Viêm da dị ứng có lây không? Có để lại sẹo không?
Khi bị viêm da dị ứng, rất nhiều người bệnh luôn mang trong mình nỗi lo lắng và thắc mắc. Chẳng hạn như: không biết viêm da dị ứng có bị lây không? hay viêm da dị ứng có để lại sẹo không? làm cách nào để hết bệnh mà không bị sẹo? Để giải đáp những thắc mắc này, cách bạn hãy cùng theo dõi những thông tin dưới đây nhé.
Mục lục
Viêm da dị ứng là bệnh gì? có nguy hiểm không?
Viêm da dị ứng là tình trạng da bị viêm nhiễm, nổi mẩn, ngứa ngáy khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật, hóa chất,… Bệnh tuy không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng gây khá nhiều phiền phức trong sinh hoạt cũng như thẩm mỹ của người bệnh.
Theo các thống kê của các chuyên gia, trong các bệnh liên quan đến da liễu của con người thì viêm da dị ứng chiếm đến tỷ lệ 40% và trên thế giới có đến 6% dân số mắc phải chứng bệnh này. Đây là chứng bệnh phổ biến, có thể xuất hiện ở bất kỳ ai, không phân biệt giới tính hay độ tuổi nào.
Khi mắc viêm da dị ứng, người bệnh sẽ có các biểu hiện như da bị sưng viêm, rát đỏ, ngứa ngáy,… Bệnh rất dễ tái phát và khó điều trị được dứt điểm.
Tuy viêm da dị ứng không gây nguy hiểm đến tình mạng của người bệnh nhưng nếu chủ quan, không điều trị sớm hoặc điều trị không tích cực có thể dẫn tới tình trạng da bội nhiễm, hình thành những vết sẹo gây mất thẩm mỹ. Ngoài ra, nếu bệnh tiến triển nặng hơn có thể gây nên những biến chứng như sốc phản vệ, khó thở, trụy tim, giảm huyết áp, chân tay lạnh,…
☛Tìm hiểu chi tiết: Những thông tin cần biết về chứng bệnh viêm da dị ứng
Viêm da dị ứng có lây không? bao lâu thì khỏi?
Với câu hỏi viêm da dị ứng có bị lây không? Các chuyên gia da liễu nhận định rằng viêm da dị ứng không phải là căn bệnh có yếu tố lây lan từ người sang người vì bệnh hình thành do phần da tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng chứ không phải do virus bên trong cơ thể hay các tác nhân có khả năng lây nhiễm khác. Do đó, chúng ta không cần quá lo lắng khi giao tiếp hoặc tiếp xúc với người bệnh.
Mặc dù không lây sang người khác nhưng viêm da dị ứng lại có thể lây lan từ vùng da này sang vùng da khác trên cơ thể, thậm chí là lan ra toàn thân nếu người bệnh không có các biện pháp xử lý kịp thời, phù hợp. Lúc đó, các mụn nước hay các vết phồng rộp có thể bị vỡ làm dịch tiết chảy ra các vùng da lành lân cận gây viêm nhiễm. Để hạn chế tình trạng này, người bệnh cần điều trị viêm da dị ứng ngay từ khi mới thấy các dấu hiệu khởi phát bệnh.
Tuy không lây lan qua tiếp xúc trực tiếp nhưng viêm da dị ứng là chứng bệnh có yếu tố di truyền. Nghĩa là nếu cha mẹ bị mắc bệnh thì khả năng di truyền sang cho con cái sau này cũng rất cao, có thể tới 80%.
