi khuẩn.
Kem Sodermix là một trong số ít các sản phẩm điều trị bệnh lý ngoài da hiện nay được chứng minh hiệu quả trên lâm sàng.
Trong đó, nghiên cứu hiệu quả giảm ngứa của Sodermix được thực hiện bởi Hiệp hội Da liễu Croatica năm 2011. Kết quả cho thấy: kem Sodermix có hiệu quả giảm thời gian khởi phát cơn ngứa, giảm thời gian và mức độ ngứa.
Đặc biệt hơn, Sodermix ngăn cản phản ứng viêm, giúp da lành nhanh hơn đồng thời, làm giảm sự lắng đọng và tăng sinh collagen quá mức. Nhờ đó, bạn sẽ hạn chế được tối đa nguy cơ bị sẹo. Bởi vậy, Sodermix tạo ra tác động “3 trong 1” – Vừa trị ngứa, vừa dưỡng da lại ngăn cản sẹo xuất hiện. Sản phẩm chính là sự lựa chọn hoàn hảo cho những người bị ngứa lòng bàn tay, bàn chân.
Để tìm mua Sodermix tại các nhà thuốc trên toàn quốc, chi tiết XEM TẠI ĐÂY
Để đặt mua Sodermix giao hàng thanh toán tại nhà, vui lòng BẤM VÀO ĐÂY
Phòng ngứa lòng lòng bàn chân, bàn tay bằng cách nào?
Trên thực tế, đối tượng bị ngứa lòng bàn tay, ngứa lòng bàn chân phổ biến nhất là bệnh nhân da liễu. Ngứa trong những trường hợp này thường không khó để kiểm soát nhưng lại rất dễ tái phát. Để hạn chế tần suất bệnh xuất hiện trở lại, bạn hãy lưu ý những điều sau:
- Tránh sử dụng găng tay làm bằng len hay vải tổng hợp: Những chất liệu này có thể cọ xát vào da tay và gây ngứa. Thay vào đó, bạn hãy sử dụng găng tay từ cotton hoặc sợi organic.
- Rửa tay bằng nước ấm: Dùng nước quá nóng hoặc quá lạnh sẽ tăng nguy cơ khởi phát triệu chứng ngứa.
- Sử dụng xà phòng có nguồn gốc tự nhiên: Hay đơn giản hơn là bạn hãy chọn những sản phẩm ít hoặc không có mùi thơm để rửa tay.
- Đừng để da tay bị khô quá mức: Bạn hãy tạo cho mình thói quen sử dụng kem dưỡng ẩm ngay sau khi làm khô tay.
- Bảo hộ tay khi làm việc: Những người thường xuyên tiếp xúc với chất tẩy rửa, chất hóa học tuyệt đối không sử dụng tay trần. Hãy đeo găng tay cotton bên trong găng tay cao su để tránh bị kích ứng.
- Hạn chế dùng gel rửa tay chứa cồn: Sản phẩm này sẽ khiến da bạn bị khô, kích ứng và gây ngứa.
Ngứa lòng bàn tay và ngứa lòng bàn chân không phải là một “điềm báo” như quan niệm tâm linh. Nó là biểu hiện của khá nhiều bệnh lý. Mặc dù, bạn sẽ không ngay lập tức gặp nguy hiểm bởi triệu chứng nay. Tuy nhiên, hãy cẩn trọng và có biện pháp điều trị sớm để tránh gặp phải những tiến triển nghiêm trọng.
Tài liệu tham khảo:
https://www.medicalnewstoday.com/articles/321047#causes
https://www.netdoctor.co.uk/ask-the-expert/skin-hair-nails/a3101/itchy-hands/
https://www.healthline.com/health/itchy-palms#treatment
Thông tin về Kem bôi da SODERMIX® - Nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp®
Sodermix đã có mặt tại 108 nước trên thế giới sau 10 năm
- Hiệu quả:
Đối với viêm da cơ địa, chàm sữa:
- Chống viêm, giảm ngứa, mẩn đỏ, mụn nước
- Dưỡng ẩm, mềm da, không còn bong tróc, nứt nẻ
- Ngăn ngừa tái phát khi dùng đều đặn 2-3 tháng
Đối với sẹo lồi, sẹo thâm:
- Sáng da, mờ thâm chỉ từ 2 tuần
- Làm mềm, làm nhỏ và co chân sẹo chỉ từ 4 tuần
- Giá bán: 310.000đ/ tuýp(Dùng được khoảng 1 tháng)
- Đối tượng sử dụng:
Người bị Viêm da cơ địa, Chàm sữa, Eczema, Tổ đỉa, Ngứa, Sẹo lồi, sẹo thâm...
Đặc biệt, Sodermix hoàn toàn không có Corticoid nên có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.