Viêm da cơ địa mãn tính và những thông tin cần lưu ý
Viêm da cơ địa là tình trạng viêm da khá phổ biến hiện nay, bệnh hình thành các mảng đỏ và gây ngứa trên da. Nếu không có biện pháp điều trị, viêm da cơ địa tái đi tái lại nhiều lần và chuyển sang dạng mạn tính gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh. Vì sao lại bị mắc viêm da cơ địa mãn tính và cách điều trị như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin sau đây.
Mục lục
Viêm da cơ địa mãn tính là gì?
Viêm da cơ địa là tình trạng viêm da khá phổ biến với triệu chứng điển hình là hình thành các mảng đỏ và ngứa trên da. Hiện nay vẫn chưa có biện pháp điều trị dứt điểm bệnh, các phương pháp điều trị nhằm cải thiện các triệu chứng do bệnh gây ra. Khi bệnh ở giai đoạn cấp tính người bệnh không điều trị tốt khiến bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính với diễn tiến nghiên trọng, dai dẳng và tái phát nhiều lần
Viêm da cơ địa dễ tái đi tái lại nhiều lần và được xem là mãn tính nếu có các đặc điểm sau:
- Các biện pháp điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả điều trị
- Các dấu hiệu tái lại thường xuyên và xuất hiện trên khắp cơ thể người bệnh
- Bệnh kéo dài suốt nhiều tháng mà không có dấu hiệu thuyên giảm
Bệnh viêm da cơ địa mãn tính khiến người bệnh phải đối mặt với tình trạng ngứa ngáy triền miên, da liên tục nổi mẩn, khô và bong tróc khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Bệnh khó điều trị và gây khó khăn cho việc ngăn ngừa các triệu chứng bùng phát. Tuy nhiên, vẫn có lựa chọn điều trị cho bệnh viêm da cơ địa mãn tính.
☛ Tìm hiểu thêm: Viêm da cơ địa và những thông tin cần biết
Triệu chứng viêm da cơ địa mãn tính
Người bệnh viêm da cơ địa mãn tính có nhiều biểu hiện đa dạng, trong đó các triệu chứng nổi bật như:
- Da ngứa nghiêm trọng
- Da khô rát và có thể bong tróc
- Da dày lên và xuất hiện các lớp sừng cứng
- Da nhạy cảm và có hiện tượng sưng phồng lên nếu người bệnh gãi nhiều
- Một số trường hợp da nhiễm trùng, có thể mưng mủ và lở loét
Viêm da cơ địa tái đi tái lại do đâu?
Viêm da cơ địa là tổn thương da mãn tính và có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn. Bệnh có thể liên quan tới yếu tố cơ địa kết hợp với các yếu tố khác cộng hưởng như căng thẳng thần kinh, rối loạn nội tiết, tiếp xúc với hóa chất, dị ứng thời tiết hay khói thuốc…
Viêm da cơ địa tái đi tái lại và dễ chuyển sang mạn tính do các nguyên nhân như sau:
Tiếp xúc thường xuyên với dị nguyên
Khi tiếp xúc thường xuyên với các dị nguyên như thời tiết, hóa chất, phấn hoa, thực phẩm…có thể gây kích ứng phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch, làm tăng kháng nguyên, hoạt hóa tế bào lympho T và gây bùng phát các triệu chứng của bệnh. Đối với những người bệnh đã phát bệnh, thói quen tiếp xúc với dị nguyên thường xuyên có thể khiến tổn thương da lan toản, tiến triển dai dẳng và đáp ứng kém với các biện pháp điều trị.
Căng thẳng thần kinh kéo dài
Khi tình trạng căng thẳng kéo dài có thể dẫn tới kích thích phản ứng miễn dịch dị ứng khiến bệnh càng bùng phát và lan tỏa. Thực tế, những người có vấn đề về thần kinh như stress, trầm cảm thường đáp ứng kém với các biện pháp điều trị, bệnh tiến triển dai dẳng và dễ tái phát lại.
Thể trạng yếu và hệ miễn dịch suy giảm
Viêm da cơ địa thường bùng phát mạnh ở những đối tượng có thể trạng yếu, hệ miễn dịch suy giảm như trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và những người mắc các bệnh da liệu mãn tính. Ngoài ra, thể trạng yếu còn làm tăng mức độ quá mẫn của hệ miễn dịch dẫn tới tình trạng dễ dị ứng và bùng phát mạnh các triệu chứng ở trên da.
