Viêm da cơ địa

8 cách chữa á sừng từ lá trầu không bạn không nên bỏ qua!

Á sừng là căn bệnh mãn tính cần dùng thuốc lâu dài, vì vậy, khi điều trị, bệnh nhân có xu hướng tìm đến những bài thuốc dân gian an toàn, không gây tác dụng phụ mà vẫn đảm bảo hiệu quả. Bài thuốc sử dụng lá trầu không hoàn toàn phù hợp với những điều kiện đó. Dưới đây là 8 cách sử dụng lá trầu không trị á sừng bạn không nên bỏ qua. Cùng tìm hiểu nhé!   Mục lụcCơ chế chữa á sừng của lá trầu khôngTop 8 cách chữa á sừng từ lá trầu không Bài thuốc uống trị á sừngNgâm rửa với lá trầu khôngTắm lá trầu không trị á sừng toàn thânĐắp lá trầu không trị á sừngXông hơi lá trầu không chữa á sừngChữa á sừng với lá trầu không và gừng tươiTrầu không và muối biển – đẩy lùi á sừngCombo trầu không – bồ kết giúp giảm á sừngLưu ý khi sử dụng lá trầu không trị á sừngKem bôi Sodermix – liệu pháp đẩy lùi bệnh á sừng Cơ chế chữa á sừng của lá trầu không Á sừng là một bệnh lý viêm da cơ địa  mãn tính với nhiều biểu hiện như: da bị khô, nứt nẻ, bong tróc, nhất ở vùng lòng da ở bàn tay, chân. ☛ Tham khảo đầy đủ tại: Bệnh á sừng: nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị! Hình ảnh bệnh á sừng Lá trầu không có tên khoa học là Piper betle, thuộc họ Trầu (Piperaceae), là một loại cây phổ biến ở nước ta. Nó không chỉ là một nét văn hóa đặc trưng của người Việt, mà còn có tác dụng khắc phục nhiều vấn đề ngoài da, đặc biệt là bệnh á sừng. Các nghiên cứu đã chỉ ra, lá trầu không có chứa rất nhiều hoạt chất hữu cơ như: betel-phenol (hay Chavibetol), Chavicol, Cadinen… đặc biệt có tới 2,5% thành phần hỗn hợp tinh dầu, có thể kể đến như eugenol, cineol, estragol, methyl eugenol… Ngoài ra, loại thảo dược này còn chứa rất nhiều acid hữu cơ như acid nicotinic, acid amin và các vitamin tốt cho da như vitamin C, vitamin A… Hình ảnh lá trầu không Nhờ đó, lá trầu không có tác dụng trong chữa các bệnh lý ngoài ra, trong đó có bệnh á sừng: Sát khuẩn: Các hoạt chất có trong lá trầu không giúp tiêu diệt vi khuẩn Gram + và Gram – và một số loại nấm gây hại cho da, nên giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng. Bảo vệ da: Trong lá trầu không có hàm lượng lớn các tinh dầu và các vitamin A, B1, B2… có tác dụng nâng cao chức năng của hàng rào bảo vệ da, giúp phòng chống bệnh á sừng tái phát. Đẩy nhanh tốc độ phục hồi da và làm lành vết thương: Nhờ có hàm lượng lớn các chất chống oxy hóa giúp ức chế sự phát triển của các gốc tự do, lá trầu không giúp hoạt hóa quá trình tăng sinh và tái tạo tế bào, tạo điều kiện giúp các tổn thương do á sừng mau lành hơn. Từ những công dụng trên có thể thấy lá trầu không chữa á sừng là một biện pháp dân gian cho hiệu quả tương đối tốt. Với một số thể bệnh á sừng nhẹ, hoặc bệnh nhân mới mắc có thể tham khảo, áp dụng chữa á sừng tại nhà bằng nguyên liệu này. Top 8 cách chữa á sừng từ lá trầu không  Chữa á sừng từ lá trầu không là biện pháp rất dễ thực hiện, chi phí thấp, an toàn và lành tính. Tuy nhiên để các biện pháp này phát huy công dụng tối đa, người bệnh nên thực hiện theo đúng hướng dẫn. Dưới đây là 8 cách chữa á sừng từ lá trầu không hiệu quả nhất: Bài thuốc uống trị á sừng Chữa á sừng bằng nước lá trầu không nhanh chóng và dễ thực hiện nên được rất nhiều người bệnh áp dụng. Cách này vừa giúp cung cấp cho cơ thể các dưỡng chất có trong lá, giúp tăng cường sức đề kháng chống lại tác nhân gây bệnh, đồng thời cũng giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh á sừng từ bên trong. Dưới đây là hướng dẫn nấu nước lá trầu không, bệnh nhân có thể áp dụng ngay tại nhà: Bước 1: Lá trầu không đem rửa sạch bụi bẩn, ngâm 15 phút trong nước muối loãng và vớt ra để ráo nước. Bước 2: Bạn vò nát hoặc thái nhỏ lá trầu không, đem nấu cùng 500ml nước sạch trong khoảng 20 phút rồi tắt bếp. Bước 3: Nước lá trầu không dùng để uống nhiều lần trong ngày. Bệnh nhân nên uống nước lá trầu không khi còn nóng để dược liệu phát huy tối đa công dụng. Với phương pháp này, bạn nên thực hiện từ 2 – 3 lần mỗi ngày, tình trạng á sừng sẽ thuyên giảm nhanh chóng. Ngâm rửa với lá trầu không Với những bệnh nhân bị á sừng trên một phần nhỏ diện tích cơ thể, như ở chân, tay… thì có thể áp dụng cách ngâm rửa với lá trầu không. Phương pháp này sẽ giúp tẩy lớp da dày sừng, bong tróc, vừa giúp tiêu diệt các tác nhân gây hại trên bề mặt da, ngăn ngừa bội nhiễm. Cách này còn giúp dưỡng ẩm cho da, phòng ngừa á sừng tái phát. Cách thực hiện rất đơn giản như sau: Bước 1: Đem lá trầu không rửa sạch bụi bẩn, ngâm mười lăm phút trong nước muối loãng và vớt ra để ráo nước. Bước 2: Bạn đem vò nát lá trầu không, đêm nấu cùng 2l nước sôi trong khoảng 10 phút. Bước 3: Bạn dùng nước lá trầu không để nguội hoặc pha với nước mát để ngâm rửa vùng da bị bệnh. Cách này nên được thực hiện mỗi ngày một lần vào buổi tối, trong ít nhất khoảng 20 phút. Mặc dù đơn giản, dễ thực hiện nhưng cách này sẽ giúp giảm ngứa ngáy, nổi vảy sừng và dưỡng da rất hiệu quả. Tắm lá trầu không trị á sừng toàn thân Nếu tình trạng á sừng đang gặp phải ở diện tích da lớn, tổn thương trên diện rộng, bệnh nhân có thể áp dụng biện pháp tắm lá trầu không trị viêm da cơ địa toàn thân. Tương tự như biện pháp ngâm, rửa, cách này cũng giúp hỗ trợ cải thiện các tổn thương ngoài da do bệnh, cấp ẩm tự nhiên, tăng cường sức đề kháng cho da. Bạn có thể dùng lá trầu không tươi hoặc phơi khô để tắm theo cách sau: Bước 1: Đem lá trầu không rửa sạch bụi bẩn, ngâm rửa với nước muối loãng trong khoảng 15 phút. Bước 2: Vò nhẹ lá trầu không, thêm một chút muối và đem nấu cũng lượng nước sôi vừa đủ trong khoảng 10 phút. Bước 3: Bạn dùng nước nấu lá trầu không để tắm, ngâm mình trong 15 – 20 phút. Phần bã lá có thể tận dụng để chà xát nhẹ nhàng trên da. Bước 4: Tắm lại với nước sạch và tiến hành dưỡng ẩm cho da. Khi áp dụng cách này, bạn chỉ nên sử dụng 10 lá trầu không mỗi lần tắm, 2 -3 lần mỗi tuần. Không nên tắm với lượng quá lớn lá trầu không do có thể gây vàng da, nhất là khi tắm cho trẻ nhỏ. Ngoài ra, bệnh nhân cũng không nên tắm với nước quá nóng do có thể gây bỏng, tổn thương và làm mất độ ẩm tự nhiên của da, khiến tình trạng á sừng nặng hơn. Đắp lá trầu không trị á sừng Đắp lá trầu không chị á sừng là cách chữa tuy đơn giản nhưng đem lại hiệu quả cao Nhờ phương pháp này, các dưỡng chất có trong lá trầu không sẽ thấm sâu vào da, giảm triệu chứng của bệnh và tăng tác dụng giảm viêm, tiêu độc, bong tróc và nứt nẻ trên da. Để thực hiện cách này, Bệnh nhân cần: Bước 1: Lá trầu không đem rửa sạch bụi bẩn, ngâm rửa với nước muối loãng và vớt ra để ráo nước. Bước 2: Vò nát hoặc xã nát lá trầu không cùng với một chút muối. Bước 3: Bệnh nhân vệ sinh sạch sẽ vùng da bị á sừng rồi đem chà xát lá trầu không đã giã nát trực tiếp trên bề mặt da. Bước 4: Rửa lại da với nước sạch rồi dưỡng ẩm cho da. Khi thực hiện phương pháp này, bạn cần lưu ý không nên chà sát quá lâu mà chỉ nên giữ trong khoảng 10 – 15 phút. Bởi lẽ nếu để quá lâu, tinh bột trong lá có thể làm tình trạng á sừng, viêm da trầm trọng thêm. Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên chà xát nhẹ nhàng, tránh gây các tổn thương trên da. Cách này nên được thực hiện đều đặn hằng ngày trong khoảng hai tháng để phát huy tối đa công dụng. Xông hơi lá trầu không chữa á sừng Lá trầu không chứa hàm lượng lớn các tinh dầu có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, giúp ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng khi bị mắc á sừng. Xông hơi lá trầu không sẽ giúp bay hơi và lan tỏa tinh dầu có trong lá, giúp da thẩm thấu và hấp thu các tinh dầu này dễ dàng hơn. Nhờ đó, cơ thể được cung cấp những hóa chất cần thiết để đẩy lùi nhanh tình trạng á sừng. Bệnh nhân có thể thực hiện theo những bước dưới đây: Bước 1: Bạn đem rửa sạch một nắm lá trầu không và ngâm với nước muối loãng trong khoảng mười lăm phút. Bước 2: Vò nhẹ lá trầu không rồi đem đun sôi với nước trong khoảng 15 phút. Bước 3: Vệ sinh sạch sẽ vùng da bệnh rồi thực hiện xông hơi. Trong quá trình xông, nên dùng một tấm khăn lớn để che đậy, đồng thời giữ khoảng cách hợp lý với nước để tránh bị bỏng. Khi nước nguội, phần bã lá trầu không còn lại có thể tận dụng để chà xát lên da, giúp tăng hiệu quả trị liệu. Cách này nên thực hiện hai lần mỗi ngày, vào bất kỳ lúc nào bị ngứa. Đây được đánh giá là phương pháp trị á sừng hiệu quả, giúp giảm nhanh cơn ngứa ngáy, dưỡng ẩm cho da, đồng thời phòng ngừa cảm lạnh, tạo giấc ngủ ngon cho người bệnh. Chữa á sừng với lá trầu không và gừng tươi Để tăng cường hiệu quả trị á sừng của lá trầu không, người ta thường phối hợp cùng với gừng tươi – vị dược liệu có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt. Sự kết hợp của hai vị dược liệu này sẽ giúp tăng tác dụng đẩy lùi á sừng, giảm nhanh các triệu chứng khó chịu do bệnh mang lại. Để thực hiện phương pháp này, bạn cần: Chuẩn bị: Một nắm lá trầu không. Một củ gừng tươi. Tiến hành: Bước 1: Lá trầu không đem rửa sạch bụi bẩn, ngâm 15 phút với nước muối loãng và vớt ra để ráo nước. Gừng tươi bỏ vỏ, rửa cho hết bụi bẩn rồi đập dập. Bước 2: Đun sôi 3l nước sôi và cho gừng cùng lá trầu không vào, tiếp tục đun sôi trong khoảng 10 phút. Bước 3: Nước gừng lá trầu không thu được dùng để ngâm rửa vùng da bị bệnh hoặc pha loãng thành nước tắm, ngâm mình. Cách này có thể thực hiện đều đặn mỗi ngày sẽ giúp đẩy lùi á sừng hiệu quả hơn. Trầu không và muối biển – đẩy lùi á sừng Muối biển vừa là gia vị không thể thiếu trong căn bếp, vừa là vị thuốc có tính sát trùng, kháng khuẩn rất hiệu quả. Vì vậy, sử dụng lá trầu không và muối biển trị á sừng là bài thuốc được rất nhiều người bệnh áp dụng, giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn, bội nhiễm và các tổn thương trên da. Chuẩn bị:  3 -5 lá trầu không. 