1. Viêm da cơ địa là bệnh gì?
Viêm da cơ địa hay chàm là bệnh lý da liễu phổ biến, có liên quan đến các tổn thương trên da do viêm nên gây nhiều phiền toái trong cuộc sống của người bệnh. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là khô da, nổi sẩn đỏ kèm mụn nước vào giai đoạn cấp tính, liken hóa và dày da khi bệnh tiến triển và kéo dài
Đáng chú ý, hiện nay chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh nhưng một số tác nhân như môi trường sống, yếu tố cơ địa, hoạt động của hệ miễn dịch được xem là có mối liên quan đến sự khởi phát của bệnh.
Ngoài ra, những người bị viêm da cơ địa thường có cơ địa rất nhạy cảm nên chế độ ăn uống, sinh hoạt đóng vai trò to lớn trong việc kiểm soát bệnh. Vì vậy, bạn nhớ kéo xuống và đọc thật kỹ những lời khuyên dưới đây nhé!
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Bệnh viêm da cơ địa: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị!
2. Chế độ ăn uống tác động như thế nào đến bệnh viêm da cơ địa
Chế độ ăn uống và tình trạng sức khỏe của con người có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chế độ dinh dưỡng hợp lý, lành mạnh sẽ đem đến một sức khỏe tốt, hạn chế bệnh tật. Ngược lại chế độ ăn uống không lành mạnh có thể gây ra những vấn đề xấu về sức khỏe như tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp, ung thư,…
Với bệnh viêm da cơ địa – một bệnh da liễu mãn tính liên quan đến tính cơ địa và chức năng hệ miễn dịch, chế độ ăn uống có vai trò rất quan trọng trong việc khởi phát, tiến triển các triệu chứng của bệnh. Cụ thể:
- Nếu chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy các vitamin và khoáng chất sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh. Hoặc nếu đang mắc bệnh sẽ giúp giảm các triệu chứng, phục hồi tổn thương nhanh, sớm lành bệnh.
- Còn nếu chế độ ăn uống kém khoa học, thiếu hụt dinh dưỡng, ăn các loại thực phẩm chứa nhiều chất kích thích, chất gây dị ứng và độc hại sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch, tăng nguy cơ bùng phát viêm da cơ địa, khiến các triệu chứng của bệnh ngày càng nặng hơn, dai dẳng và lâu khỏi.
Chính vì vậy, chế độ dinh dưỡng, ăn uống cần được chú trọng, quan tâm kỹ lưỡng, nhất là ở những bệnh nhân viêm da cơ địa. Cần phải nhớ chính xác những thực phẩm nào nên ăn và những thực phẩm nào nên kiêng để hạn chế tối đa việc bùng phát bệnh cũng như tăng cường sức khỏe, tránh tình trạng viêm da cơ địa tái phát.
3. Viêm da cơ địa nên ăn gì?
Có 1 số nhóm thực phẩm nhất định có tác dụng giảm nhẹ triệu chứng ngứa, viêm, giúp làm khoẻ hàng rào bảo vệ da.
3.1. Nhóm thực phẩm chứa nhiều vitamin và chất xơ
Bệnh viêm da cơ địa làm xuất hiện mẩn đỏ ngứa ngáy, lúc này, người bệnh sẽ có xu hướng gãi mạnh, từ đó làm da bị trầy xước và tổn thương. Việc bổ sung các thực phẩm giàu vitamin sẽ làm tăng khả năng phục hồi cho da.
- Vitamin A thường có trong các loại rau củ, trái cây có màu sắc đỏ như cà rốt, đu đủ, bí đỏ,…Các thực phẩm này giúp tăng sức đề kháng, thúc đẩy hệ miễn dịch.
- Vitamin B có trong các loại rau xanh như cải bó xôi, súp lơ xanh, có nhiều trong ngũ cốc, yến mạch. Loại vitamin này giúp tái tạo lớp mô biểu bì, hỗ trợ phục hồi da sau tổn thương.
- Vitamin E chống lão hóa, giúp da mềm mại hơn. Chúng có nhiều trong đậu phộng, đậu tương, giá đỗ,…
3 nhóm vitamin “thần thánh” của người viêm da cơ địa là vitamin A, E và B
3.2. Thực phẩm chống viêm
Nhóm thực phẩm có tác dụng chống viêm giúp làm chặt chẽ hơn trên các mô liên kết và hạn chế những tổn thương viêm trong bệnh viêm da cơ địa. Các acid béo tốt và omega 3, omega 6 có nhiều trong các loại cá như cá hồi, cá chép,.. giúp làm bền vững các mô liên kết dưới da, tăng khả năng phục hồi da, Đây là chất béo cần thiết ngăn chặn hình thành yếu tố viêm và thúc đẩy quá trình lành thương.