Không điều trị
Viêm da cơ địa không quá nguy hiểm nên nhiều người chủ quan, không tiến hành thăm khám và điều trị. Tuy không tác động nghiêm trọng tới sức khỏe nhưng bệnh có tính chất dai dẳng, ít khi tự thuyên giảm. Bệnh kéo dài có thể làm tăng mức độ nhạy cảm của cơ địa, khiến tổn thương da càng lan rộng. Trường hợp không chủ động khắc phục, bệnh có xu hướng kéo dài và phát triển mạnh, tái đi tái lại nhiều lần.
Tính chất bệnh
Qua một số nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy bệnh có mối liên hệ với yếu tố di truyền (bất thường ở nhiễm sắc thể), cơ địa nhạy cảm, mức Acetylcholine trong da cao,…Những yếu tố này kết hợp với các tác động bên ngoài như thời tiết, căng thẳng…tạo ra hoạt động miễn dịch gây bùng phát các triệu chứng lâm sàng. Do đó, người bệnh viêm da cơ địa thường có tần suất tái phát cao, khó điều trị khỏi hoàn toàn.
Thói quen chà xát liên tục lên da, không chăm sóc và vệ sinh kém, thường xuyên hút thuốc, uống rượu bia…khiến viêm da cơ địa dễ tái phát và chuyển sang mạn tính.
☛ Xem thêm: Tổng hợp các nguyên nhân, triệu chứng viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa mãn tính có chữa được không?
Hiện nay vẫn chưa có cách chữa trị khỏi hoàn toàn viêm da cơ địa mãn tính. Các phương pháp áp dụng để điều trị nhằm mục đích kiểm soát các triệu chứng và giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
Người bệnh viêm da cơ địa mãn tính được khuyến khích nên thay đổi chế độ ăn uống và lối sống hàng ngày để tránh những tác nhân gây bệnh, giảm yếu tố nguy cơ và cải thiện các triệu chứng của bệnh.
Tuy nhiên, lựa chọn đúng phương pháp điều trị người bệnh vẫn có thể kiểm soát được hầu hết các triệu chứng của bệnh trong một thời gian dài đồng thời hạn chế tối đa tình trạng tái phát bệnh trở lại.
Phương pháp điều trị viêm da cơ địa mãn tính
Điều trị viêm da cơ địa mãn tính nhằm mục đích tập trung vào tăng độ ẩm cho da, giảm tiếp xúc với các yếu tố gây phản ứng viêm da. Các phương pháp điều trị bao gồm:
Dưỡng ẩm cho da
Đây là phương pháp nhằm giữ ẩm cho da đồng thời hạn chế nguy cơ bùng phát viêm da cơ địa. Bên cạnh mục đích tăng độ ẩm cho da, dưỡng ẩm còn giúp ngăn ngừa tình trạng da bị khô và nứt nẻ.
Bác sĩ có thể kê cho bạn một số loại thuốc hoặc kem có tác dụng dưỡng ẩm để bôi lên da. Sau khi dùng thuốc người bệnh có thể quấn băng, gạc thấm nước hoặc vải ở xung quanh khu vực da được bôi thuốc nhằm giúp da hấp thụ kem tốt hơn.
Phương pháp dưỡng ẩm da này có thể thực hiện ở bất kỳ khu vực nào trên cơ thể. Nếu tình trạng viêm da cơ địa xuất hiện ở tay chân, người bệnh có thể dùng vớ cotton hoặc gang tay sau khi thoa thuốc hoặc kem dưỡng ẩm.
Tốt nhất nên dưỡng ẩm da vào thời điểm sau khi tắm, sau đó người bệnh quấn băng, gạc trong một vài giờ hoặc có thể để qua đêm.
Sử dụng thuốc
Để điều trị viêm da cơ địa mãn tính, bác sĩ có thể chỉ định nhiều loại thuốc khác nhau để ngăn chặn phản ứng dị ứng gây viêm da cơ địa. Các thuốc có thể ở dạng kem bôi, viên nén hay thuốc tiêm. Dưới đây là một số thuốc thường sử dụng để điều trị viêm da cơ địa như:
- Chất làm ẩm da bao gồm: Petrolatum, Aquaphor, Atopiclair hoặc Mimyx.
- Thuốc hoặc kem Steroid thoa ngoài da như: Hydrocortisone, Triamcinolone hoặc các loại thuốc mỡ nếu người bệnh thường xuyên tiếp xúc với môi trường khô nóng.
- Thuốc điều hòa hệ thống miễn dịch như: Tacrolimus hoặc Pimecrolimus.
- Kháng sinh: Nếu người bệnh bị viêm da cơ địa nhiễm khuẩn bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh để điều trị bệnh. Phần lớn các thuốc đều sử dụng qua đường uống, tuy nhiên với một số trường hợp người bệnh cần nhập viện và dùng thuốc theo đường tiêm tĩnh mạch. Với những trường hợp cần thiết mới chỉ định sử dụng kháng sinh, tránh trường hợp kháng thuốc.