2g muối tinh. Tiến hành:  Bước 1: Lá trầu không đem rửa sạch bụi bẩn, ngâm trong nước muối loãng và vớt ra để ráo nước. Bước 2: Lá trầu không đem thái nhỏ, giã nhuyễn để lấy nước cốt. Bước 3: Cho thêm 100ml nước cùng với muối tinh vào phấn nước cốt thu được, khuấy đều cho tan. Bước 4: Làm sạch vùng da bị á sừng, thoa phần dung dịch lá trầu không và muối lên da, để yên trong khoảng 5 phút, lặp lại đều đặn 2 -3 lần mỗi ngày. Bước 5: Rửa sạch da với nước và tiến hành dưỡng ẩm cho da. Bạn cần tránh bôi hỗn hợp này lên vùng da có vết thương hở vì có thể gây xót. Cách này nên được duy trì trong khoảng 3 tháng để phát huy hiệu quả điều trị cao nhất. Combo trầu không – bồ kết giúp giảm á sừng Quả bồ kết chứa hàm lượng Saponin rất dồi dào, giúp kháng viêm và làm giảm cơn ngứa Bên cạnh gừng tươi, bồ kết cũng là một loại dược liệu có thể phối hợp với lá trầu không để trị á sừng. Bạn có thể kết hợp lá trầu không và quả bồ kết theo cách sau đây: Chuẩn bị: Một nắm lá trầu không tươi. 10 quả bồ kết. Tiến hành:  Bước 1: Lá trầu không đem rửa sạch bụi bẩn, ngâm trong nước muối loãng để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Bước 2: Bồ kết đem rửa sạch, đem nướng qua với lửa đến khi thấy mùi thơm bốc lên. Bước 3: Lá trầu không và bồ kết đem nấu chung với 4l nước sôi trong khoảng 30 phút. Bước 4: Nước thảo dược thu được có thể dùng để tắm rửa vùng da bị á sừng hằng ngày. Lưu ý: mặc dù bồ kết đem lại tác dụng trị á sừng rất hiệu quả, làm giảm tốc độ kết vảy của bệnh á sừng, tuy nhiên, tuyệt đối không dùng bồ kết cho phụ nữ có thai vì có thể làm tăng nguy cơ sảy thai. Lưu ý khi sử dụng lá trầu không trị á sừng Á sừng là căn bệnh phức tạp, chưa rõ nguyên nhân, dai dẳng và khó điều trị hoàn toàn. Vì vậy, dùng lá trầu không để trị bệnh chỉ có tác dụng làm giảm các triệu chứng khó chịu bên ngoài của bệnh như ngứa ngáy, đau rát, bong tróc da, kết vẩy sừng mà không điều trị triệt để nguyên nhân gây bệnh. Khi gặp các yếu tố và điều kiện thuận lợi, á sừng rất dễ tái phát trở lại. Khi sử dụng lá trầu không trị á sừng, để bài thuốc phát huy hiệu quả tối đa, người bệnh cần chú ý: Tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị trước khi sử dụng phương pháp này. Một số trường hợp bệnh nhân bị dạ ứng với lá trầu không có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh. Khi chọn nguồn nguyên liệu, bệnh nhân nên chọn lá trầu không tự nhiên, không có hóa chất bảo vệ thực vật làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Phương pháp dùng lá trầu không trị á sừng cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài mới đem lại hiệu quả. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng không thể thay chỉ định của bác sĩ, bạn cần duy trì sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn. Tóm lại, sử dụng lá trầu không trị á sừng mặc dù an toàn, dễ thực hiện nhưng chỉ là biện pháp hỗ trợ giảm khó chịu cho bệnh nhân trong giai đoạn bệnh mới khởi phát, bong vảy sừng ở mức độ nhẹ mà không thể trị triệt để bệnh. ☛ Tham khảo thêm tại: Thuốc trị á sừng lưu ý lựa chọn và cách sử dụng! Bệnh nhân nên tham khảo một giải pháp khác, vừa giúp cải thiện tình trạng á sừng nhanh chóng, vừa hỗ trợ phòng ngừa bệnh tái phát – kem bôi Sodermix. Kem bôi Sodermix – liệu pháp đẩy lùi bệnh á sừng Sodermix được nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp là liệu pháp trị á sừng hoàn toàn không chứa Corticoid, hiện đã có mặt tại hơn 100 quốc gia khác nhau trên thế giới. Dòng kem bôi Sodermix có chiết xuất hoàn toàn từ các thành phần từ thiên nhiên nên rất an toàn với làn da phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, người có cơ địa da nhạy cảm… Bệnh nhân có thể yên tâm sử dụng. Ứng dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến hiện đại nhất nước Pháp, Sodermix là dòng sản phẩm đầu tiên và duy nhất trên thị trường chứa Enzym SOD chiết xuất từ cà chua xanh châu Âu. Hoạt chất này được chứng minh là có khả năng trung hòa các gốc tự do – nguyên nhân chính gây ra tình trạng ngứa ngáy, tróc vảy sừng ở bệnh nhân á sừng. Ngoài ra, sản phẩm còn chứa dầu quả bơ, dầu khoáng… giúp làm mềm, tránh tình trạng bong tróc, hỗ trợ tái tạo và phục hồi da. Kem Sodermix thuộc số ít các sản phẩm trên thị trường đã được nghiên cứu lâm sàng chứng minh hiệu quả trị bệnh viêm da cơ địa. Kết quả cho thấy: sau 3 tuần sử dụng, có đến 93,1% bệnh nhân thuyên giảm hoàn toàn, cao hơn rất nhiều so với nhóm không dùng sản phẩm. Bạn có thể tìm mua Sodermix tại các nhà thuốc trên toàn quốc, chi tiết địa chỉ XEM TẠI ĐÂY Để đặt mua Sodermix giao hàng, thanh toán tại nhà, vui lòng BẤM VÀO ĐÂY Lời kết Trên đây là những mẹo trị á sừng từ lá trầu không mà bệnh nhân có thể dễ dàng thực hiện tại nhà. Rất mong bài viết sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị thích hợp nhất để làm giảm nhanh những triệu chứng khó chịu do bệnh á sừng gây ra. Chia sẻ

Các loại thuốc trị á sừng lưu ý lựa chọn và cách sử dụng!

Á sừng là một tình trạng viêm da cơ địa. Đây là chứng bệnh mãn tính, rất dễ tái phát. Gây ra những phiền toái với triệu chứng như ngứa ngáy, bong tróc,…Ngoài ra, bệnh cũng có thể gây các biến chứng nghiêm trọng như suy yếu da, nứt nẻ, nhiễm trùng,…Chính vì vậy, việc điều trị vô cùng cần thiết, hãy cùng tìm hiểu những loại thuốc điều trị á sừng thông qua bài viết dưới đây nhé! Mục lụcTriệu chứng của bệnh á sừngThuốc chữa á sừng dạng bôiThuốc bôi Acid Salicylic 5% Thuốc bôi ức chế miễn dịchThuốc bôi thuộc nhóm Corticoid Thuốc bôi dạng kết hợp nhiều thành phầnKem bôi làm dịu da và kháng khuẩn Thuốc kháng sinh dạng bôi Thuốc chữa á sừng dạng uống Thuốc kháng Histamin Thuốc uống chống viêm chứa Corticosteroid Thuốc kháng sinh đường uống Bài thuốc dân gian chữa bệnh á sừngSodermix – Sản phẩm dành cho á sừng hiệu quả Triệu chứng của bệnh á sừng Hiểu rõ về triệu chứng sẽ giúp quá trình điều trị, lựa chọn thuốc chính xác, dễ dàng hơn. Giúp người bệnh nhanh chóng dần trở lại cuộc sống thường nhật. Ngứa và bong tróc da là hai triệu chứng điển hình nhất của á sừng. Các triệu chứng của á sừng thường có xu hướng tái phát nhiều lần, dai dẳng. Đặc trưng bởi những biểu hiện sau: Da khô, nứt nẻ, bong tróc: dấu hiệu thấy rõ nhất ở những người bị á sừng là làn da thô ráp, nứt nẻ, có các lớp sừng dày, bong ra thành bụi trắng hoặc có khi mảng lớn. Ngứa: đây là triệu chứng điển hình của á sừng, ngứa ngáy xuất hiện tại nơi da bị bong tróc, không nên gãi tại vị trí da tổn thương do có nguy cơ bị nhiễm trùng, trầy da làm quá trình điều trị kéo dài. Đau rát và chảy máu: gãi khiến da bị trầy xước, các vết rãnh nứt gây chảy máu. Da mẩn đỏ: á sừng thường tạo mẩn đỏ, nhất là khi người bệnh không ngừng gãi vị trí da tổn thương. Mất vân tay, vân chân: đối với những người bị á sừng ở tay hoặc chân, các vân tay, vân chân có thể tạm thời bị mất đi do da mỏng, căng da. Da bị căng: thường thấy vào mùa đông, kèm theo tình trạng nứt toác da và chảy máu. Có thể có mủ: trong trường hợp vùng da á sừng bị nhiễm trùng, có các mụn mủ màu vàng nhạt. Chỉ xuất hiện khi tình trạng bệnh tiến triển nặng, hay kèm ngứa ngáy nghiêm trọng. Triệu chứng của á sừng thường hay nhầm lẫn với các tình trạng tổn thương da khác nên dễ gây chẩn đoán, điều trị sai cách. Khiến bệnh không khỏi hẳn mà trở nặng hơn, có thể dẫn đến suy yếu da, nhiễm trùng. Điều trị sớm và đúng cách giúp giảm các triệu chứng, hạn chế tổn thương da. Vì vậy cần đến thăm khám tại cơ sở y tế uy tín để có phương pháp điều trị thích hợp. ☛ Tham khảo đầy đủ tại: Dấu hiệu nhận biết bệnh á sừng chính xác! Thuốc chữa á sừng dạng bôi Hầu như trong các đơn điều trị á sừng đều có thuốc dạng bôi do hiệu quả nhanh chóng, tác dụng tại chỗ cho vùng da bị tổn thương. Ngoài ra còn là biện pháp dự phòng á sừng tái phát hiệu quả cho những trường hợp bệnh nhẹ. Thuốc bôi giúp giảm nhanh triệu chứng á sừng, dễ dàng sử dụng. Các loại thuốc bôi trong điều trị á sừng thường được kê đơn có thể kể đến như: Thuốc bôi Acid Salicylic 5% Các dạng thuốc bôi chứa Acid Salicylic được sử dụng phổ biến trong điều trị á sừng cũng như các dạng viêm da cơ địa khác, có khả năng cấp ẩm cho bề mặt da, giúp tiêu sừng, chống viêm và sát trùng. Acid Salicylic 5% thường được sử dụng đối với viêm da cơ địa mãn tính. Không nên dùng thời gian dài với nồng độ cao do có thể gây hoại tử da. Trong quá trình sử dụng cần hạn chế bôi trực tiếp thuốc lên các vùng da bị trầy xước, các vết thương hở, rãnh vết nứt bị chảy máu. Thuốc bôi ức chế miễn dịch Trên thị trường hiện nay có hai sản phẩm ức chế miễn dịch dạng bôi phổ biến đó là Tacrolimus 0,1% và Pimecrolimus 1%. Nhóm thuốc này có tác dụng chống viêm trong các trường hợp nhẹ đến trung bình do có khả năng làm giảm hoặc ức chế chức năng của tế bào T. Giúp làm chậm quá trình hình thành các tế bào sừng, thay đổi lớp màng bảo vệ da, từ đó giảm được các triệu chứng á sừng. Tuy nhiên, giá thành đắt hơn rất nhiều so với các thuốc chống viêm Corticoid nên thường không được sử dụng rộng rãi. Ngoài ra, mặc dù không nhiều tác dụng phụ như các thuốc chống viêm Corticoid nhưng cũng không nên sử dụng cho phụ nữ có thai, đang cho con bú do một số tác dụng không mong muốn, vì vậy cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Tacrolimus là thuốc ức chế hệ miễn dịch được sử dụng trong điều trị á sừng. Không dùng đối với trường hợp có các vết thương hở, loét trên da, thuốc có thể khiến da nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, dùng trong thời gian dài có nguy cơ bị nhiễm trùng. Thuốc bôi thuộc nhóm Corticoid  Tác dụng chung của nhóm này là chống dị ứng, chống viêm nhiễm, cải thiện các tình trạng do á sừng hay viêm da cơ địa khác như ngứa, bong tróc, tấy đỏ,…Dạng bôi thường được dùng đối với các bệnh nhân có mức độ bệnh từ nhẹ đến vừa. Một số loại Corticoid phổ biến trong điều trị á sừng bao gồm: Prednisolon, Hydrocortisone, Triamcinolon, Betamethasone valerate, Betamethasone dipropionate,… Thành phần chính của Dermovate Cream 15g là Clobetasol propionate Tránh dùng các dạng thuốc mỡ, kem chứa Corticosteroid trong thời gian dài, tác dụng mạnh đối với trẻ em do nguy cơ biến chứng ức chế tuyến thượng thận, hội chứng Cushing…Không nên ngừng thuốc đột ngột hoặc khi chưa kết thúc liệu trình để đảm bảo không ảnh hưởng đến chức năng của tuyến thượng thận. Thuốc bôi dạng kết hợp nhiều thành phần Ưu điểm của loại thuốc này là thời gian tác dụng nhanh, hạn chế được tác dụng phụ không mong muốn, cải thiện triệu chứng như bong tróc da, ngứa ngáy khó chịu, nổi mẩn đỏ,… Thuốc Calcipotriol-B Thành phần chính của Calcipotriol-B gồm Calcipotriol 0.005% – Một chất thuộc nhóm Vitamin D và Betamethasone 0.05% – Thuộc Corticoid. Có khả năng ức chế sự tăng sinh của tế bào sừng nên thường được các bác sĩ kê đơn trong điều trị á sừng, vảy nến. Các bệnh lý ngoài da như á sừng thường được sử dụng Calcipotriol-B Công dụng: sử dụng phổ biến trong điều trị các vấn đề về viêm da cơ địa như á sừng, vảy nến, tổ đỉa, chàm,…Ức chế sự hình thành của các tế bào sừng và hỗ trợ kháng viêm, chống nhiễm khuẩn, tiêu sưng. Liều dùng – cách dùng: liều dùng bôi từ 1 – 2 lần/ngày, bôi một