Ngứa da đầu rụng tóc: nguyên nhân, cách khắc phục!
Bạn đã bao giờ gặp phải tình trạng ngứa da đầu và rụng tóc chưa? Nó có làm bạn tức điên lên vì ngứa không? Bạn có bị stress khi tóc rụng nhiều? Rất nhiều người nghĩ gội sạch đầu sẽ giải quyết được vấn đề. Tuy nhiên, có rất nhiều nguyên nhân khiến ta bị ngứa da đầu, muốn chấm dứt tình trạng này, ta phải hiểu rõ nguyên nhân của nó.
Mục lục
Ngứa da đầu rụng tóc là hiện tượng gì?
Ngứa da đầu và rụng tóc là hiện tượng thường gặp ở cả nam và nữ với những triệu chứng như: luôn cảm thấy da đầu ngứa ngáy, khó chịu, tóc rụng nhiều hơn so với bình thường.
Tình trạng ngứa da đầu và rụng tóc kéo dài là 1 trong những nguyên nhân khiến ta mất tự tin, stress và lâu dần có thể dẫn đến tóc thưa mỏng, thậm chí hói đầu, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống, sinh hoạt.
Nguyên nhân gây ngứa da đầu và rụng tóc
Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây nên hiện tượng ngứa da đầu và rụng tóc, ta có thể kể đến 1 số nguyên nhân sau:
Gàu
Gàu là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên hiện tượng ngứa da đầu, rụng tóc. Hầu như tất cả mọi người đều đã trải qua cảm giác ngứa ngáy do gàu.
Khi da đầu có nhiều dầu thừa và bụi bẩn, 1 loại nấm khuẩn có tên Melissa sẽ làm gàu xuất hiện. Lúc này, bạn sẽ cảm thấy ngứa ngáy, cho tay lên gãi, việc này khiến tóc chịu tác động, dễ rụng hơn thông thường. Đồng thời, gàu cũng là nguyên nhân gây bít tắc lỗ chân lông, khiến tóc con khó mọc lên và có thể khiến chân tóc yếu hơn.
Viêm chân tóc
Viêm chân tóc là hiện tượng các nang tóc bị khuẩn tụ cầu hoặc nấm tấn công, gây nhiễm trùng. Khi bị viêm chân tóc, trên da đầu sẽ xuất hiện những nốt sần đỏ và có vảy, kèm theo cảm giác ngứa. Bệnh lý này có thể gây rụng tóc tạm thời, tóc sẽ mọc lại sau khi được điều trị khỏi. Tuy nhiên, với 1 số rất ít trường hợp tóc có khả năng rụng vĩnh viễn.
Nấm da đầu
Đây là bệnh gây nên bởi khuẩn nấm, chúng tấn công và cư trú ở nang tóc và da đầu gây nên tình trạng ngứa và rụng tóc. Tùy vào chủng nấm gây bệnh, các triệu chứng sẽ khác nhau, tóc có thể bị gãy sát chân tóc hoặc chỉ gãy phần thân trên, có thể kèm theo ngứa dữ dội.
Đây là bệnh lý có tính chất lây lan, có thể lan rộng ra vùng da đầu xung quanh nếu không được điều trị đúng cách và có khả năng lây từ người sang người. Nấm da đầu thường xuất hiện ở trẻ em, có thể kèm theo các triệu chứng như: phát ban nổi lên bề mặt da, có vảy khô, trên da đầu xuất hiện các chấm đen, gồ ghề.
Chàm da đầu (Scalp eczema)
Chàm da đầu là bệnh lý viêm da tiết bã da dầu. Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ có những triệu chứng như: da đầu đỏ, ngứa ngáy, khó chịu, đổ nhiều dầu và bong vảy. Nếu không được điều trị, bệnh có thể lan rộng và gây ngứa ngáy tăng thêm, việc gãi và cào da đầu do ngứa cũng là 1 trong những nguyên nhân gây rụng tóc.
Dị ứng thuốc nhuộm tóc hoặc dầu gội
Trong thuốc nhuộm tóc thường có chứa thành phần paraphenylenediamine (PPD), 1 thành phần có khả năng khiến người sử dụng bị kích ứng, đồng thời chất này cũng gây rụng tóc nhiều ở những người có cơ địa nhạy cảm. Ngoài ra, việc dị ứng với thuốc nhuộm tóc có thể khiến da đầu bị viêm và ngứa.
Ngoài thuốc nhuộm tóc thì việc dị ứng với các thành phần trong dầu gội cũng là nguyên nhân khiến da đầu bạn bị ngứa, nhiều gàu và rụng tóc.