Nếu các loại thuốc trên không có tác dụng, bác sĩ có thể khuyên sử dụng loại thuốc là Dupilumab. Dupilumab có thể điều trị các triệu chứng viêm da cơ địa bằng cách giảm phản ứng viêm và ngứa da.
Quang trị liệu
Viêm da cơ địa mãn tính tái đi tái lại nhiều lần nên thường không có đáp ứng tốt với việc sử dụng thuốc. Do đó, trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thẻ yêu cầu áp dụng liệu pháp ánh sáng. Đây là liệu pháp sử dụng tia UV nhân tạo để làm giảm phản ứng viêm của cơ thể, giảm các triệu chứng dày sừng, cải thiện ngứa ngáy, ức chế quá trình phóng thích chất gây dị ứng.
Trong quá trình trị liệu bằng ánh sáng này, người bệnh sẽ được đi vào máy tia UVB trong vài giây hoặc vài phút. Máy có thể xử lý toàn bộ cơ thể hoặc chỉ các bộ phận cơ thể không được che chắn.
Để đạt hiệu quả tối đa, người bệnh cần thực hiện quang trị liệu liên tục trong vài tháng. Tần suất điều trị có thể giảm dần khi các triệu chứng bắt đầu được cải thiện.
Những hiệu quả mà liệu pháp này mang lại phải kể tới như:
- Giảm ngứa
- Giảm viêm
- Tăng lương vitamin D cho da
- Giúp da chống lại vi khuẩn gây bệnh
- Có tác dụng như một loại thuốc ức chế miễn dịch
Tuy nhiên, để thực hiện phương pháp này cần thực hiện tại cơ sở uy tín và theo chỉ dẫn của bác sĩ vì liệu pháp này có liên quan tới tiếp xúc với tia cực tím. Nếu thực hiện sai có thể gây bỏng da và tổn thương da nghiêm trọng.
Mẹo dân gian chữa viêm da cơ địa mãn tính
Một số người bệnh áp dụng một số cách dân gian để chữa viêm da cơ địa mãn tính. Phương pháp này có ưu điểm thực hiện đơn giản, nguyên liệu dễ tìm, chi phí thấp và có thể thực hiện tại nhà. Một số mẹo chữa phổ biến như:
- Lá lốt: Lá lốt rửa sạch, vò hoặc giã nát sau đó chà lên vùng da bị viêm da cơ địa
- Lá kế chua: Lấy một nắm lá khế chua, rửa sạch và đun sôi với nước. Dùng nước lá khế chua để tắm giúp làm sạch da, giảm viêm ngứa.
- Cây sài đất: Lấy một nắm lá cây sài đất sau đó rửa sạch, giá nát rồi đắp lên vùng da bị bệnh. Có thể dùng băng sạch băng cố định lại 30 phút rồi rửa lại.
Biện pháp nâng cao sức đề kháng
Bên cạnh sử dụng thuốc chữa bệnh, biện pháp nâng cao sức đề kháng và thể trạng giúp tăng cường sức khỏe thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn. Đặc biệt với những người có cơ địa nhạy cảm, thể trạng yếu, miễn dịch kém thường xuyên khởi phát viêm da cơ địa. Do đó, để giảm nguy cơ tái phát, kiểm soát tốt các triệu chứng bạn nên thực hiện các biện pháp tăng cường sức đề kháng như:
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ dưỡng chất và vitamin, hạn chế uống rượu bia, đồ ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm chứa nhiều đường, thuốc lá
- Có chế độ sinh hoạt khoa học, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc để nâng cao thể trạng, giảm căng thẳng thần kinh
- Chế độ tập luyện thường xuyên mỗi ngày, bạn có thể lựa chọn môn thể thao phù hợp với bản thân như đi bộ, yoga, đạp xe, bơi lội…
- Tắm nắng 5 – 10 phút/ ngày từ 6:00 – 9:00 sáng giúp cơ thể hấp thu vitamin D nhằm cải thiện sức khỏe xương, tăng cường chức năng miễn dịch đồng thời giúp điều hòa hoạt động chuyển hóa của da.