Nhóm chống viêm này có thể kể tên một số thực phẩm như:
- Cá, trứng, nấm, thịt heo
- Dầu cá, bổ sung nhiều Omega 3
- Dầu hạt lanh: chứa chất béo cần thiết ngăn chặn hình thành yếu tố viêm
- Dầu anh thảo: nhiều Omega 6, thúc đẩy quá trình lành thương
- Các loại rau họ đậu
- Cà chua
- Rau màu xanh đậm
3.3. Thực phẩm chứa Kẽm
Kẽm là yếu tố quan trọng trong tất cả vấn đề sức khoẻ về da nói chung và viêm da cơ địa nói riêng.
Các thực phẩm giàu kẽm góp phần cải thiện bệnh. Kẽm giúp làm giảm các triệu chứng trong viêm như sưng, nóng, đỏ da. Ngoài ra kẽm còn có hiệu quả giảm ngứa nhờ tác dụng ức chế tế bào Mast sản sinh ra histamin – một chất trung gian gây dị ứng, viêm và ngứa.
Chúng ta có thể dễ dàng kể tên nguồn dinh dưỡng giàu kẽm như động vật có vỏ (ốc, hàu, sò, hến), nấm, hạt bí ngô, socola đen,…
3.4.Thực phẩm giàu Probiotic
Probiotic hay lợi khuẩn gồm một nhóm các vi khuẩn rất khác nhau, có lợi cho con người. Những vi khuẩn này được bổ sung vào chế độ ăn nhằm cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột để cải thiện sức khỏe. Bệnh lý viêm da cơ địa có liên quan đến hệ tiêu hoá. Vì vậy, nếu bạn có một hệ tiêu hoá khoẻ mạnh, ổn định, hệ miễn dịch của bạn sẽ tốt hơn và phòng chống viêm da cơ địa hiệu quả.
Thực phẩm giàu probiotic rất phong phú và dễ tìm như phô mai, sữa chua, Kefir, kim chi, dưa muối,…
3.5. Uống đủ nước
Việc uống đủ nước giúp cấp ẩm cho da từ sâu bên trong, tốt cho hệ tiêu hóa, tăng cường chức năng giải độc của gan, thận…
4. Viêm da cơ địa nên hạn chế ăn gì?
Dự phòng viêm da cơ địa tái phát là một trong những mục tiêu được ưu tiên hàng đầu trong điều trị. Một trong những biện pháp ngăn ngừa tái phát là hạn chế sử dụng các thực phẩm hoặc hoạt chất có khả năng gây kích ứng, dị ứng cho người bệnh viêm da cơ địa.
Một số thực phẩm người bị viêm da cơ địa không nên sử dụng bao gồm:
4.1. Nhóm chất béo chuyển hoá
Chất béo chuyển hoá hay chất béo xấu (chất béo trans – trans fat) một loại axit béo có hại được tìm thấy nhiều trong các loại thực phẩm chế biến sẵn. Thức ăn nhiều chất béo chuyển hoá có thể thúc đẩy hay làm nặng thêm phản ứng viêm. Do đó, những thực phẩm này góp phần làm tăng giải phóng các hóa chất trung gian làm tình trạng viêm da cơ địa nặng lên. Ngoài ra, các chất phụ gia cũng được ghi nhận làm tình trạng da đỏ và viêm trong viêm da cơ địa nặng thêm.
Đồ ăn nhanh như: khoai tây chiên, gà rán, sanwich, bánh quy bơ,… là nhóm thực phẩm có nhiều dầu mỡ, chất béo xấu nhất.
4.2. Hải sản
Các loại hải sản như tôm, cua, ghẹ, ngao, mực… chứa nhiều loại đạm khác nhau và chứa nhiều histamin tự do gây ngứa. Hải sản có thể là tác nhân, dị nguyên gây khởi phát phản ứng dị ứng do IgE điều hòa, khiến các triệu chứng viêm da cơ địa càng nặng hơn.