lớp mỏng và thoa đều lên vùng da bị tổn thương sau khi đã rửa sạch. Lưu ý: không nên sử dụng thuốc quá 100g/tuần do nguy cơ dị ứng như ngứa, phát ban, đau đầu,…Không dùng cho phụ nữ có thai, đang cho con bú hay trẻ sơ sinh. Thuốc Diprosalic  Thành phần chính của thuốc này bao gồm các chất như: Acid salicylic 0.5 mg và Betamethasone dipropionate 0.64 mg. Thuốc có tác dụng làm bong lớp tế bào sừng, chống viêm và kìm khuẩn. Diprosalic là một trong những sản phẩm phổ biến được sử dụng trong điều trị á sừng cũng như các viêm da cơ địa khác. Công dụng: thuốc có khả năng kháng viêm, sát khuẩn, làm tróc lớp sừng nên được sử dụng trong điều trị á sừng hay các dạng viêm da cơ địa khác. Liều dùng – cách dùng: Diprosalic chỉ cần bôi 2 lần/ngày sau khi đã làm sạch da, thoa đều để các hoạt chất thấm sâu. Lưu ý: tránh dùng tại những nơi bị lở loét, chảy máu. Kem bôi làm dịu da và kháng khuẩn  Các loại thuốc bôi trong nhóm này giúp da nhanh chóng phục hồi. Được chỉ định chủ yếu trong trường hợp bệnh cấp tính, các thuốc này có khả năng kháng khuẩn, sát trùng tốt, giảm ngứa nên hay sử dụng trong hỗ trợ điều trị. Bao gồm một số thuốc như: Hồ nước: Với tác dụng chính là giảm sưng, hạn chế các dịch mủ ở người bị viêm, nhiễm khuẩn, làm lành vết thương. Là một hỗn hợp gồm các thành phần Kẽm Oxide, bột Talc, Glycerin, thoa ngoài da mỗi ngày 2 lần trên vùng da đã được làm sạch và khô ráo. Kẽm Oxide 10%: Có tác dụng bảo vệ da, kháng khuẩn mức độ nhẹ, tuy nhiên cần lưu ý tránh sử dụng trên các vùng da chưa được khử trùng, làm sạch, do thuốc có khả năng gây tăng nguy cơ nhiễm trùng da. Thuốc Chlorhexidine và Hexamidine: Được sử dụng khi có các mụn nước và vết lở loét, có tác dụng kháng khuẩn nhẹ, phục hồi da nhanh chóng. Thuốc kháng sinh dạng bôi  Được chỉ định khi có nguy cơ nhiễm trùng hoặc bội nhiễm. Thường kèm với thuốc Corticoid để hỗ trợ chống viêm, giảm nhanh các triệu chứng của á sừng. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để được kê loại kháng sinh thích hợp, tránh các rủi ro lựa chọn sai kháng sinh, có tác dụng phụ không mong muốn như suy thận, dị ứng,… Lưu ý chung khi sử dụng thuốc bôi trong bệnh á sừng: Không bôi trực tiếp thuốc lên vùng da có vết thương hở, trầy xước. Không dây thuốc bôi vào mắt hay nuốt phải. Chỉ nên bôi vào vùng da đang bị tổn thương, không nên bôi lan sang các vùng da lành bên cạnh. Vệ sinh da sạch sẽ trước khi bôi. Khi thấy có các dấu hiệu bất thường, cần ngưng sử dụng thuốc và liên hệ đến bác sĩ điều trị. ☛ Tham khảo thêm tại: Bị á sừng bôi thuốc gì để hết đau rát, bạt sừng, tiêu ngứa? Thuốc chữa á sừng dạng uống  Thuốc dạng uống thường được chỉ định trong trường hợp tình trạng bệnh nặng, dùng kết hợp với thuốc dạng bôi để làm tăng tác dụng, giảm nhanh triệu chứng. Thuốc kháng Histamin  Có khả năng ức chế sự tăng sinh quá mức của của các Histamine (một chất trung gian có vai trò quan trọng trong các phản ứng dị ứng và sốc phản vệ). Vì vậy thuốc có khả năng giảm các triệu chứng ngứa, mẩn đỏ trên da,…của á sừng. Benadryl cream có tác dụng giảm ngứa. Một số loại thuốc kháng Histamin thường được dùng trong bệnh á sừng hay các dạng viêm da cơ địa khác như: Cetirizin, Clorpheniramin, Desloratadin,…Các thuốc Histamin thế hệ 1 thường gây buồn ngủ nên cần thận trọng nếu người bệnh đang lái xe. Ngoài ra, một số tác dụng phụ khác có thể xuất hiện như rối loạn tiêu hóa, rối loạn nhịp tim,… Thuốc uống chống viêm chứa Corticosteroid  Thường được các bác sĩ chỉ định khi sử dụng các loại thuốc khác không đạt được hiệu quả. Có khả năng cải thiện tình trạng ngứa ngáy, bong tróc da, kháng viêm. Việc sử dụng Corticosteroid sẽ được các bác sĩ kê đơn tùy theo các mức độ tình trạng bệnh. Corticoid giúp kiểm soát các triệu chứng của á sừng. Một số thuốc Corticosteroid đường uống được chỉ định trong bệnh á sừng hay các viêm da cơ địa khác như: Prednison, Dexamethasone, Betamethasone,… Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc do nguy cơ xuất hiện các tác dụng phụ như kích ứng dạ dày, loãng xương, rối loạn tuyến thượng thận,… Thuốc kháng sinh đường uống  Dùng trong trường hợp có nhiễm trùng hoặc nguy cơ bội nhiễm cao khi á sừng mãn tính, khó điều trị. Các thuốc này có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn. Thuốc kháng sinh thường dùng trong trường hợp á sừng là Amoxicilin hoặc Cephalosporin. Sử dụng kháng sinh đường uống cần có sự chỉ định nghiêm ngặt của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ như dị ứng, sốc phản vệ, suy chức năng thận, nguy cơ bệnh nặng hơn do lựa chọn sai kháng sinh làm vi khuẩn phát triển. Bài thuốc dân gian chữa bệnh á sừng Dùng lá trà xanh là một trong những phương pháp dân gian phổ biến trong hỗ trợ điều trị á sừng. Ngoài việc sử dụng các loại thuốc tây đặc trị, việc người bệnh kết hợp cùng với một số bài thuốc từ dân gian có thể làm tăng tác dụng điều trị bệnh, giúp giảm triệu chứng nhanh chóng mà hạn chế các tác dụng phụ. Một số bài thuốc dân gian thường gặp như: Lá trà xanh: chứa nhiều dược chất chống oxy hóa và nhiều vitamin tốt cho cơ thể, có khả năng kháng khuẩn và chống viêm, cải thiện bong tróc da, tái tạo. Bạn chỉ cần vò nát 1 nắm lá trà, cho vào nước và đun sôi từ 10 – 15 phút. Dùng nước này rửa vùng da tổn thương. Lá trầu không: giúp loại bỏ được các tế bào chết, các vi khuẩn, virus gây bệnh bám trên da, tránh tình trạng nhiễm trùng, giúp da nhanh phục hồi và tái tạo da. Bạn chỉ cần đun 1 nắm lá trầu không trong 10 – 15 phút, đợi nước nguội bớt rồi dùng để rửa. Ngày làm từ 1 – 2 lần. Cây vòi voi: là dược liệu có vị đắng nhẹ, mùi hăng, tính mát, hơi the. Tác dụng giảm đau, giảm sưng, chống viêm và giải độc nên được sử dụng từ nhiều đời xưa trong điều trị á sừng. Giã nhuyễn cây vòi voi đã rửa sạch rồi đắp lên vùng da bị á sừng. Cần đảm bảo vùng da tổn thương đã được vệ sinh và lau khô. Đợi trong 20 – 25 phút, rửa lại với nước ấm cho sạch bã. Các biện pháp dân gian chỉ có khả năng cải thiện triệu chứng, không có tác dụng điều trị dứt điểm bệnh, chính vì thế chỉ nên xem nó như một biện pháp hỗ trợ điều trị giảm triệu chứng. ☛ Tham khảo thêm tại: Bài thuốc Đông y trị á sừng Sodermix – Sản phẩm dành cho á sừng hiệu quả Mặc dù các thuốc Tây y điều trị á sừng có hiệu quả nhưng cũng gây nhiều tác dụng phụ trên cơ thể cho người sử dụng. Đặc biệt đối với trẻ sơ sinh, đối tượng dễ bị á sừng nhưng cũng dễ có nhiều tác dụng phụ, gây khó khăn trong quá trình điều trị. Hiểu được điều đó, sản phẩm Sodermix ra đời dành cho người bị các tình trạng viêm da cơ địa, viêm da dị ứng, trong đó có á sừng, có thể dành cho hầu hết mọi đối tượng. Sản phẩm Sodermix sử dụng trong điều trị á sừng. Sodermix chứa thành phần Enzyme Superoxide Dismutase (SOD) – là chất chống oxy hóa được chiết xuất từ trái cà chua xanh Châu Âu. Giúp giảm nhanh tình trạng ngứa ngáy, mẩn đỏ. Đồng thời chiết xuất từ dầu khoáng và dầu trái bơ giúp dưỡng ẩm, làm mềm da, hỗ trợ phục hồi da nên có thể làm giảm tình trạng bong tróc. Với các thành phần thiên nhiên, an toàn, đã được kiểm chứng, thử nghiệm lâm sàng tại Khoa Da liễu và Thẩm mỹ – Đại học Y khoa Quốc gia Donetsk. Qua thử nghiệm, kết quả cho thấy sản phẩm giúp giảm triệu chứng của 93,1% bệnh nhân. Các tổn thương da giảm nhanh đến 87,5% chỉ sau 5-6 ngày sử dụng. Để tìm nhà thuốc gần nhất bán SODERMIX®, bạn xem TẠI ĐÂY Để đặt mua SODERMIX® (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY Lời kết Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm giúp hỗ trợ và điều trị á sừng cũng như các tình trạng viêm da cơ địa khác. Chính vì vậy, bạn không nên lo lắng, cần tuân thủ theo đơn điều trị của bác sĩ để sớm nhanh chóng quay lại cuộc sống thường ngày. Tham khảo : https://www.msdmanuals.com/vi/chuy%C3%AAn-gia/r%E1%BB%91i-lo%E1%BA%A1n-da-li%E1%BB%85u/vi%C3%AAm-da/vi%C3%AAm-da-c%C6%A1-%C4%91%E1%BB%8Ba-eczema https://www.tapchidongy.org/chua-benh-a-sung-bang-bai-thuoc-dan-gian.html https://syt.bacgiang.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc/-/asset_publisher/6CWBO9WiZqsQ/content/10-cach-chua-tri-benh-vay-nen-tai-nha-an-toan-hieu-qua Chia sẻ

5 mẹo chữa tổ đỉa bằng lá bàng không thể bỏ qua

Chữa tổ đỉa bằng lá bàng – nghe có vẻ lạ lẫm nhưng sự thật thì đúng là như vậy, lá bàng hoàn toàn có thể chữa được tổ đỉa. Vậy lá bàng chữa tổ đỉa như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu cơ chế cũng như 5 mẹo chữa tổ đỉa bằng lá bàng qua những thông tin dưới đây. Mục lụcCông dụng chữa bệnh tổ đỉa của lá bàng5 mẹo chữa tổ đỉa bằng lá bàng hiệu quả1. Ngâm rửa bằng nước sắc lá bàng2. Chữa tổ đỉa bằng nước cốt lá bàng3. Đắp trực tiếp lá bàng lên vùng da bị tổ đỉa4. Xông hơi bằng lá bàng chữa tổ đỉa5. Kết hợp lá bàng cùng lá chè xanhDùng lá bàng chữa tổ đỉa trong những trường hợp nào?Những lưu ý khi dùng lá bàng chữa tổ đỉaSodermix – Giải pháp toàn diện cho bệnh tổ đỉa Công dụng chữa bệnh tổ đỉa của lá bàng Tổ đỉa là một thể của bệnh chàm, được xem là căn bệnh da liễu tương đối phổ biến, đặc trưng bởi các mụn nước sâu, khu trú ở lòng bàn tay, bàn chân. Cùng với đó là tình trạng ngứa ngáy dữ dội, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và đời sống của người mắc. Ngoài ra, nếu không chăm sóc và điều trị kịp thời, đúng cách, các tổn thương có thể ăn sâu, lan rộng gây nhiễm trùng, bội nhiễm. ☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Bệnh tổ đỉa là gì? Chi tiết nguyên nhân, triệu chứng. Tùy theo mức độ và tình trạng bệnh mà có thể áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau, từ tây y, đông y hoặc các mẹo dân gian. Với những trường hợp tổ đỉa nhẹ, chữa bằng các mẹo dân gian khá được ưa chuộng, trong đó chữa tổ đỉa bằng lá bàng được rất nhiều người áp dụng. Lá bàng được xem là một loại thảo dược lành tính, sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh ngoài da. Theo y học cổ truyền, lá bàng là một vị thuốc quý, công dụng sát khuẩn, chống viêm cực hiệu quả. Không chỉ cải thiện các triệu chứng viêm nhiễm, ngứa ngáy, khó chịu mà tổ đỉa gây ra mà chúng còn thúc đẩy quá trình làm lành các tổn thương da, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng, bội nhiễm. Còn theo y học hiện đại, trong lá bàng chứa lượng lớn các hoạt chất như flavonoid, tanin, phytosterol,… có tác dụng ức chế hoạt động của một số loại vi khuẩn, nấm gây nên các bệnh ngoài da, đẩy nhanh quá trình hồi phục da, ngăn ngừa tổ đỉa tái phát. Ngoài ra, hoạt chất tanin có trong lá bàng còn