Còn với câu hỏi viêm da dị ứng bao lâu thì khỏi? Câu trả lời là không thể biết thời gian chính xác được bao giờ viêm da dị ứng khỏi. Thời gian chữa trị bệnh còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác nhau, chẳng hạn như các yếu tố sau:
- Tình trạng nặng nhẹ của bệnh: Nếu bệnh nhẹ thì có thể khỏi sau một thời gian ngắn nhưng tình trạng bệnh nặng hơn thì thời gian điều trị sẽ phải lâu hơn, công sức bỏ ra cũng nhiều hơn
- Cơ địa của bệnh nhân: Với những người cơ địa khỏe mạnh thì thời gian phục hồi sẽ nhanh hơn, còn nếu thể trạng yếu thì cần nhiều thời gian chữa trị hơn
- Phương pháp điều trị: Nếu sử dụng đúng phương pháp điều trị, hiệu quả trị bệnh sẽ nhanh hơn và ngược lại, chọn sai phương pháp sẽ khiến bệnh lâu khỏi, thậm chí là còn xấu đi
- Thời điểm chữa bệnh: Nếu phát hiện và điều trị sớm, khả năng khỏi bệnh sớm sẽ cao hơn khi để bệnh tiến triển nặng mới điều trị
- Chế độ chăm sóc: Nếu người bệnh được chăm sóc cẩn thận, tích cực thì bệnh tình sẽ sớm khỏi, thể trạng sẽ nhanh chóng phục hồi hơn
- Chế độ ăn uống: Khi điều trị viêm da dị ứng, nếu người bệnh được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, chủ động kiêng khem các loại thực phẩm dễ gây kích ứng thì quá trình phục hồi sẽ nhanh hơn
Nguyên nhân, triệu chứng của viêm da dị ứng
Nguyên nhân
Nói về nguyên nhân gây viêm da dị ứng thì có rất nhiều, đến hàng nghìn căn nguyên khác nhau có thể gây khởi phát bệnh. Tuy nhiên phần lớn các trường hợp mắc bệnh chủ yếu do các yếu tố sau:
- Yếu tố di truyền
- Do môi trường sống ô nhiễm, nhiều bụi bẩn, thời tiết thay đổi
- Do thể trạng da yếu
- Do mất cân bằng nội tiết tố
- Do suy giảm chức năng hệ miễn dịch
- Chế độ ăn uống chưa phù hợp
- Mắc các bệnh lý về hô hấp, dị ứng như hen suyễn, viêm mũi dị ứng,…
- Do thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất, bụi bẩn, chất tẩy rửa
- Do tác dụng không mong muốn của một số loại thuốc đang sử dụng
Triệu chứng
Viêm da dị ứng đặc trưng bởi các triệu chứng sau:
- Da nổi các mẩn đỏ, mụn nước li ti xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể nhưng phổ biến là ở 2 cánh tay và chân
- Người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, đặc biệt là vào ban đêm
- Da sưng đỏ, phù nề, có cảm giác nóng rát ở các vùng da tổn thương
- Da sẽ trở nên khô ráp, tróc vảy do bị mất nước
- Gãi nhiều hoặc chà xát có thể khiến các mụn nước vỡ ra, gây chảy dịch trên da, khiến tình trạng bệnh dễ dàng lan rộng ra xung quanh
- Ngoài ra, sẽ xuất hiện thêm các triệu chứng khác như sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn, khó thở, sút cân,…
Viêm da dị ứng có để lại sẹo không?
Các tổn thương mà viêm da dị ứng gây ra có thể tác động lên bất cứ phần da nào, đặc biệt là những vùng da mỏng manh, nhạy cảm như vùng da mặt. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ và tâm lý của người bệnh, do đó rất nhiều người lo lắng, không biết viêm da dị ứng có để lại sẹo không?
Để giải đáp cho vấn đề này, các chuyên gia da liễu cho rằng không thể khẳng định được viêm da dị ứng có để lại sẹo hay không vì vấn đề này còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác nhau, chẳng hạn như:
- Tùy theo đặc tính của làn da: Nhiều trường hợp người bệnh có làn da khỏe mạnh thì tình trạng viêm da dị ứng có thể thuyên giảm rất nhanh và không để lại sẹo. Nhưng một số trường hợp khác, người bệnh da nhạy cảm, mỏng, yếu, dễ kích ứng thì các tổn thương da có thể kéo dài và để lại seo
- Phụ thuộc vào chế độ chăm sóc điều trị: Nếu người bệnh điều trị bệnh sớm, đúng cách sẽ giúp kiểm soát triệu chứng bệnh tốt hơn, hạn chế tình trạng bội nhiễm và để lại sẹo. Ngược lại, nếu để nặng mới điều trị hoặc điều trị không đúng cách, thường xuyên gãi cào vùng da bị bệnh sẽ khiến các tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn, nguy cơ da bị nhiễm trùng và để lại sẹo là rất cao.