☛ Tìm hiểu chi tiết hơn: Chứng viêm da tiếp xúc dị ứng
Bệnh vảy nến
Khi bị bệnh vảy nến, trên da đầu sẽ xuất hiện từng mảng da khô đóng thành vảy lớn, bám chặt vào chân tóc khiến người bệnh luôn cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Nếu gãi nhiều, các lớp vảy sẽ bong tróc và gây rụng tóc.
Bệnh vảy nến da đầu không chỉ mang đến cho người bệnh cảm giác khó chịu mà còn khiến họ mang tâm lý e ngại, tự ti và làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Bệnh liken phẳng
Bệnh liken phẳng là 1 bệnh lý viêm da đầu liên quan đến hệ thống miễn dịch và thường xuất hiện ở phụ nữ trẻ, gây ra hiện tượng tóc rụng từng mảng. Bệnh có những biểu hiện như: da đầu đỏ, phồng rộp, tróc vảy và có cảm giác châm chích.
Nếu các nang tóc hình thành sẹo và không có khả năng phục hồi thì tóc ở khu vực đó sẽ không thể mọc lại (rụng tóc vĩnh viễn).
Rụng tóc từng mảng (Alopecia areata)
Hiện tượng này sẽ khiến tóc rụng theo từng mảng, hình thành những mảng tròn không có tóc trên da đầu với kích thước có thể tăng dần. Tóc rụng từng mảng sẽ có nguy cơ cao dẫn đến hói đầu.
Nhiều người cho rằng việc xảy ra hiện tượng này là do hệ thống miễn dịch tấn công các nang tóc khỏe mạnh. Bệnh xuất hiện nhiều nhất ở những người có tiền sử gia đình mắc các bệnh lý tự miễn (tiểu đường tuýp 1, viêm khớp dạng thấp,..) hoặc bệnh nhân đang mắc ung thư, điều trị ung thư.
Cần phải phân biệt rõ hiện tượng ngứa da đầu và rụng tóc thông thường (tình trạng được cải thiện khi thay đổi thói quen chăm sóc tóc và da đầu) với ngứa da đầu và rụng tóc do bệnh lý để có phương pháp điều trị thích hợp. Trong nhiều trường hợp, việc đến gặp bác sĩ da liễu là vô cùng cần thiết.
Ngứa da đầu, rụng tóc cần đến gặp bác sĩ khi nào?
Hiện nay còn rất nhiều người vẫn chủ quan khi gặp phải hiện tượng ngứa da đầu và rụng mà không biết rằng đây rất có thể là bệnh lý. Nếu tình trạng này kéo dài và nặng thêm sẽ càng khó khăn trong điều trị, gây ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đến đời sống người bệnh
Trong trường hợp trên da đầu xuất hiện những dấu hiệu dưới đây, bạn nên đến gặp các bác sĩ da liễu sớm nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời:
- Tóc rụng thành từng mảng hoặc rụng nhiều có khả năng dẫn đến hói đầu
- Tình trạng ngứa da đầu ngày càng nghiêm trọng
- Da đầu nhạy cảm, có cảm giác nóng rát hoặc đau khi chạm vào.
Cách điều trị ngứa da đầu, rụng tóc
Tùy vào nguyên nhân, tình trạng ngứa da đầu và rụng tóc có thể được điều trị theo những cách khác nhau:
Sử dụng thuốc
Tùy vào từng trường hợp, các bác sĩ có thể cho bạn sử dụng 1 số loại thuốc dưới đây:
- Thuốc trị nấm dưới dạng bôi hoặc uống
- Thuốc giảm viêm có chứa steroid dưới dạng bôi, uống hoặc dạng xịt
- Thuốc miễn dịch có khả năng kích thích hoặc gây ức chế miễn dịch
- Minoxidil (Rogaine) có khả năng ức chế quá trình rụng tóc, khiến quá trình này chậm lại và kích thích mọc mới mọc lại
- Finasteride (Propecia) có tác dụng trong điều trị hói đầu có tính chất di truyền.
Ngoài ra, cấy tóc cũng là 1 trong những phương pháp điều trị tóc rụng vĩnh viễn mang lại hiệu quả nhanh chóng và tính thẩm mỹ cao. Việc cấy tóc sẽ được thực hiện sau khi điều trị khỏi các triệu chứng liên quan.
Cách chăm sóc cải thiện ngứa da đầu và giúp tóc mọc nhanh hơn
Không phải tất cả trường hợp rụng tóc và ngứa da đầu đều cần đến sự can thiệp y tế. Tuy nhiên dù có cần can thiệp hay không, bạn vẫn có thể áp dụng những cách sau để có được mái tóc và da đầu khỏe mạnh hơn.