giúp làm se niêm mạc da nhanh chóng, từ đó giảm kích ứng, cải thiện tình trạng mụn nước, mụn rộp, kích thích hình thành tế bào da mới, tăng cường hàng rào bảo vệ da. Với những đặc tính vượt trội kể trên thì sử dụng lá bàng chữa tổ đỉa là phương pháp được khá nhiều người bệnh áp dụng. Dưới đây là một số mẹo chữa tổ đỉa bằng lá bàng đơn giản, mọi người có thể tham khảo. 5 mẹo chữa tổ đỉa bằng lá bàng hiệu quả Tùy thuộc vào vị trí và mức độ tổn thương, cùng với khả năng chuẩn bị và thực hiện của bản thân mà người bệnh có thể lựa chọn áp dụng mẹo chữa tổ đỉa bằng lá bàng phù hợp, mang lại hiệu quả tối ưu. 1. Ngâm rửa bằng nước sắc lá bàng Ngâm rửa vùng da bị tổ đỉa bằng nước sắc lá bàng không chỉ giúp làm sạch thoáng da mà còn giảm ngứa, dịu da, sát trùng, ngăn ngừa viêm viêm nhiễm rất tốt. Mẹo này làm cực đơn giản: Lấy 1 nắm lá bàng non (khoảng 7-10 lá) đem rửa sạch, ngâm nước muối loãng 5 phút rồi vớt ra, rửa lại 2-3 lần với nước sạch. Khi lá bàng đã ráo nước thì vò nhẹ, cho vào nồi cùng 2 lít nước đun đến khi sôi. Nước sôi, đun thêm vài ba phút nữa rồi tắt bếp, đổ nước ra chậu thêm 1 ít muối hạt vào khuấy đều. Đợi nước nguội bớt thì dùng để ngâm rửa vùng da bị tổ đỉa 5-10 phút. Ngày thực hiện 1 lần, liên tục trong 5-7 ngày sẽ thấy triệu chứng bệnh được cải thiện đáng kể. 2. Chữa tổ đỉa bằng nước cốt lá bàng Ngoài cách ngâm rửa bằng nước sắc thì bôi nước cốt lá bàng cũng là một cách chữa tổ đỉa mang lại hiệu quả khả quan. Nước cốt lá bàng sẽ giữ nguyên lại các hoạt chất có dược tính tốt, bôi trực tiếp lên da được thẩm thấu nhanh và sâu hơn, từ đó phát huy tối đa được hiệu quả trị bệnh, giúp cải thiện các tổn thương da nhanh chóng. Cách thực hiện như sau: Chuẩn bị 5-7 lá bàng non đem rửa sạch, ngâm nước muối loãng, xong rửa lại 1 vài lần với nước sạch. Lá bàng sau khi đã ráo nước thì cho vào cối giã nát cùng một chút muối hạt. Chắt lấy phần nước cốt, bỏ bã. Thoa phần nước cốt này lên vùng da bị tổ đỉa đã được vệ sinh sạch sẽ trước đó. Ngày thực hiện 2 lần, đều đặn trong vài ngày sẽ thấy tình trạng ngứa ngáy, mụn nước giảm hẳn. 3. Đắp trực tiếp lá bàng lên vùng da bị tổ đỉa Tương tự như cách thoa nước cốt thì đắp trực tiếp lá bàng lên vùng da bị tổ đỉa cũng là cách chữa bệnh mang lại hiệu quả tốt. Các thành phần dược tính trong lá bàng sẽ thấm sâu vào da, giảm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, thúc đẩy nhanh quá trình làm lành các tổn thương da. Cách làm khá đơn giản, tương tự như cách dùng nước cốt lá bàng: Lấy 5-7 lá bàng non, rửa sạch, cho vào cối giã hoặc máy xay nhuyễn cùng một ít muối hạt. Vệ sinh sạch sẽ, thấm khô vùng da bị tổn thương băng khăn mềm. Tiếp đó, lấy hỗn hợp lá bàng đã xay nhuyễn đắp trực tiếp lên bề mặt da bị bệnh. Để nguyên 15 phút rồi gỡ ra, rửa sạch lại da bằng nước ấm. Kiên trì thực hiện trong vài ngày sẽ thấy triệu chứng khó chịu mà tổ đỉa gây ra giảm đáng kể. 4. Xông hơi bằng lá bàng chữa tổ đỉa Chúng ta chỉ thường nghe nói đến xông hơi để giải cảm chứ ít khi nghe đến mẹo xông hơi để trị tổ đỉa. Nhưng thực sự, xông hơi bằng lá bàng là một cách trị tổ đỉa cực hiệu quả. Phương pháp này phù hợp khi bệnh xảy ra ở vùng chi dưới và có thể áp dụng trong cả trường hợp tổn thương da đã lành. Xông hơi bằng nước lá bàng giúp da sạch sẽ, thông thoáng, hỗ trợ hấp thu tốt các dược chất cũng như dưỡng chất để da nhanh chóng phục hồi. Chỉ cần áp dụng đều đặn cách này trong vài tuần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt. Cách làm như sau: Lấy 7-10 lá bàng bánh tẻ, đem rửa sạch, ngâm nước muối sau đó vớt ra, để ráo. Vò nhẹ lá bàng rồi cho vào nồi đun cùng 2 lít nước. Nước sôi thì hạ lửa nhỏ, đun thêm 10 phút để các dược chất tiết hết ra. Đổ nước sắc này ra chậu rồi dùng xông hơi vùng da bị bệnh trong khoảng 10-15 phút. Lưu ý giữ khoảng cách đủ xa với mặt nước xông, tránh bị bỏng hoặc kích ứng da vì nước nóng. Xông hơi xong, có thể tận dụng phần nước sắc khi đã nguội để rửa vùng da đang điều trị. 5. Kết hợp lá bàng cùng lá chè xanh Ngoài việc sử dụng mỗi lá bàng không thì có thể kết hợp lá bàng với những loại thảo dược khác như lá chè xanh để điều trị tổ đỉa, mang lại hiệu quả cao hơn. Lá chè xanh cũng là một loại thảo dược lành tính, tốt cho da, chứa nhiều các chất chống oxy hóa, giúp kháng viêm, diệt khuẩn, thúc đẩy quá trình hình thành các tế bào da mới. Cách kết hợp lá bàng và lá chè xanh để chữa tổ đỉa như sau: Lấy 1 nắm nhỏ lá chè xanh cùng 5-7 lá bàng non đem rửa sạch, ngâm nước muối loãng 5 phút. Ngâm xong thì vớt cả 2 loại lá ra để ráo nước rồi vò nhẹ. Tiếp đó, cho vào nồi cùng 2 lít nước, sắc trên lửa nhỏ khoảng 20 phút. Đổ nước sắc ra chậu, thêm một chút muối biển và một ít nước lạnh vào để pha ấm. Dùng nước này để ngâm rửa vùng da bị tổ đỉa trong 5-10 phút. Thực hiện ngày 1 lần, đều đặn trong 3-5 ngày sẽ thấy các tổn thương da phục hồi nhanh chóng. ☛ Tham khảo thêm tại: Chữa bệnh tổ đỉa bằng thuốc nam! – Nên hay không nên? Dùng lá bàng chữa tổ đỉa trong những trường hợp nào? Lá bàng là thảo dược tự nhiên, lành tính, chứa nhiều thành phần hoạt chất hữu ích cho làn da nói chung và bệnh tổ đỉa nói riêng. Mẹo chữa tổ đỉa bằng lá bàng cũng được nhiều bệnh nhân khen ngợi vì nguyên liệu dễ kiếm, tiết kiệm chi phí, cách làm đơn giản, an toàn, không gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, mẹo chữa tổ đỉa bằng lá bàng chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh nhẹ, giúp cải thiện các triệu chứng lâm sàng như ngứa ngáy, sưng đỏ, đau rát, hỗ trợ làm tiêu mụn nước,… Mẹo này không thể điều trị dứt điểm được bệnh và hiệu quả còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhất là cơ địa của mỗi người. Vì vậy, với những trường hợp tổ đỉa nặng, người bệnh không nên áp dụng phương pháp này mà hãy đến các cơ sở y tế để thăm khám và tiếp nhận điều trị y tế phù hợp để có thể kiểm soát bệnh sớm nhất. ☛ Tham khảo thêm tại: Bệnh tổ đỉa và Cách chữa theo từng mức độ Những lưu ý khi dùng lá bàng chữa tổ đỉa Tuy lành tính và có độ an toàn cao nhưng nếu sử dụng lá bàng chữa tổ đỉa không đúng cách có thể làm giảm hiệu quả điều trị và tăng nguy cơ kích ứng. Vì thế, khi áp dụng cách chữa này, cần lưu ý những vấn đề sau: – Không được lạm dụng hay quá phụ thuộc và mẹo chữa tổ đỉa bằng lá bàng để rồi bệnh tình trở lên nặng hơn. Vì mẹo này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, không thể kiểm soát hoàn toàn các triệu chứng mà bệnh gây ra, nhất là khi các triệu chứng đã chuyển nặng. – Trước khi dùng lá bàng cần được ngâm rửa kỹ để loại bỏ bụi bẩn cùng những tạp chất còn sót lại, tránh gây nhiễm trùng tại vùng da tổn thương. – Không áp dụng các bài thuốc đắp, bôi hay ngâm rửa bằng lá bàng tại vùng da bị trầy xước, lở loét, vết thương hở hay có dấu hiệu nhiễm trùng. – Trong trường hợp sử dụng lá bàng chữa tổ đỉa mà nhận thấy các dấu hiệu kích ứng da thì cần ngưng áp dụng ngay. Và cần đi gặp bác sĩ nếu thấy các triệu chứng kích ứng ngày càng nghiêm trọng hơn. – Không cào gãi hay chà xát mạnh lên vùng da bị bệnh. Việc làm này có thể khiến các tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu dùng lá bàng mà không đỡ ngứa, người bệnh có thể tham khảo bác sĩ để sử dụng thuốc kháng histamine. – Trong thời gian áp dụng mẹo chữa tổ đỉa bằng lá bàng, người bệnh cần chú ý tránh xa các yếu tố dễ gây kích ứng như hóa chất, mỹ phẩm, ánh nắng, bụi bẩn, nước bẩn, kim loại, phấn hoa,… – Nếu sau một thời gian áp dụng mẹo chữa này mà không thấy khả quan, các triệu chứng tổ đỉa không giảm bớt mà ngày càng nặng hơn thì người bệnh cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và có biện pháp điều trị khác phù hợp hơn. Sodermix – Giải pháp toàn diện cho bệnh tổ đỉa Như đã nói ở trên, dùng lá bàng chữa tổ đỉa tuy an toàn, không tác dụng phụ nhưng mẹo này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, không kiểm soát và ngăn ngừa được tất cả các triệu chứng, chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh mới chớm, còn nhẹ. Với những trường hợp tổ đỉa nặng thì hầu như không có tác dụng. Vậy cần có một giải pháp toàn diện hơn cho chứng bệnh này, và không đâu khác, đó chính là Sodermix – kem bôi thành phần tự nhiên giúp loại bỏ nhanh các triệu chứng khó chịu mà tổ đỉa gây ra, tăng cường tái tạo da, ngăn ngừa bệnh tái phát. Sodermix được sản xuất tại Pháp, nhập khẩu nguyên hộp vào Việt Nam từ năm 2018 và hiện được rất nhiều các bác sĩ tại các bệnh viện đầu ngành như BV Bạch Mai, BV da liễu TW, BV Quân y 103, BV TW Quân đội 108,… đánh giá cao về hiệu quả trị các bệnh ngoài da như viêm da cơ địa, tổ đỉa, chàm các loại,… Sản phẩm là liệu pháp đầu tiền và duy nhất trên thị trường giúp bổ sung Enzyme Superoxide Dismutase (SOD từ cà chua xanh châu Âu, hoạt chất này được chứng minh có tác dụng trung hòa các gốc tự do – căn nguyên chính gây nên các triệu chứng của tổ đỉa như nổi mụn nước, ngứa ngáy ngoài da,… Ngoài SOD từ cà chua xanh, Sodermix còn chứa thêm dầu trái bơ và các dầu khoáng tự nhiên khác giúp làm mềm ẩm da, hạn chế bong tróc, nứt nẻ, tăng cường hàng rào bảo vệ da, ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại. Đặc biệt hơn, với thành phần hoàn toàn tự nhiên, không chứa Corticoid nên Sodermix cực kỳ an toàn với làn da, có thể sử dụng lâu dài mà không lo gặp tác dụng phụ. Phù hợp với cả những đối tượng nhạy cảm như trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và cho con bú. Sodermix đã được chứng minh về hiệu quả trị bệnh viêm da cơ địa, tổ đỉa qua các nghiên cứu lâm sàng. Cụ thể: sau 3 tuần sử dụng, có đến 93.1% người bệnh có kết quả thuyên giảm hoàn toàn các triệu chứng, cao hơn rất nhiều so với nhóm không dùng sản phẩm. Vì thế, Sodermix được xem là sản phẩm kem bôi chuyên biệt, hoàn hảo nhất hiện này cho những ai mắc bệnh viêm da, tổ đỉa, á sừng, chàm,… Để tìm nhà thuốc gần nhất bán SODERMIX®, bạn xem TẠI ĐÂY Để đặt mua SODERMIX® (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY Lời kết: Trên đây là một số mẹo chữa tổ đỉa bằng lá bàng đơn giản, dễ thực hiện tại nhà. Hy vọng qua các thông tin này, người bệnh có thể tìm được phương pháp phù hợp với bản thân, nhanh chóng thoát khỏi những triệu chứng khó chịu mà bệnh đang hành hạ. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ trực tiếp qua tổng đài miễn cước 1800 6225 hoặc kết nối Zalo theo số điện thoại 0842 241 650 để được các dược sĩ tư vấn và giải đáp nhanh nhất. Chia sẻ

Muốn chữa viêm da cơ địa cho trẻ - click đọc ngay!