Tóm lại, để hạn chế tối đa tình trạng viêm da dị ứng để lại sẹo thì người bệnh cần chủ động điều trị sớm, kết hợp với chế độ chăm sóc da đúng cách, như vậy sẽ giúp cải thiện các triệu chứng, thúc đẩy quá trình phục hồi da, giảm nguy cơ hình thành sẹo.
Làm gì để hạn chế viêm da dị ứng để lại sẹo
Để hạn chế tình trạng viêm da dị ứng để lại sẹo, người bệnh có thể thực hiện các biện pháp sau:
Chủ động cách ly với các tác nhân gây dị ứng
Viêm da dị ứng có thể bùng phát bởi rất nhiều yếu tố khác nhau như mạt bụi, phấn hoa, mỹ phẩm, hóa chất, căng thẳng, rối loạn nội tiết,… Do đó, để kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh, người bệnh cần chủ động cách ly, hạn chế tiếp xúc với các căn nguyên này.
Luôn vệ sinh và chăm sóc da đúng cách
Khi bị viêm da dị ứng, người bệnh cần chú trọng đến quá trình làm sạch và chăm sóc da nhằm giảm ngứa và hạn chế nguy cơ hình thành sẹo. Có thể sử dụng nước muối loãng sát khuẩn vùng da bị tổn thương hoặc tắm rửa hàng ngày với các sản phẩm lành tính, dịu nhẹ.
Ngoài ra, người bệnh cần làm dịu và phục hồi da bằng các biện pháp như:
- Giữ ẩm cho da bằng cách bôi các loại kem dưỡng ẩm lành tính, an toàn từ 2-3 lần/ngày
- Hạn chế sử dụng các loại sản phẩm dưỡng da có thành phần gây kích ứng, đồng thời hạn chế da tiếp xúc với ánh nắng, bụi bẩn
- Khi đi ra ngoài cần che chắn kỹ càng, có thể sử dụng các loại kem chống nắng an toàn với làn da
- Không được cào gãi lên vùng da bị bệnh. Có thể chườm khăn lạnh lên da để giảm viêm, ngứa, làm dịu da
Có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý
Chế độ dinh dưỡng hợp lý, lối sống lành mạnh sẽ giúp các tổn thương da nhanh lành, hạn chế tình trạng ngứa ngáy và hình thành sẹo.
Người bệnh cần hạn chế sử dụng các loại thực phẩm dễ gây dị ứng và hình thành sẹo như hải sản, thịt bò, đồ nếp, rau muống, đậu phộng, cà phê, bia rượu,… Tăng cường bổ sung các loại vitamin và khoáng chất bằng các loại rau xanh, trái cây tươi,…
Ngoài ra, người bệnh cũng cần lưu ý cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể, hạn chế tình trạng da thiếu nước dẫn đến khô tróc, nứt nẻ. Cần ngủ đủ giấc, hạn chế làm việc quá sức khiến tâm lý căng thẳng, như vậy sẽ khiến viêm da dị ứng kéo dài và chuyển biến xấu.
Sử dụng các loại lá cây giúp làm giảm các triệu chứng
Người bệnh có thể dùng các loại lá cây dưới đây để tắm rửa, làm giảm các triệu chứng của viêm da dị ứng, đồng thời hỗ trợ da phục hồi tốt hơn, giảm nguy cơ hình thành sẹo. Một số loại lá cây thường dùng như lá trầu không, lá đơn đỏ, lá chè xanh,… Người bệnh có thể đun nước tắm rửa với những loại lá cây này hàng ngày sẽ thấy các triệu chứng mẩn đỏ, ngứa ngáy, khô rát giảm rõ rệt, da được phục hồi nhanh chóng
☛ Tham khảo thêm: Tìm hiểu các bài thuốc nam chữa viêm da dị ứng
Sử dụng thuốc khi cần thiết
Một số trường hợp viêm da dị ứng có thể gây ngứa ngáy nhiều và có hiện tượng lan rộng nhanh chóng. Lúc này người bệnh cần gặp ngay bác sĩ để được hướng dẫn phương pháp điều trị thích hợp. Các bác sĩ có thể kê một số loại thuốc như: Thuốc bôi chứa corticoid, thuốc ức chế calcineurin, thuốc kháng histamine H1,… để giảm các triệu chứng, cải thiện các tổn thương da nhanh chóng.