Sử dụng dầu gội thích hợp
Đây là điều cơ bản nhất trong việc chăm sóc tóc và da đầu hằng ngày. Bạn cần lựa chọn những loại dầu gội phù hợp với bản thân phù hợp với chất tóc và tình trạng da đầu của mình. Ví dụ: tóc thường, tóc khô, tóc nhiều dầu, tóc nhuộm, da đầu nhiều dầu, da đầu khô… sẽ là cơ sở để lựa chọn những loại dầu gội tương ứng.
Ngoài ra, nếu da đầu bạn có gàu, bạn có thể ưu tiên sử dụng những loại dầu gội trị gàu (có chứa kẽm hoặc selen giúp chống nấm).
Chăm sóc tóc nhẹ nhàng
Để hạn chế làm tổn thương da đầu cũng như giảm lượng tóc rụng, bạn nên áp dụng các biện pháp chăm sóc sau:
- Thường xuyên làm sạch tóc và da đầu với dầu gội dịu nhẹ
- Khi gội đầu, nên gãi da đầu nhẹ nhàng bằng phần thịt ở đầu các ngón tay, tránh cào mạnh
- Sau khi gội đầu nên dùng khăn bông mềm nhẹ nhàng thấm khô tóc và da đầu, tránh vò mạnh hoặc chà xát
- Không nên buộc, búi tóc quá chặt hoặc khi tóc chưa khô hoàn toàn
- Hạn chế để da đầu tiếp xúc với các loại hóa chất (thuốc uốn, duỗi, nhuộm)
- Tránh để tóc và da đầu tiếp xúc nhiều với nhiệt độ cao hoặc nắng gắt
Massage da đầu
Massage da đầu sẽ làm tăng lượng máu lưu thông đến da đầu, giúp kích thích các nang tóc và chân tóc, giúp tóc phát triển khỏe mạnh hơn, mọc dày và dài nhanh hơn.
Chế độ dinh dưỡng
Nhiều nghiên cứu cho thấy việc bổ sung đầy đủ 1 số dưỡng chất từ chế độ ăn uống có thể giúp cải thiện tình trạng rụng tóc. Để có 1 mái tóc chắc khỏe hơn, bạn có thể bổ sung 1 số chất dinh dưỡng sau:
- Omega-3: có khả năng ngăn ngừa tình trạng khô da, từ đó giúp hạn chế hình thành gàu. Omega-3 có nhiều trong cá và các loại hạt.
- Kẽm: tham gia điều tiết quá trình sản xuất bã nhờn trên tóc, đồng thời cơ thể thiếu hụt kẽm sẽ gây nên hiện tượng rụng tóc. Ta có thể bổ sung kẽm từ 1 số nguồn thực phẩm như: sữa, yến mạch, các loại hạt, lòng đỏ trứng, phô mai,…
- Vitamin B1: loại vitamin này có khả năng kích thích tóc mọc nhanh hơn, giảm gãy rụng, mang đến cho bạn 1 mái tóc chắc khỏe hơn. Bạn có thể bổ sung vitamin B1 với các thực phẩm như bánh mì, ngũ cốc, trứng,…
- Vitamin B3: có trong những thực phẩm như các loại thịt, khoai tây, gừng, gan động vật,… Vitamin B3 có khả năng chống lại các gốc tự do, từ đó giúp da đầu được bảo vệ tốt hơn, giúp ngăn ngừa tình trạng hư tổn và làm giảm lượng tóc gãy rụng.
- Vitamin B6: có khả năng tiêu diệt các protein gây hại cho tóc, chống gãy rụng tóc và giúp tóc chắc khỏe hơn. Ngoài ra, vitamin B6 có thể ngăn chặn tình trạng khô da, từ đó giúp giảm gàu đáng kể. Bạn có thể bổ sung vitamin B6 từ những thực phẩm như: chuối, cá hồi, cá ngừ, gan gà, cải bó xôi…
- Vitamin B12: có khả năng hỗ trợ tuần hoàn, lưu thông máu, giúp hình thành hồng cầu và kích thích tóc mọc nhanh hơn. Ngoài ra, việc cơ thể thiếu hụt vitamin B12 cũng gây hiện tượng khô ngứa ở da. Vitamin B12 có nhiều trong các thực phẩm như trứng, sữa, phô mai, gan động vật,…
Một số mẹo giúp giảm ngứa da đầu và rụng tóc tại nhà
Nếu bạn gặp phải tình trạng ngứa ngáy và rụng tóc thông thường, không quá nghiêm trọng, bạn có thể áp dụng 1 số biện pháp sau để cải thiện sức khỏe của da đầu và mái tóc:
Ủ tóc với giấm táo
Trong giấm táo có chứa axit citric, có khả năng ngăn ngừa sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn. Ngoài ra, giấm táo còn có khả năng chống viêm, làm hạn chế nguy cơ nhiễm trùng. Đối với da đầu, giấm táo có khả năng giúp giảm ngứa nhờ cân bằng độ pH trên da và loại bỏ các vi khuẩn gây tác động xấu đến nang tóc.