4.3. Đồ uống có chất kích thích
Rượu bia có khả năng kích thích giải phóng các cytokine tiền viêm, làm khuếch đại thêm phản ứng viêm, dẫn đến tình trạng viêm da cơ địa nặng lên. Bên cạnh đó, những thức uống chứa cồn và chất kích thích còn được ghi nhận làm tăng cảm giác ngứa ở người bệnh.
4.4. Thịt đỏ
Mặc dù các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu… rất giàu dinh dưỡng nhưng chúng lại là nguyên nhân khiến bệnh trầm trọng hơn, vì chứa chất béo bão hòa làm kích thích các phản ứng viêm. Ngoài ra, galactose-alpha-1,3-galactose là dị ứng nguyên carbohydrate được tìm thấy trong hầu hết thịt đỏ. Vì vậy, người bệnh viêm da cơ địa nên hạn chế nhóm thực phẩm này trong thực đơn hàng ngày.
Thịt trắng như thịt gà, vịt và cá có thể sử dụng như một nguồn chất đạm thay thế cho thịt bò hoặc thịt heo trong khẩu phần ăn hằng ngày.
4.5. Sữa và chế phẩm từ sữa
Đây là nhóm thực phẩm thường gây dị ứng với nguồn chất béo bão hòa phong phú.
5. Kết hợp kem bôi Sodermix trị viêm da cơ địa hiệu quả
Ngoài việc chú ý trong dinh dưỡng, ăn uống, bạn có thể sử dụng thêm kem bôi Sodermix giúp chống viêm, giảm ngứa cực kỳ tốt, đồng thời dưỡng ẩm, làm mềm da hiệu quả.
SODERMIX® là liệu pháp đầu tiên và duy nhất hiện nay trên thị trường giúp cung cấp Enzyme Superoxide Dismutase (SOD) – một chất chống oxy hóa đặc hiệu và mạnh nhất trong cơ thể giúp chống viêm, giảm ngứa, giảm mẩn đỏ, khô da, bong tróc; giúp dưỡng ẩm, làm mềm da, khôi phục vùng da bị tổn thương,…
Sản phẩm được nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp với ưu điểm nổi trội là hoàn toàn KHÔNG CORTICOID. Ngoài ra, Enzyme SOD được chiết xuất từ quả cà chua xanh hoàn toàn tự nhiên nên sản phẩm cực kỳ an toàn, dùng được cho cả trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai và cho con bú.
Ngoài Enzyme SOD từ cà chua xanh, thành phần của Sodermix còn có thêm dầu trái bơ và các dầu khoáng tự nhiên giúp làm mềm da, giảm ngứa, giảm mẩn đỏ, dưỡng ẩm, làm sáng da, khôi phục vùng da bị tổn thương, cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của viêm da cơ địa. Chính vì vậy các bạn nhớ đừng quên bôi kem trị viêm da cơ địa Sodermix 2-3 lần/ngày để lành viêm nhanh nhất nhé!
Để tìm nhà thuốc gần nhất bán SODERMIX®, bạn xem TẠI ĐÂY
Để đặt mua SODERMIX® (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY
Phản hồi của khách hàng đã sử dụng SODERMIX cho bệnh chàm, viêm da cơ địa
Những người đã dùng Sodermix cho vấn đề viêm da cơ địa, chàm da nói gì về tuýp kem bôi này? Bạn có thể tham khảo thêm các phản hồi dưới đây nhé!
Cô Qua (Quảng Nam) bị dị ứng sẩn ngứa, đỏ, đã tắm lá nhiều lần không đỡ. Cô được con trai mua Sodermix để trị dị ứng. Chỉ sau dùng 2-3 lần bôi đầu tiên đã thấy đỡ hẳn. Sau khi dùng hết 1 tuýp Sodermix, da của cô đã hoàn toàn bình thường, không ngứa, không đỏ, không sần sùi nữa.
Chỉ sau 20 ngày sử dụng Sodermix, bàn tay tổ đỉa 10 năm của anh Lý đã gần như trở về bình thường
Tình trạng viêm da cơ địa, tróc lột da đầu ngón tay của chú Cương được cải thiện hằng ngày sau khi dùng Sodermix
Để tìm nhà thuốc gần nhất bán SODERMIX®, bạn xem TẠI ĐÂY
Để đặt mua SODERMIX® (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY
Vì đây là bệnh lý mạn tính, hay tái phát nên để được tư vấn tốt nhất, bạn kết nối qua Zalo TẠI ĐÂY hoặc gọi đến tổng đài miễn cước 1800.6225 để được các chuyên gia giải đáp.