Các triệu chứng viêm da cơ địa không chỉ khiến trẻ khó chịu, quấy khóc mà còn làm cho cha mẹ cảm thấy lo lắng, căng thẳng. Vậy chữa viêm da cơ địa ở trẻ em bằng cách nào? Làm sao để đẩy lùi căn bệnh này một cách nhanh chóng? Chúng tôi sẽ có câu trả lời cho bạn trong bài viết dưới đây. Mục lụcViêm da cơ địa ở trẻ có đáng lo ngại?Nguyên tắc chữa viêm da cơ địa ở trẻ emChữa viêm da cơ địa ở trẻ em bằng cách nào?Sử dụng thuốcQuang trị liệuDưỡng ẩm cho daDùng lá tắm dân gianLàm sao để rút ngắn thời gian chữa viêm da cơ địa ở trẻ em?Sodermix – “đánh bay” viêm da cơ địa ở trẻ em Viêm da cơ địa ở trẻ có đáng lo ngại? Viêm da cơ địa (chàm thể tạng) là bệnh lý da liễu phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, có liên quan đến yếu tố di truyền và cơ địa dị ứng. Bệnh có thể xuất hiện ở trẻ từ vài tháng tuổi cho đến độ tuổi đi học. Khi bị viêm da cơ địa, làn da của trẻ sẽ xuất hiện tình trạng nổi mụn nước nhỏ li ti, mẩn đỏ, ngứa ngáy, da khô, bong tróc,… Bên cạnh dó, nếu trẻ thường xuyên đưa tay lên gãi cào, chà xát thì da có thể trở nên sưng tấy. Với những trẻ dưới 2 tuổi, các triệu chứng chủ yếu thường xuất hiện ở mặt, một số có thể xuất hiện ở tay, chân và thân mình. Trong khi đó, ở những trẻ lớn hơn, tổn thương thường xuất hiện ở những vùng da nhiều nếp gấp như khuỷu tay, đầu gối, cổ. Hình ảnh viêm da cơ địa ở trẻ Những cơn ngứa từ âm ỉ đến dữ dội do viêm da cơ địa luôn khiến trẻ cảm thấy khó chịu, dẫn đến việc thường xuyên quấy khóc, chán ăn. Đặc biệt, cảm giác ngứa ngáy thường trở nên nghiêm trọng hơn vào ban đêm, khiến trẻ khó ngủ, ngủ không ngon giấc, lâu dần sẽ khiến tinh thần và thể chất của trẻ bị ảnh hưởng, khiến trẻ chậm lớn, còi cọc, giảm tập trung, hay cáu gắt,… Ngoài ra, viêm da cơ địa có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, bội nhiễm, tổn thương để lại sẹo vĩnh viễn trên da. Một số trường hợp viêm da cơ địa có thể khiến dây thần kinh bị tổn thương, gây đau cơ, đau đầu, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé. Bên cạnh đó, nếu không được kiểm soát tốt, bệnh sẽ tiến triển thành viêm da cơ địa ở người trưởng thành và có khả năng làm xuất hiện một số bệnh lý kèm theo như hen suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc mắt,… Chính vì vậy, việc điều trị viêm da cơ địa cho trẻ từ giai đoạn sớm là điều vô cùng cần thiết để cải thiện triệu chứng và hạn chế nguy cơ tái phát. ☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Bệnh viêm da cơ địa Nguyên tắc chữa viêm da cơ địa ở trẻ em Việc chữa viêm da cơ địa ở trẻ em cần được tuân thủ theo những nguyên tắc dưới đây: Xác định đúng và ngăn chặn căn nguyên gây bệnh: Việc xác định đúng căn nguyên gây bệnh sẽ giúp các bác sĩ lựa chọn được phương pháp điều trị thích hợp. Bên cạnh đó, việc này cũng giúp phụ huynh chủ động hơn trong việc chăm sóc trẻ, bảo vệ trẻ khỏi các dị nguyên, tránh tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Điều trị triệu chứng, cắt đứt đợt bùng phát: Viêm da cơ địa là bệnh lý mạn tính với các triệu chứng dai dẳng, hiện nay vẫn chưa có phương pháp chữa trị chuyên biệt, do đó việc điều trị sẽ cần tập trung làm giảm các triệu chứng và cắt đứt đợt bùng phát của bệnh. Phòng ngừa tái phát sau điều trị: Viêm da cơ địa có khả năng tái phát cao, bệnh có thể bùng phát bất cứ khi nào gặp điều kiện thích hợp. Chính vì vậy, ngay cả khi các triệu chứng đã biến mất, cha mẹ vẫn cần chú ý vệ sinh, chăm sóc da của bé đúng cách để hạn chế bệnh quay trở lại. Chữa viêm da cơ địa ở trẻ em bằng cách nào? Thông thường, 95% trẻ bị viêm da cơ địa sẽ khỏi sau khoảng 2 tuổi, số còn lại tuy không thể chữa hoàn toàn nhưng bệnh có thể được kiểm soát tốt nếu được chăm sóc đúng cách. Dưới đây là một số biện pháp chữa viêm da cơ địa ở trẻ mà cha mẹ có thể tham khảo: Sử dụng thuốc Sử dụng thuốc là một trong những phương pháp chữa viêm da cơ địa ở trẻ em thường được áp dụng Viêm da cơ địa là bệnh lý mãn tính, rất dễ tái phát và không thể tự khỏi. Chính vì vậy, ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường trên da, cha mẹ hãy đưa bé đến gặp các bác sĩ da liễu để được thăm khám và điều trị. Tùy vào từng tình trạng bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ kê cho trẻ một số loại thuốc dưới đây: Acid salicylic: Acid salicylic có đặc tính sát khuẩn nhẹ và có thể làm bong lớp sừng trên da, đồng thời ngăn vi khuẩn tấn công gây viêm da ở trẻ. Thuốc bôi chứa corticoid: Những thuốc này có tác dụng giảm ngứa, chống viêm hiệu quả, có thể làm giảm nhanh các triệu chứng viêm da giai đoạn cấp tính ở trẻ. Thuốc kháng histamine: Khi bị viêm da cơ địa trẻ sẽ luôn cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Do đó, các bác sĩ sẽ kê cho bé một số loại thuốc kháng histamine để giảm bớt những cơn ngứa, giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt vi trùng, vi khuẩn trên da, đồng thời hạn chế tình trạng tổn thương lan rộng. Những thuốc này sẽ được chỉ định khi trên da bé xuất hiện tình trạng nhiễm khuẩn và xuất hiện các tổn thương nặng nề như chảy dịch nhiều, có mủ. Mặc dù sử dụng thuốc chữa viêm da cơ địa ở trẻ là phương pháp mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng lại tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, cha mẹ không nên tự ý sử dụng thuốc khi không được bác sĩ kê đơn. Bên cạnh đó, cần tuân thủ đúng liều lượng được hướng dẫn và tránh tuyệt đối việc lạm dụng thuốc. ☛ Tham khảo đầy đủ tại: Lựa chọn thuốc chữa viêm da cơ địa ở trẻ  Quang trị liệu Tia UVA hoặc UVB có thể giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng viêm da cơ địa ở trẻ Quang trị liệu là phương pháp sử dụng ánh sáng (tia UVA, UVB) chiếu trực tiếp lên vùng da bị tổn thương do viêm da cơ địa ở trẻ em, giúp làm giảm tình trạng viêm ngứa và hỗ trợ phục hồi các mô da. Phương pháp này có thể giúp cải thiện các triệu chứng một cách nhanh chóng, tuy nhiên nó có thể gây lão hóa da sớm và làm gia tăng nguy cơ ung thư da. Chính vì vậy, quang trị liệu chỉ được cân nhắc áp dụng trong trường hợp trẻ không thể sử dụng thuốc hoặc các loại thuốc không đem lại hiệu quả mong muốn. Dưỡng ẩm cho da Kem dưỡng ẩm có tác dụng ngăn ngừa việc bốc hơi nước khỏi da, cung cấp độ ẩm cho da giúp da không bị khô Dưỡng ẩm là việc làm vô cùng cần thiết để giúp bé có một làn da khỏe mạnh. Kem dưỡng ẩm sẽ tạo thành một lớp màng mỏng, bảo vệ da khỏi các yếu tố dị nguyên bên ngoài, đồng thời hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa. Mẹ nên thoa kem dưỡng ẩm dịu nhẹ, phù hợp với làn da cho bé ít nhất 2-3 lần mỗi ngày và có thể thoa nhiều lần hơn khi thời tiết hanh khô. Để có thể cải thiện tổn thương do viêm da cơ địa một cách hiệu quả, mẹ cần thoa kem dưỡng ẩm cho bé từ khi các dấu hiệu của bệnh mới xuất hiện và duy trì thói quen này ngay cả khi các triệu chứng đã thuyên giảm và biến mất. Việc thoa kem cần được thực hiện trên toàn bộ cơ thể chứ không chỉ vùng da bị bệnh. Mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để chọn ra cho bé loại kem dưỡng ẩm phù hợp nhất. ☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Kem dưỡng ẩm cho bé bị viêm da cơ địa dùng sao cho đúng? Dùng lá tắm dân gian Sử dụng lá tắm theo phương pháp dân gian cũng là cách được nhiều mẹ lựa chọn để chữa viêm da cơ địa ở trẻ em. Mẹ có thể tham khảo một số loại lá tắm sau: Lá khế Lá khế có khả năng kháng histamine, giúp giảm ngứa do viêm da cơ địa hiệu quả Chuẩn bị: 30g lá khế, một ít muối hạt. Thực hiện: Rửa sạch và ngâm lá khế với nước muối loãng để loại bỏ bớt vi khuẩn và tạp chất Cho lá khế vào nồi, thêm 2 lít nước và đun sôi trong khoảng 10-15 phút Chắt nước lá khế ra thau sạch, để nước nguội bớt (đến khi đạt độ ẩm vừa phải) rồi dùng tắm cho trẻ Mẹ có thể lấy bã lá khế chà nhẹ lên vùng da bị tổn thương của trẻ Cần tắm lá khế cho trẻ 2-3 lần/tuần để thấy được hiệu quả. Lá sài đất Tắm lá sài đất có thể giúp giảm bớt cảm giác ngứa ngáy cho trẻ Chuẩn bị: 100g cây sài đất tươi, một ít muối hạt. Thực hiện: Rửa sạch và ngâm sài đất với nước muối loãng trong khoảng 20 phút để loại bỏ bớt vi khuẩn và tạp chất Cho sài đất vào nồi đun sôi cùng 2 lít nước đến khi nước chuyển màu vàng Chắt nước sài đất ra thau sạch, chờ nguội bớt thì dùng tắm và vệ sinh vùng da bị tổn thương cho trẻ Thực hiện mỗi ngày một lần để thấy được hiệu quả. Lá trà xanh Tắm nước lá trà xanh mỗi ngày giúp cải thiện các triệu chứng viêm da cơ địa Chuẩn bị: 1 nắm lá trà xanh tưới, một ít muối hạt. Thực hiện: Rửa sạch lá trà xanh và ngâm với nước muối loãng Cho lá trà xanh vào nồi, thêm 3 lít nước rồi đun sôi lên, cho thêm một ít muối hạt Chắt nước lá trà xanh vào thau sạch, pha thêm nước nguội cho đạt độ ấm vừa phải và tắm cho trẻ. Tắm lá là biện pháp an toàn, lành tính, giúp hỗ trợ quá trình chữa viêm da cơ địa ở trẻ em đạt hiệu quả tốt hơn. Tuy nhiên, cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng phương pháp này, tránh những đáng tiếc có thể xảy ra. Tuyệt đối không sử dụng lá tắm cho trẻ khi tổn thương da có biểu hiện lan rộng hoặc các dấu hiệu viêm nhiễm. ☛ Tham khảo đầy đủ tại: Viêm da cơ địa tắm lá gì? Chuyên gia hướng dẫn! Làm sao để rút ngắn thời gian chữa viêm da cơ địa ở trẻ em? Để rút ngắn thời gian chữa viêm da cơ địa ở trẻ em, các mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau: Thường xuyên cắt ngắn móng tay, móng chân của trẻ. Canh chừng, tránh để trẻ gãi cào vùng da bệnh. Tắm rửa cho trẻ hàng ngày với nước ấm sạch, không tắm cho bé với nước quá nóng, tránh tắm quá lâu. Nên sử dụng cho bé những loại dầu gội sữa tắm có tính chất dịu nhẹ. Sau khi tắm xong, cần dùng khăn bông mềm, thấm khô hết nước trên da trẻ. Ưu tiên lựa chọn quần áo cho trẻ có chất liệu mềm mại, thấm hút mồ hôi tốt. Hạn chế để bé sử dụng những trang phục có chất liệu len, dạ có thể gây kích ứng da. Tránh để trẻ tiếp xúc với các loại hóa chất, chất tẩy rửa, phấn hoa, lông động vật,… Không nên giặt chung quần áo của bé với người lớn, tránh sử dụng xà phòng, bột giặt và các chất tẩy mạnh để làm sạch quần áo của trẻ. Giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thường xuyên vệ sinh chăn màn, đồ chơi và các vật dụng cá nhân của trẻ. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ để tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm dễ gây kích ứng như tôm, cua, ghẹ, trứng, đậu phộng,… Ngoài những biện pháp kể trên, ngày càng có nhiều mẹ tìm đến các sản phẩm trị viêm da cơ địa có nguồn gốc tự nhiên, an toàn, lành tính mà vẫn đem lại hiệu quả tối ưu. Trong đó phải kể đến kem bôi Sodermix – sản phẩm đã chinh phục được hàng triệu người bệnh và nhận được sự đánh giá cao từ các chuyên gia da liễu hàng đầu tại hơn 100 quốc gia. Sodermix – “đánh bay” viêm da cơ địa ở trẻ em Sodermix là dòng kem bôi chuyên biệt cho các bệnh chàm ngứa, tổ đỉa, viêm da cơ địa. Sản phẩm được nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp, với các thành phần có nguồn gốc thiên nhiên, hoàn toàn không chứa corticoid, đặc biệt an toàn với làn da mỏng manh, non nớt của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sản phẩm là liệu pháp đầu tiên và duy nhất trên thế giới giúp bổ sung Enzyme Superoxide Dismutase (SOD) từ chiết xuất trái cà chua xanh châu Âu. SOD có khả năng trung hòa các gốc tự do – thủ phạm chính gây viêm da cơ địa, từ đó chặn đứng các cơn ngứa, giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Kem bôi Sodermix giúp giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngáy trên da đầu Bên cạnh đó, Sodermix còn chứa thành phần dầu trái bơ và dầu khoáng thiên nhiên, giúp cung cấp độ ẩm, làm mềm da, cải thiện nhanh chóng tình trạng khô nứt, bong tróc, hỗ trợ tái tạo và phục hồi tổn thương da, trả lại cho bé làn da mềm mại, mịn màng. Kem bôi Sodermix đã được chứng minh lâm sàng về hiệu quả trị bệnh viêm da dị ứng, viêm da cơ địa ở trẻ em. Kết quả thử nghiệm được thực hiện bởi các nhà khoa học Ukraina cho thấy, sản phẩm có khả năng giảm ngứa 77.1% sau 4-5 ngày sử dụng, đồng thời giúp làm giảm tổn thương da đến 87.5% chỉ sau 5-6 ngày. Bạn có thể tìm mua Sodermix tại các nhà thuốc trên toàn quốc, chi tiết địa chỉ XEM TẠI ĐÂY Để đặt mua Sodermix giao hàng, thanh toán tại nhà, vui lòng BẤM VÀO ĐÂY Hy vọng những cách chữa viêm da cơ địa ở trẻ em mà chúng tôi đã chia sẻ trên đây sẽ giúp ích được cho bạn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến căn bệnh này hoặc cần tư vấn thêm về sản phẩm kem bôi Sodermix, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua tổng đài miễn cước 1800 6225 hoặc kết nối Zalo theo số điện thoại 0862 241 650 để được hỗ trợ giải đáp nhanh nhất. Chia sẻ

Cách chữa viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh! - Mẹ đã biết chưa?

Trẻ sơ sinh có làn da nhạy cảm và hệ miễn dịch yếu nên rất dễ gặp phải các vấn đề viêm da dị ứng. Mặc dù không phải căn bệnh nguy hiểm nhưng bệnh lại gây ảnh hưởng đến sức khỏe làn da của bé khiến bố mẹ rất lo lắng. Vậy, đâu là cách chữa viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh? Bài viết dưới đây sẽ mang đến cho bố mẹ những thông tin hữu ích về cách chữa khi con bị mắc viêm da dị ứng! Mục lụcThế nào là viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh?Viêm da dị ứng gây ảnh hưởng gì với trẻ sơ sinh?Nguyên tắc chữa viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinhCách chữa viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinhChăm sóc cho trẻ tại nhàChữa viêm da dị ứng cho trẻ bằng dân gianSử dụng thuốc trị viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinhSodermix – kem chữa viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả Thế nào là viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh? Viêm da dị ứng là tình da bị viêm nhiễm do hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mẫn với các tác nhân từ ngoài môi trường sống. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng ngứa ngáy, bong tróc da, nổi mẩn đỏ. Hình ảnh bệnh lý viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh có tính chất mãn tính, dai dẳng. Khi gặp các dị nguyên như lông động vật, bụi bẩn, thực phẩm, phấn hoa… hoặc vào giai đoạn giao mùa, thay đổi thời tiết đột ngột, bệnh có thể dễ dàng tái phát. Đặc biệt với lứa tuổi trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch kém cùng với làn da non nớt, bé rất dễ mắc phải bệnh lý này. Tình trạng viêm da dị ứng thường xảy ra ở một số vùng da của trẻ sơ sinh như: bàn tay, cổ tay, mặt, khuỷu tay, đầu gối… với những biểu hiện đặc trưng như: Da khô, tróc vảy. Da xuất hiện mẩn đỏ, có thể sưng nhẹ. Trẻ có biểu hiện gãi, cọ xát do bị ngứa. Da bị dày lên, nổi các vết sần sùi. ☛ Tham khảo đầy đủ tại: Bệnh viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh Viêm da dị ứng gây ảnh hưởng gì với trẻ sơ sinh? Viêm da dị ứng khiến trẻ rất ngứa ngáy, khó chịu, thường xuyên quấy khóc, bỏ bú Tuy không phải chứng bệnh đặc biệt nguy hiểm đối với sức khỏe nhưng viêm da dị ứng lại là căn bệnh dai dẳng, dễ tái phát nên viêm da dị ứng mang lại nhiều khó chịu, mệt mỏi và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Ban đầu, các triệu chứng nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy ngoài da khiến bé khó chịu, quấy khóc, bỏ ăn bỏ bú… Tình trạng này khiến bé luôn cảm thấy mệt mỏi, đau rát, mất ngủ về đêm. Trẻ có thể đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể, còi xương chậm lớn. Nếu bệnh kéo dài và không được điều trị kịp thời rất dễ tiến triển thành các biến chứng khác như: Viêm da thần kinh: Xảy ra khi da thường xuyên bị trầy xước trở nên dày sừng, sưng đỏ, ngứa trầm trọng gây viêm da thần kinh, có nguy cơ thay đổi màu da và trở thành sẹo vĩnh viễn. Nhiễm trùng da: Vùng da tổn thương do viêm da dị ứng có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng với biểu hiện: sưng viêm, mưng mủ… Biến chứng toàn thân: Viêm da dị ứng không được điều trị kịp thời sẽ tiến triển nặng, gây sốc phản vệ với các biểu hiện: tím tái, tụt huyết áp, tay chân lạnh… Vì thế, để tránh tối đa những tác hại của bệnh lý này đối với trẻ sơ sinh, bố mẹ hãy đưa trẻ đi khám ngay khi nhận thấy bất kì dấu hiệu nào cảnh báo bệnh. Tránh trường hợp chủ quan, coi thường dẫn đến bệnh nặng hơn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. ☛ Tham khảo thêm tại: Bệnh viêm da dị ứng có nguy hiểm không? Nguyên tắc chữa viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh Hiện nay, người ta vẫn chưa tìm được phương pháp điều trị triệt để bệnh viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh. Các biện pháp điều trị hiện nay hầu hết chỉ giúp làm giảm các triệu chứng do bệnh gây ra. Do vậy, mục tiêu điều trị viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh là: Kiểm soát các triệu chứng do bệnh gây ra: giảm đau rát, ngứa ngáy cho trẻ, giảm khó chịu… Ngăn ngừa bệnh diễn biến xấu đi: ngăn ngừa nhiễm trùng da, giúp da không bị dày sừng hay chuyển màu. Hạn chế tối đa nguy cơ tái phát bệnh. Cách chữa viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh Điều trị viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh là sự phối hợp giữa việc dùng thuốc, chăm sóc cho trẻ tại nhà và thay đổi lối sống. Chăm sóc cho trẻ tại nhà Bảo vệ da Bảo vệ da cho trẻ vừa là biện pháp ngăn ngừa viêm da dị ứng tiến triển, vừa giúp phòng tránh nguy cơ bệnh lan rộng hoặc tái phát. Mẹ nên bảo vệ da cho trẻ bằng cách: Cho trẻ mặc những trang phục mềm mại, thoáng khí. Tránh để trẻ đổ quá nhiều mồ hôi, khiến vi khuẩn tích tụ và phát triển trên da. Lựa chọn các loại sữa tắm cho trẻ dịu nhẹ, lành tính. Thường xuyên cắt móng tay, chân cho trẻ, khi trẻ ngủ nên mang bao tay cho trẻ để tránh tình trạng trẻ cào gãi gây tổn thương da. Dưỡng ẩm cho da Sau khi tắm xong, da của trẻ thường khô, mất đi lượng dầu tự nhiên và dễ bị kích ứng khi tiếp xúc với các tác nhân lạ. Do đó, mẹ cần thực hiện các biện pháp dưỡng ẩm da cho trẻ, tốt nhất là thời điểm sau khi tắm 3 phút. Mẹ cũng cần chọn loại kem dưỡng ẩm dành riêng cho trẻ có chứa các thành phần dịu nhẹ, an toàn với làn da của bé. Giữ vệ sinh môi trường sống Giữ gìn vệ sinh cho trẻ cũng như môi trường sống là biện pháp giúp mẹ chủ động phòng tránh nguy cơ mắc viêm da dị ứng cho con. Theo đó, mẹ nên thường xuyên dọn dẹp môi trường sống, giặt giũ chăn màn, quần áo hay đồ chơi của trẻ. Giữ cho môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát giúp hạn chế sự hình thành và phát triển của các vi khuẩn, virus, tế bào nấm… trong không khí. Nhờ đó sẽ giúp hạn chế tối đa nguy cơ mắc hay tái phát bệnh viêm da dị ứng cho trẻ. Ngoài ra, các bậc cha mẹ cũng nên tạo môi trường sống mát mẻ, với độ ẩm không khí vừa đủ cho trẻ. ☛ Tham khảo thêm tại: Viêm da dị ứng nên ăn gì cho nhanh khỏi? Chữa viêm da dị ứng cho trẻ bằng dân gian Khi nhận thấy con bị mắc viêm da dị ứng, rất nhiều phụ huynh đã tìm ngay các bài thuốc tắm hoặc mẹo dân gian từ các thảo dược thiên nhiên để làm giảm bệnh. Bởi lẽ, các biện pháp này khá đơn giản và an toàn, nguyên liệu có sẵn trong vườn nhà, không tốn quá nhiều chi phí mà vẫn đem lại hiệu quả trị bệnh. Dưới đây là một số loại lá tắm thường sử dụng để trị viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh: Lá trầu không giảm nhanh triệu chứng dị ứng Tắm lá trầu không cho trẻ sơ sinh là phương pháp được nhiều người áp dụng Lá trầu không chứa đến 2,4% tinh dầu, là vị thuốc có tính cay nồng rất hiệu quả trong việc điều trị các bệnh ngoài da. Các nghiên cứu cho thấy, loại thảo dược này có công dụng sát trùng, diệt khuẩn và kháng viêm rất tốt. Với trẻ sơ sinh mắc viêm da dị ứng, các chất kháng sinh tự nhiên trong lá trầu không có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh như liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, trực khuẩn E.Coli… Từ đó sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng bệnh. Mẹ có thể nấu nước lá trầu không tắm cho bé theo các bước sau: Bước 1: Lấy một nắm lá trầu không rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng 15 phút rồi vớt ra để ráo. Bước 2: Vò nát lá trầu không và đem đun với nước cùng một chút muối. Bước 3: Pha loãng nước lá trầu không với nước mát cho vừa đủ ấm rồi tắm cho bé. Với phương pháp này, mẹ kiên trì thực hiện vài lần sẽ thấy hiệu quả. Tắm nước lá trà xanh làm dịu cơn ngứa Lá trà xanh có chứa hàm lượng lớn các chất chống oxy hóa cùng các tinh chất khác như: phenol, catechin có tác dụng diệt khuẩn, tiêu viêm. Bên cạnh đó, lá trà xanh cũng là vị thảo dược có khả năng thúc đẩy quá trình làm lành vết thương, tái sinh cấu trúc da, tăng cường hệ miễn dịch trên da. Với cách này, mẹ có thể thực hiện theo những bước sau: Bước 1: Lá trà xanh đem rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng 15 phút rồi vớt ra để ráo. Bước 2: Vò nát lá trà xanh và đem đun sôi với khoảng 1 lít nước cùng một chút muối trong khoảng 10 phút. Bước 3: Pha loãng với nước lạnh cho vừa ấm để tắm cho trẻ. Phần bã lá trà xanh mẹ có thể tận dụng để xát nhẹ lên vùng da bị tổn thương. Mẹ nên kiên trì áp dụng cách này 1 lần/ ngày trong khoảng 2 tuần để bài thuốc phát huy hiệu quả tối đa. Trị viêm da dị ứng với lá khế Tắm lá khế là bài thuốc dân gian trị viêm da dị ứng giúp kháng khuẩn, chống viêm, giải nhiệt, đào thải độc tố cho da được rất nhiều người bệnh áp dụng thành công. Nếu cha mẹ còn phân vân về cách trị viêm da dị ứng cho trẻ sơ sinh thì đừng bỏ qua bài thuốc này nhé! Cách thực hiện như sau: Bước 1: Lựa chọn những lá khế già, đem rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng 15 phút rồi vớt ra để ráo. Bước 2: Nấu lá khế với nước đun sôi trong khoảng 10 phút. Bước 3: Mẹ pha loãng với nước lạnh cho vừa ấm để tắm cho trẻ. Với cách làm này, mẹ nên áp dụng  2 – 3 lần/ tuần để đem lại hiệu quả trị viêm da dị ứng cao nhất. Mặc dù an toàn, dễ thực hiện tại nhà nhưng khi dùng các mẹo dân gian tắm cho trẻ, mẹ cũng cần lưu ý: Không nên tắm cho trẻ quá lâu, chỉ nên tắm trong 10 – 15 phút với nước có độ ấm vừa phải. Khi tắm tránh chà xát mạnh tay gây tổn thương trên da. Sau khi tắm, mẹ nên dùng khăn sạch lâu khô người cho trẻ để tránh cảm lạnh. Nhìn chung, các mẹo trị viêm da dị ứng từ dân gian chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng bệnh, không có tác dụng điều trị. Hiệu quả điều trị của các phương pháp này còn phụ thuộc nhiều vào cơ địa và tình trạng bệnh. Đồng thời, mẹ cũng cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài mới đem lại hiệu quả, đôi khi còn có thể khiến tình trạng của trẻ nặng hơn khi không được trị liệu kịp thời. Sử dụng thuốc trị viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh Nếu tình trạng viêm da dị ứng của bé nghiêm trọng và không cải thiện với các biện pháp dân gian hoặc các cách chăm sóc tại nhà, các bậc cha mẹ có thể tìm đến các thuốc Tây Y do bác sĩ kê đơn giúp kiểm soát nhanh triệu chứng bệnh. Trẻ nhỏ có cơ địa nhạy cảm, làn da mỏng manh nên khi sử dụng thuốc Tây Y, cha mẹ cần tuân thủ tuyệt đối cách sử dụng, liều lượng của thuốc được bác sĩ chỉ định. Tuyệt đối không được tự ý cho trẻ dùng thuốc hay thay đổi cách dùng, liều dùng. Dưới đây là những thuốc chữa viêm da dị ứng phổ biến thường được kê cho trẻ sơ sinh: Thuốc kháng Histamin Thuốc kháng Histamin có tác dụng chống dị ứng và giảm ngứa do viêm da dị ứng gây ra. Thuốc có thể ở dạng thuốc bôi hay thuốc uống, tùy thuộc vào diện tích cơ thể bị viêm da dị ứng có lớn hay không. Kháng sinh Nếu bé mắc viêm da dị ứng đi kèm tình trạng nhiễm trùng, xuất hiện mủ, rỉ nước hoặc máu… bác sĩ sẽ kê thêm các thuốc kháng sinh. Ngoài ra, thuốc kháng sinh cũng được kê đơn ngay cả khi trẻ chưa có dấu hiệu nhiễm trùng nhằm mục đích tăng hiệu quả điều trị và phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng da. Một số kháng sinh được dùng như: thuốc mỡ Bactroban, Centany… Nhóm thuốc bôi Steroid Thuốc Steroid thường được dùng tại chỗ nhằm ức chế mạnh các phản ứng viêm, quá mẫn của cơ thể, từ đó kiểm soát nhanh các triệu chứng viêm da dị ứng. Đây là nhóm thuốc kê đơn có rất nhiều tác dụng phụ nên cần sử dụng dưới sự theo dõi và giám sát của bác sĩ. Thuốc chỉ nên dùng trong thời gian ngắn, không quá 10 ngày vì có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: mỏng da, teo da, rạn da, rối loạn sắc tố… Thuốc ức chế hệ miễn dịch Khi các biện pháp điều trị khác không đem lại hiệu quả, cha mẹ có thể cân nhắc đến thuốc ức chế miễn dịch. Đây là loại thuốc dùng đường uống có tác dụng điều hòa hệ thống miễn dịch của trẻ, từ đó, làm giảm các triệu chứng của viêm da dị ứng. Tuy nhiên, thuốc có thể gây nhiều tác dụng phụ có hại nên các bậc cha mẹ cần cân nhắc kĩ cũng như trao đổi với bác sĩ trước khi cho trẻ dùng thuốc. Việc sử dụng các thuốc Tây Y trị viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh rất khó khăn, phức tạp và yêu cầu theo dõi chặt chẽ hiệu quả và tác dụng phụ do thuốc. Chính vì thế, bố mẹ cần tìm đến các biện pháp khác giúp giảm triệt để các triệu chứng bệnh, nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn, lành tính đối với sức khỏe của trẻ sơ sinh. ☛ Tham khảo đầy đủ tại: Tổng hợp thuốc trị viêm da dị ứng Nhằm đáp ứng nhu cầu của cha mẹ và giúp bé giảm khó chịu do bệnh, hiện nay, sản phẩm Sodermix đã có mặt trên thị trường. Kem bôi Sodermix là liệu pháp trị bệnh không Corticoid, đảm bảo an toàn, hiệu quả cho trẻ viêm da dị ứng. Sodermix – kem chữa viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả Sodermix được nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp là liệu pháp hoàn toàn không chứa Corticoid. Hiện nay, sản phẩm đã chinh phục được rất nhiều bệnh nhân cũng như các chuyên gia da liễu đầu ngành tại hơn 100 quốc gia khác nhau trên thế giới. Đây cũng là một dòng kem bôi chiết xuất hoàn toàn từ các thành phần từ thiên nhiên nên rất an toàn với làn da của trẻ sơ sinh, mẹ có thể yên tâm sử dụng cho bé. Ứng dụng công nghệ kĩ thuật tiên tiến hiện đại nhất nước Pháp, Sodermix là dòng sản phẩm đầu tiên và duy nhất trên thị trường chứa Enzym SOD chiết xuất từ cà chua xanh châu Âu. Hoạt chất này được chứng minh là có khả năng trung hòa các gốc tự do – nguyên nhân chính gây ra các bệnh viêm da dị ứng, ngứa ngoài da, mề đay… Ngoài ra, sản phẩm còn chứa dầu quả bơ, dầu khoáng… giúp làm mềm, tránh tình trạng bong tróc, hỗ trợ tái tạo và phục hồi da. Kem Sodermix thuộc số ít các sản phẩm trên thị trường đã được nghiên cứu lâm sàng chứng minh hiệu quả trị bệnh viêm da dị ứng, viêm da cơ địa trên đối tượng trẻ em. Kết quả cho thấy: Sodermix giúp giảm 77,1% ngứa sau 4 – 5 ngày sử dụng và giảm 87,5% tổn thương da chỉ sau 5 – 6 ngày. Sodermix hiện đã được phân phối tại các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể xem chi tiết địa chỉ TẠI ĐÂY Để đặt mua Sodermix giao hàng, thanh toán tại nhà, vui lòng BẤM VÀO ĐÂY Lời kết Trên đây là những cách chữa viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh mẹ có thể áp dụng cho trẻ. Rất mong bài viết sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị thích hợp nhất để làm giảm nhanh những triệu chứng khó chịu do bệnh viêm da dị ứng gây ra. Tài liệu tham khảo: https://childrensnational.org/visit/conditions-and-treatments/allergies-immunology/eczema-atopic-dermatitis https://www.aad.org/public/diseases/eczema/childhood/treating/treat-babies https://soyte.namdinh.gov.vn/home/hoat-dong-nganh/giao-duc-suc-khoe/bien-phap-dieu-tri-benh-viem-da-di-ung-o-tre-so-sinh-1233 https://medlatec.vn/tin-tuc/mach-me-cach-xu-tri-benh-viem-da-co-dia-o-tre-so-sinh-s75-n21007 Chia sẻ

Trị ngứa bằng lá khế: Mẹo hay nhớ ngay!