Ta có thể thực hiện ủ tóc với giấm táo như sau:
- Sử dụng nước sạch làm ướt tóc và da đầu
- Cho giấm táo và nước sạch vào bình xịt theo tỷ lệ 1:1
- Xịt dung dịch vừa pha lên da đầu
- Sau 15 phút, gội sạch tóc và da đầu với dầu gội dịu nhẹ.
Nên áp dụng phương pháp này 2-3 lần 1 tuần, giảm dần tần suất khi tình trạng ngứa da đầu và rụng tóc được cải thiện.
Gội đầu với nước chanh
Nước cốt chanh có tính chất sát trùng, từ xa xưa đã được sử dụng rộng rãi để gội đầu, điều trị gàu. Chanh sẽ giúp bạn giảm tình trạng khô, ngứa da đầu chỉ với những cách thực hiện rất đơn giản:
- Gội sạch tóc và da đầu với dầu gội dịu nhẹ
- Thoa nước cốt chanh (có thể pha loãng với nước nếu không bị gàu) lên da đầu và mát-xa nhẹ nhàng trong khoảng 5 phút
- Xả sạch lại với nước, và nhẹ nhàng thấm khô tóc.
Ngoài ra, bạn có thể thoa hỗn hợp nước cốt chanh và sữa chua không đường lên da đầu trước khi gội đều đặn khoảng 2 lần/1 tuần, cho đến khi tình trạng ngứa ngáy và rụng tóc biến mất.
Sử dụng tinh dầu bưởi
Tinh dầu bưởi vốn được coi như “thần dược” trong việc chăm sóc tóc, giúp tóc mọc nhanh, mềm và mượt hơn. Tuy nhiên, tinh dầu bưởi còn có tác dụng ít được nhắc đến là giảm ngứa da đầu.
Bạn có thể sử dụng tinh dầu bưởi để trị ngứa da đầu và rụng tóc như sau:
- Cho lá bưởi, vỏ bưởi và vài củ sả vào nồi nước sạch, đun sôi trong khoảng 20 phút
- Chắt bỏ bã, hòa nước vừa đun cùng nước ấm, gội đầu hằng ngày, bạn sẽ sớm cảm nhận được sự thay đổi của mái tóc.
Để cải thiện tình trạng ngứa da đầu và rụng tóc 1 cách tốt nhất, bạn nên tìm hiểu rõ nguyên nhân để có thể khắc phục tình trạng này càng sớm càng tốt. Ngoài ra, việc điều trị cũng cần được thực hiện kiên trì và có chế độ chăm sóc hợp lý. Với những thông tin sodermix.vn chia sẻ trong bài viết trên đây, hy vọng bạn sẽ hiểu rõ hơn về tình trạng này. Chúc bạn nhanh chóng lấy lại được mái tóc khỏe mạnh, bóng mượt.
Thông tin về Kem bôi da SODERMIX® - Nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp®
Sodermix đã có mặt tại 108 nước trên thế giới sau 10 năm
- Hiệu quả:
Đối với viêm da cơ địa, chàm sữa:
- Chống viêm, giảm ngứa, mẩn đỏ, mụn nước
- Dưỡng ẩm, mềm da, không còn bong tróc, nứt nẻ
- Ngăn ngừa tái phát khi dùng đều đặn 2-3 tháng
Đối với sẹo lồi, sẹo thâm:
- Sáng da, mờ thâm chỉ từ 2 tuần
- Làm mềm, làm nhỏ và co chân sẹo chỉ từ 4 tuần
- Giá bán: 310.000đ/ tuýp(Dùng được khoảng 1 tháng)
- Đối tượng sử dụng:
Người bị Viêm da cơ địa, Chàm sữa, Eczema, Tổ đỉa, Ngứa, Sẹo lồi, sẹo thâm...
Đặc biệt, Sodermix hoàn toàn không có Corticoid nên có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.