Cách ly với dị nguyên và chăm sóc da đúng cách
Một trong những điều khiến viêm da cơ địa tái đi tái lại do người bệnh thường tiếp xúc trực tiếp với dị nguyên gây kích thích phản ứng, phóng thích các thành phần trung gian vào da và gây bùng phát viêm da cơ địa. Để hạn chế tần suất bệnh tái phát cần có biện pháp chăm sóc da đúng cách và hạn chế tiếp xúc với dị nguyên:
- Hạn chế tiếp xúc với các dị nguyên như phấn hoa, mủ thực vật, lông chó mèo…
- Lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da đảm bảo có nguồn gốc xuất xứ, an toàn với da. Có thể trao đổi với bác sĩ để được tư vấn về các sản phẩm an toàn và dịu nhẹ
- Hạn chế sử dụng các loại đồ uống hoặc thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao như bia rượu, cà phê, hải sản, thịt gà, nấm…
- Vệ sinh da sạch sẽ ngày 2 lần và dưỡng ẩm da đều đặn nhằm bảo vệ da, giảm tình trạng khô ráp, nứt nẻ và ngứa ngáy
- Hạn chế các tác động cơ học lên da như gãi cào, ma sát, nhiệt độ quá nóng hoặc lạnh
- Làm sạch không gian sống của bạn, có thể sử dụng máy tạo độ ẩm và máy lọc không khí để loại bỏ các dị nguyên và duy trì độ ẩm lý tưởng
SODERMIX® – Giải pháp KHÔNG CORTICOID cho người bị viêm da cơ địa
Sodermix được biết đến là dòng sản phẩm chuyên biệt cho viêm da cơ địa, chàm sữa và sẹo lồi, được nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp với ưu điểm nổi trội là hoàn toàn KHÔNG CORTICOID.
Đặc biệt, Sodermix chứa hoạt chất chống viêm, giảm ngứa là Enzym Superoxide Dismutase (SOD) được chiết xuất từ quả cà chua xanh hoàn toàn tự nhiên. Do đó sản phẩm rất an toàn, dùng được cho cả trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai và cho con bú.
Ngoài SOD từ cà chua xanh, thành phần của Sodermix còn có thêm dầu trái bơ và các dầu khoáng tự nhiên giúp làm mềm da, chống viêm, giảm ngứa, giảm mẩn đỏ, dưỡng ẩm, làm sáng da, khôi phục vùng da bị tổn thương, cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của viêm da cơ địa.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì các gốc tự do chính là “căn nguyên giấu mặt” của các triệu chứng viêm da, ngứa và sẹo. Các gốc tự do sản sinh mất kiểm soát sẽ khiến Cytokine được giải phóng, kích hoạt quá trình viêm ngứa và tăng sinh Collagen gây sẹo lồi.
Cơ chế hoạt động của Sodermix đó là dùng các SOD tự nhiên trung hòa các gốc tự do, từ đó làm giảm các triệu chứng viêm ngứa. Kết hợp với dầu trái bơ và dầu paraffin giúp dưỡng ẩm, làm mềm da, hỗ trợ khôi phục làn da bị tổn thương
Cách sử dụng Sodermix rất đơn giản: Sau khi vệ sinh sạch và để khô ráo vùng da cần điều trị, bạn chỉ cần bôi một lớp kem mỏng Sodermix 2-3 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối. Vì Sodermix còn giúp tái tạo da và ngăn ngừa tái phát, bạn nên duy trì sử dụng Sodermix cho đến khi không còn dấu hiệu của bệnh thêm nữa, hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ.
Viêm da cơ địa mãn tính gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, làm tăng nguy cơ bội nhiễm và có thể dẫn tới viêm da thần kinh. Do đó, người bệnh cần chủ động đi thăm khám cụ thể và tích cực điều trị, phòng ngừa nhằm kiểm soát bệnh đồng thời giảm nguy cơ tái phát. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về chứng bệnh này, các bạn có thể kết nối với chúng tôi qua Zalo theo số điện thoại 0862.241.650 hoặc gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được các chuyên gia tư vấn.
Thông tin về Kem bôi da SODERMIX® - Nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp®
Sodermix đã có mặt tại 108 nước trên thế giới sau 10 năm
- Hiệu quả:
Đối với viêm da cơ địa, chàm sữa:
- Chống viêm, giảm ngứa, mẩn đỏ, mụn nước
- Dưỡng ẩm, mềm da, không còn bong tróc, nứt nẻ
- Ngăn ngừa tái phát khi dùng đều đặn 2-3 tháng
Đối với sẹo lồi, sẹo thâm:
- Sáng da, mờ thâm chỉ từ 2 tuần
- Làm mềm, làm nhỏ và co chân sẹo chỉ từ 4 tuần
- Giá bán: 310.000đ/ tuýp(Dùng được khoảng 1 tháng)
- Đối tượng sử dụng:
Người bị Viêm da cơ địa, Chàm sữa, Eczema, Tổ đỉa, Ngứa, Sẹo lồi, sẹo thâm...
Đặc biệt, Sodermix hoàn toàn không có Corticoid nên có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.