Nếu trong vườn nhà bạn có một cây khế thì xin chúc mừng vì bạn đang sở hữu một “cây thuốc” trị ngứa tuyệt vời. Phương pháp trị ngứa bằng lá khế đã và đang được rất nhiều chuyên gia da liễu khuyên dùng bởi an toàn, tiết kiệm và hiệu quả cao. Nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về phương pháp này, hãy tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết hôm nay nhé! ☛ Tham khảo trước: Nổi mẩn ngứa da là bệnh gì? Mục lụcVì sao lá khế giúp giảm ngứa?Tác động chống viêmTác dụng kháng khuẩn6 cách trị ngứa bằng lá khế tiết kiệm, hiệu quảTắm nước lá khếChườm lá khế sao vàngXông hơi nước sắc lá khếTrị ngứa bằng massage với lá khế và muối biểnUống nước đun lá khế, vỏ khế và rễ khếTắm nước lá khế và thảo dược khácLưu ý khi sử dụng lá khế trị ngứaSodermix – Kem trị ngứa tự nhiên từ Pháp Vì sao lá khế giúp giảm ngứa? Theo quan niệm Đông y, mẩn ngứa trên da là do phong nhiệt và phong hàn xâm nhập vào cơ thể sinh ra độc tố tích tụ dưới da và gây ra ngứa ngáy mẩn đỏ. Trong khi đó, lá khế có vị chua, tính bình giúp tiêu viêm, lợi tiểu và tăng đào thải độc tố. Vì vậy, lá khế đã trở thành phương thuốc trị ngứa được áp dụng phổ biến. Trị ngứa bằng lá khế là phương pháp an toàn Ngày nay khi y học hiện đại phát triển, hàng loạt nghiên cứu đã được thực hiện để chứng minh khả năng trị ngứa của lá khế. Dưới đây là một số nghiên cứu lý giải các tác động của lá khế lên da giúp giảm ngứa. Tác động chống viêm Các thử nghiệm đã chứng minh được phân đoạn ethyl acetate trong cao lá khế có tác dụng kháng viêm mạnh nhất với IC50 đạt 79,89 μg/mL. Kế tiếp là phân đoạn dichloromethane với IC50 đạt 278 μg/mL, phân đoạn ethanol tổng với IC50 đạt 414,64 μg/mL và phân đoạn nước với IC50 đạt 695,91 μg/mL. Tác động chống viêm của các phân đoạn này được so sánh với Tác dụng chống viêm của lá khế được so sánh với prednisolone và diclofenac Nhờ tác động chống viêm, dịch chiết lá khế có khả năng ức chế giải phóng chất trung gian hóa học gây viêm, ngứa. Qua đó, lá khế giúp cải thiện hiệu quả tình trạng ngứa ngáy, mẩn đỏ, phù nề trên da. Tác dụng kháng khuẩn Nghiên cứu bước đầu tại Đại học Dược Hà Nội cho thấy, nước sắc lá khế có chứa: saponosid (0,93%) và flavonoid (1,17%)  giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn Gram (+). Vì vậy, lá khế giúp ngăn chặn tình trạng bội nhiễm trên vùng da bị ngứa ngáy tổn thương. Điều này cũng giải thích vì sao nước sắc lá khế giúp cải thiện các vết thương hở khi trẻ bị lở, loét, chốc đầu. Nước sắc lá khế có tác dụng kháng khuẩn 6 cách trị ngứa bằng lá khế tiết kiệm, hiệu quả Cách sử dụng là yếu tố quyết định trực tiếp đến hiệu quả của phương pháp trị ngứa bằng lá khế. Việc dùng sai cách không chỉ làm giảm hiệu quả mà có thể khiến bạn đối diện với những tác dụng không mong muốn. Dưới đây là 6 phương thức sử dụng lá khế trị ngứa được tìm thấy trong tài liệu y học chính quy. Tắm nước lá khế Tắm nước lá khế phù hợp với trường hợp ngứa do phong nhiệt. Đây là phương pháp trị liệu trên diện rộng, thích hợp với những người bị mẩn ngứa ở nhiều vị trí hoặc toàn thân. Tắm nước lá khế phù hợp với người bị ngứa do phong nhiệt Tắm nước lá khế trị ngứa được thực hiện như sau: Bước 1: Bạn chuẩn bị 200g lá khế tươi, rửa sạch và ngâm qua với nước muối loãng trong khoảng 15 phút. Bước 2: Vớt lá khế ra, vò nát rồi đun sôi cùng 2 lít nước trong khoảng 3 – 5 phút. Bước 3: Lọc lấy nước sắc để nguội bớt và tắm trực tiếp trong 5 – 10 phút. Vì dược tính của nước sắc lá khế nhẹ nên bạn cần áp dụng đều đặn mỗi ngày để nhanh có kết quả. Trường hợp ngứa do phong hàn, bạn cần tắm nhanh nơi kín gió và chỉ tắm khi nước còn ấm ☛ Có thể bạn muốn biết: 7 loại lá tắm trị mẩn ngứa loại hiệu quả Chườm lá khế sao vàng Phương pháp này sử dụng lá khế được sao vàng chườm trực tiếp trên da nên phù hợp với những người mẩn ngứa do phong hàn. Thời điểm khởi phát bệnh này thường rơi vào lúc giao mùa từ hạ sang đông. Chườm lá khế sao vàng trị ngứa rất tốt Cách chườm lá khế sao vàng được thực hiện như sau: Bước 1: Bạn chọn một nắm lá khế không quá già, không quá non, rửa sạch và để ráo nước. Bước 2: Đun nóng chảo rồi cho lá khế vào đảo đều tay đến khi lá khế khô lại. Bước 3: Chờ lá khế nguội bớt rồi gói lại vào một miếng vải sạch (nên dùng khăn xô dày). Bước 4: Chườm bọc thuốc trực tiếp lên vùng da bị ngứa. Khi lá nguội hơn, bạn có thể bỏ vải bọc và xoa lá khế trực tiếp trên da để tăng tác dụng. Lá khế ấm có tác dụng trừ hàn khí, làm dịu nhanh triệu chứng ngứa ngáy. Tuy nhiên, bạn cần kiểm tra nhiệt độ của lá khế trước khi chườm để tránh bị bỏng. Ngoài ra, bạn cũng nên thực hiện đều đặn mỗi ngày một lần cho đến khi tình trạng mẩn ngứa được cải thiện. Xông hơi nước sắc lá khế Hơi nước nóng làm các lỗ chân lông trên da giãn nở, tăng quá trình bài độc và giúp dược chất của lá khế đi vào cơ thể tốt hơn. Vì vậy, phương pháp trị ngứa bằng lá khế xông hơi thường cho hiệu quả điều trị nhanh chóng hơn những phương pháp khác. Xông hơi giúp dược chất trong lá khế được hấp thu tốt hơn Dưới đây là cách thực hiện trị ngứa bằng xông hơi nước lá khế: Bước 1: Bạn chuẩn bị khoảng 200g lá khế chua tươi, không quá già, không quá non. Bước 2: Rửa sạch lá khế và ngâm trong nước muối loãng khoảng 15 phút. Bước 3: Vớt lá khế ra, vò nát rồi đun sôi cùng 2 lít nước trong khoảng 3 – 5 phút. Bước 4: Lấy khăn lớn hoặc chăn trùm kín người và nồi nước lá khế. Bước 5: Có thể dùng nước lá khế ấm tắm hoặc rửa lại vùng da bị ngứa. Trị ngứa bằng xông hơi lá khế hiệu quả nhưng lại dễ bị bỏng nên không phù hợp với trẻ nhỏ. Vì vậy, nếu bạn muốn trị ngứa cho bé bằng lá khế, hãy chọn cách thực hiện khác an toàn hơn. Trị ngứa bằng massage với lá khế và muối biển Muối biển có tác dụng kháng khuẩn và chứa nhiều chất khoáng nên khi kết hợp cùng lá khế sẽ gia tăng tác dụng trị ngứa, sát khuẩn. Bạn chỉ cần dùng muối và lá khế massage trên vùng da bị ngứa sẽ thấy dễ chịu hơn rất nhiều. Kết hợp lá khế và muối biển để tăng tác dụng trị ngứa Cách thực hiện chi tiết như sau: Bước 1: Bạn lấy lá khế tươi, rửa sạch rồi ngâm qua với nước muối loãng trong khoảng 15 phút. Bước 2: Vớt lá khế, để ráo rồi giã nhuyễn cùng chút muối. Bước 3: Dùng hỗn hợp này bôi lên vùng da mẩn ngứa đã được làm sạch và massage nhẹ nhàng trong khoảng 15 – 20 phút. Bước 4: Tắm lại với nước ấm. Cách này không phù hợp với vùng da mẩn ngứa có vết thương hở vì gây xót, rát và có thể mở rộng tổn thương. Bên cạnh đó, bạn cần chú ý chọn nguyên liệu kỹ lưỡng, chú ý vệ sinh trong quá trình chế biến để tránh gây bội nhiễm cho da. Uống nước đun lá khế, vỏ khế và rễ khế Phần rễ và vỏ cây khế cũng có hoạt tính chống viêm, lợi tiểu, trị ngứa hiệu quả. Vì vậy, bạn có thể sử dụng đồng thời cả 3 bộ phận này để giải quyết vấn đề mẩn ngứa, phù nên trên da. Uống nước từ lá – rễ – vỏ khế cũng trị ngứa hiệu quả Dưới đây là hướng dẫn sử dụng cụ thể: Bước 1: Bạn chuẩn bị: lá khế, vỏ thân và rễ khế. Bước 2: Đem toàn bộ nguyên liệu rửa sạch rồi để ráo nước. Bước 3: Cho dược liệu vào ấm hoặc nồi, thêm nước xâm xấp nguyên liệu và đun nhỏ lửa trong khoảng 1 giờ. Bước 4: Chắt lấy phần nước sắc, chia làm 2 lần uống trong ngày. Với cách chữa này, triệu chứng mẩn ngứa trên da sẽ được cải thiện sau khoảng 3 – 5 ngày. Tắm nước lá khế và thảo dược khác Những dược liệu kết hợp với lá khế thường có ngay trong vườn nhà hoặc dễ dàng tìm mua ngoài chợ. Sự kết hợp các dược liệu khác trong nước tắm lá khế sẽ giúp tăng cường tác dụng trị ngứa cho người bệnh. Kết hợp thêm lá long não để tăng hiệu quả trị ngứa của lá khế Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách chữa này: Bước 1: Bạn chuẩn bị các nguyên liệu gồm: lá khế, lá thanh hao và lá long não, mỗi loại khoảng 200g. Bước 2: Rửa sạch dược liệu, ngâm với nước muối loãng rồi vò nát. Bước 3: Cho toàn bộ dược liệu vào nồi lớn, đun sôi cùng 5 lít nước trong khoảng 5 phút. Bước 4: Để nước ấm rồi tắm trực tiếp Một lưu ý nhỏ cho bạn là chờ nước thảo dược nguội bớt rồi tắm thay vì pha thêm nước lạnh. Ngoài ra, bạn có thể dùng phần bã dược liệu massage nhẹ nhàng lên da trong lúc tắm để tăng hiệu quả trị ngứa. Lưu ý khi sử dụng lá khế trị ngứa Trị ngứa bằng lá khế là phương pháp an toàn đã được áp dụng rộng rãi. Để việc trị ngứa bằng lá khế đạt hiệu quả tốt nhất, bạn cần thực hiện đúng phương pháp và đủ thời gian. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng lá khế trị ngứa Ngoài ra, bác sĩ cũng đưa ra một số lưu ý như sau: Chỉ nên trị ngứa bằng lá khế khi triệu chứng mẩn ngứa nhẹ Nên rửa sạch lá khế, ngâm qua nước muối loãng để loại bỏ bớt vi sinh vật có hại bám trên lá khế Khi xoa lá khế trên da, bạn nên dùng lực vừa phải để tránh kích thích khiến da ngứa hơn hay tạo thành vết thương hở Người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, loại bỏ các tác nhân gây kích thích, có hại cho da để tăng hiệu quả trị ngứa Những người có cơ địa đặc biệt, dễ bị kích ứng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng cách chữa này Trị ngứa bằng lá khế là phương pháp dễ thực hiện. Tuy nhiên, phương pháp này không giải quyết tận gốc căn nguyên vấn đề.. Vậy nên, trường hợp bạn bị mẩn ngứa nhiều, ngứa toàn thân hoặc ngứa kèm theo triệu chứng bất thường thì đây không hẳn là giải pháp hiệu quả. Thay vào đó bạn có thể suy nghĩ đến sản phẩm Sodermix. ☛ Tham khảo thêm: Tổng hợp mẹo trị ngứa hiệu quả Sodermix – Kem trị ngứa tự nhiên từ Pháp Trị ngứa bằng lá khế tuy an toàn nhưng tác dụng chậm và chỉ hiệu quả rõ rệt ở những trường hợp ngứa nhẹ. Thế nhưng sử dụng thuốc Tây cho tác dụng nhanh, hiệu quả cao thì lại tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Vậy, làm thế nào để đảm bảo được cả 3 yếu tố: an toàn, tác dụng nhanh và hiệu quả cao? Lời khuyên cho bạn chính là sản phẩm Sodermix – Kem trị ngứa từ Pháp có thành phần hoàn toàn tự nhiên. Sodermix là sản phẩm trị ngứa an toàn, nhanh chóng và hiệu quả cao Sodermix được nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế đánh giá cao bởi bảng thành phần hoàn toàn tự nhiên, không chứa corticoid và cơ chế trị ngứa chuyên biệt. Theo đó, trong Sodermix chứa enzyme SOD – một chất chống oxy hóa tự nhiên có khả năng thu dọn gốc tự do, ức chế phản ứng viêm và phản ứng dị ứng. Qua đó, sản phẩm giúp kiểm soát nhanh các triệu chứng: ngứa ngáy, mẩn đỏ, phù nề trên da. Bên cạnh đó, các thành phần như: tinh chất quả bơ và dầu khoáng tự nhiên có tác dụng dưỡng ẩm, tăng tái tạo và bảo vệ da. Tác động này giúp bạn giải quyết tình trạng da khô rát, nứt nẻ, căng cứng và kích thích tổn thương trên da lành lại nhanh hơn. Hiệu quả trị ngứa của Sodermix đã được chứng minh qua thử nghiệm lâm sàng Để chứng minh hiệu quả trị ngứa của Sodermix, một thử nghiệm lâm sàng đã được thực hiện và đăng tải trên tạp chí Acta Dermatovenerologica Croatica 2009. Kết quả thí nghiệm cho thấy, Sodermix giúp trì hoãn thời điểm khởi phát ngứa, giảm thời gian và mức độ ngứa. Đây cũng là lý do khiến Sodermix trở thành sản phẩm kem trị ngứa được tin dùng tại 104 quốc gia trên khắp thế giới. Để tìm nhà thuốc gần bạn nhất có bán Sodermix, vui lòng BẤM VÀO ĐÂY Ngoài ra, bạn có thể đặt mua Sodermix giao hàng tận nhà TẠI ĐÂY Hy vọng những thông tin chúng tôi đã cung cấp trên đây sẽ giúp ích được cho bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến sản phẩm Sodermix hoặc tình trạng ngứa da của mình, vui lòng liên hệ trực tiếp đến tổng đài 1800 6225 để được hỗ trợ giải đáp nhanh nhất. Chúc bạn sớm lấy lại dược làn da khỏe mạnh!l Tài liệu tham khảo: https://www.tapchidongy.org/cach-tri-me-day-bang-la-khe.html#ftoc-heading-9 http://lienthuvien.yte.gov.vn/tai-lieu/duoc-hoc/mot-so-ket-qua-buoc-dau-nghien-cuu-ve-la-khe https://sj.ctu.edu.vn/ql/docgia/tacgia-20253/baibao-54862.html https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3137785/ Chia sẻ

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...