Một điều cần lưu ý khi sử dụng các loại thuốc này đó là người bệnh cần tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, không được lạm dụng thuốc cũng như tự ý bỏ thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ. Điều này sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn, nguy cơ hình thành sẹo cũng cao hơn
Kem bôi Sodermix – đẩy lùi viêm da dị ứng, ngăn ngừa hình thành sẹo an toàn, hiệu quả
Sodermix được biết đến là dòng sản phẩm chuyên biệt cho viêm da dị ứng, viêm da cơ địa, chàm sữa và sẹo lồi, được nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp với ưu điểm nổi trội là hoàn toàn KHÔNG CORTICOID.
Đặc biệt, Sodermix chứa hoạt chất chống viêm, giảm ngứa là Enzyme Superoxide Dismutase (SOD) được chiết xuất từ quả cà chua xanh hoàn toàn tự nhiên. Do đó sản phẩm rất an toàn, dùng được cho cả trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai và cho con bú.
Ngoài SOD từ cà chua xanh, thành phần của Sodermix còn có thêm dầu trái bơ và các dầu khoáng tự nhiên giúp làm mềm da, chống viêm, giảm ngứa, giảm mẩn đỏ, dưỡng ẩm, làm sáng da, khôi phục vùng da bị tổn thương, cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của viêm da dị ứng.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì các gốc tự do chính là “căn nguyên giấu mặt” của các triệu chứng viêm da, ngứa và sẹo. Các gốc tự do sản sinh mất kiểm soát sẽ khiến Cytokine được giải phóng, kích hoạt quá trình viêm ngứa và tăng sinh Collagen gây sẹo lồi.
Cơ chế hoạt động của Sodermix đó là dùng các SOD tự nhiên trung hòa các gốc tự do, từ đó làm giảm các triệu chứng viêm ngứa. Kết hợp với dầu trái bơ và dầu paraffin giúp dưỡng ẩm, làm mềm da, hỗ trợ khôi phục làn da bị tổn thương
Viêm da dị ứng là chứng bệnh da liễu không lây lan khi tiếp xúc trực tiếp. Bệnh sẽ không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tính mạng nếu được kiểm soát kịp thời. Để viêm da dị ứng không gây hình thành sẹo người bệnh cần có biện pháp chăm sóc và điều trị hợp lý. Hi vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp bên trên, các bạn đã có thêm phần nào kiến thức về chứng bệnh này, cũng như biết cách bảo vệ sức khỏe làn da cho bản thân và gia đình. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về chứng bệnh này, các bạn có thể kết nối với chúng tôi qua Zalo theo số điện thoại 0862.241.650 hoặc gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được các chuyên gia tư vấn.
Thông tin về Kem bôi da SODERMIX® - Nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp®
Sodermix đã có mặt tại 108 nước trên thế giới sau 10 năm
- Hiệu quả:
Đối với viêm da cơ địa, chàm sữa:
- Chống viêm, giảm ngứa, mẩn đỏ, mụn nước
- Dưỡng ẩm, mềm da, không còn bong tróc, nứt nẻ
- Ngăn ngừa tái phát khi dùng đều đặn 2-3 tháng
Đối với sẹo lồi, sẹo thâm:
- Sáng da, mờ thâm chỉ từ 2 tuần
- Làm mềm, làm nhỏ và co chân sẹo chỉ từ 4 tuần
- Giá bán: 310.000đ/ tuýp(Dùng được khoảng 1 tháng)
- Đối tượng sử dụng:
Người bị Viêm da cơ địa, Chàm sữa, Eczema, Tổ đỉa, Ngứa, Sẹo lồi, sẹo thâm...
Đặc biệt, Sodermix hoàn toàn không có Corticoid nên có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.