Viêm da cơ địa bội nhiễm có nguy hiểm? Điều trị như thế nào?
Viêm da cơ địa là bệnh lý về da gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau, nhưng thường bắt đầu từ trẻ nhỏ với các biểu hiện như ngứa, tổn thương dạng chàm. Vùng da tổn thương bị nhiễm trùng do các tác nhân gây hại như nấm, vi khuẩn, virus (chủ yếu là tụ cầu khuẩn). Khi phát hiện các triệu chứng của bệnh cần có biện pháp điều trị để kiểm soát nhiễm trùng, cải thiện triệu chứng và cách ly với dị nguyên.
☛ Tham khảo trước: Bệnh viêm da cơ địa: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị!
Mục lục
Viêm da cơ địa bội nhiễm là gì?
Viêm da cơ địa bội nhiễm là tình trạng viêm da cơ địa tiến triển sang giai đoạn nặng. Các tác nhân gây hại như vi khuẩn, nấm, virus (chủ yếu là tụ cầu khuẩn) xâm nhập vào vùng da tổn thương dẫn tới nhiễm trùng. Thông thường, tổn thương do viêm da cơ địa chỉ gây nóng rát, đau nhẹ và ngứa ngáy. Tuy nhiên, khi xuất hiện bội nhiễm, da có hiện tượng sưng, viêm, phù nề, đau nhức, nóng rát nặng nề đi kèm với các triệu chứng toàn thân khác.
Viêm da cơ địa bội hiễm có thể gặp ở mọi đối tượng cả trẻ em và người lớn, tuy nhiên tỷ lệ trẻ em mắc bệnh cao hơn nhiều do hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện. Khi tình trạng viêm nhiễm ngày càng trở nên nặng nề, điều trị gặp rất nhiều khó khăn do vi khuẩn có khả năng kháng hầu hết các loại kháng sinh. Nguyên tắc điều trị là kiểm soát nhiễm trùng, sau đó mới cải thiện triệu chứng và điều trị viêm da cơ địa. Nếu tình trạng này không được kịp thời xử lý, vi khuẩn gây nhiễm trùng có thể xâm nhập vào các tổ chức liên kết của da gây viêm mô tế bào thậm chí nhiễm trùng huyết.
Bệnh gây ra sự đau đớn, khó chịu, khó điều trị khỏi và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, thẩm mỹ, tâm lý và công việc của người bệnh. Trẻ bị viêm da cơ địa bội nhiễm nguy hiểm hơn người lớn rất nhiều lần. Bệnh có thể gây ra những tổn thương, sẹo vĩnh viễn cho trẻ. Vì vậy, các bác sĩ chuyên khoa da liễu đầu ngành khuyến cáo, cảnh báo mức độ nguy hiểm của tình trạng bội nhiễm.
Nguyên nhân gây viêm da cơ địa bội nhiễm
Nhằm điều trị đúng cách và hiệu quả cần tìm hiểu nguyên nhân gây viêm da cơ địa bội nhiễm. Nguyên nhân gây ra do sự xâm nhập của một số loại vi khuẩn điển hình là:
- Tụ cầu vàng Staphylococcus aureus
- Vi khuẩn Enterobacter asburiae
- Bội nhiễm cũng có thể xảy các loại vi khuẩn, nấm và virus khác
Ngoài ra, một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh phải kể tới như:
- Thường xuyên cào hay gãi lên vùng da tổn thương gây ra các vết trầy xước, trợt loét làm tăng nguy cơ viêm nhiễm
- Da bị nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm các cơ quan khác trong giai đoạn bùng phát của viêm da cơ địa
- Vệ sinh da kém khiến mồ hôi và bụi bẩn tích tụ lại làm tăng nguy cơ viêm nhiễm những vùng da bị tổn thương
- Tự ý sử dụng các loại thuốc điều trị không rõ nguồn gốc khiến da càng bị tổn thương nặng hơn dẫn tới viêm nhiễm
- Lạm dụng sử dụng thuốc bôi có chứa corticoid. Corticoid là chất chống viêm và chống dị ứng dựa trên hoạt động ức chế hệ miễn dịch. Nhưng nếu sử dụng trong thời gian dài, các loại thuốc này có thể khiến da bị teo, suy giảm hệ miễn dịch và có nguy cơ nhiễm trùng cao.
- Tiếp xúc với người bị nhiễm trùng da
- Mắc các bệnh lý do vi khuẩn hay bệnh nhiễm trùng ngoài da khi đang bị viêm da cơ địa
- Da khô và dễ bị kích ứng
- Nhiệt độ cao hoặc các yếu tố làm tăng tiết mồ hôi như mặc quần áo chật, hoạt động nhiều ở ngoài trời
- Sử dụng các loại mỹ phẩm, hóa chất hay các chất tẩy rửa mạnh
Nhiều người e ngại vì lo sợ bị lây nhiễm khi tiếp xúc với người bệnh. Tuy nhiên, thực tế bệnh không lây lan từ người này qua người khác kể cả khi tiếp xúc hay chăm sóc người bệnh. Vì vậy, mọi người không nên quá lo lắng khi tiếp xúc với người viêm da cơ địa bội nhiễm. Tuy nhiên, bệnh lại có tính di truyền, nếu bố mẹ bị bệnh tỷ lệ con sinh ra mắc bệnh khoảng 50%, tỷ lệ cao hơn nếu cả bố và mẹ đều mắc bệnh.
☛ Tham khảo thêm tại: Nguyên nhân viêm da cơ địa ở cả người lớn và trẻ nhỏ
Triệu chứng của viêm da cơ địa bội nhiễm
Viêm da cơ địa bội nhiễm có các dấu hiệu tương tự viêm da cơ địa nhưng ở mức độ nặng nề hơn. Người bệnh gặp phải các triệu chứng như sau:
- Tổn thương trên da có màu đỏ, hồng, khô sần, chảy dịch hoặc trợt loét kèm với ngứa ngáy và sưng đỏ
- Đám tổn thương có xu hướng phù nề, viêm đỏ và sưng nóng hơn bình thương
- Xuất hiện các mụn mủ nhỏ trên vùng da bị tổn thương, các mụn mủ rỉ dịch và để lại vảy tiết màu vàng
- Ngứa ngáy dữ dội kèm theo triệu chứng đau nhức, sưng đau, nóng rát
- Với những trường hợp bội nhiễm nặng, người bệnh xuất hiện các triệu chứng toàn thân như mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, chán ăn, viêm kết mạc, tieu chảy và viêm mũi dị ứng
Tùy thuộc vào cơ địa và thể trạng của từng người mà mức độ của triệu chứng sẽ khác nhau. Đối với trẻ nhỏ và người có hệ miễn dịch suy giảm, triệu chứng có xu hướng nghiêm trọng hơn so với những người có thể trạng khỏe mạnh. Do đó, ngay khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh, bên tới cơ sở y tế để thăm khám và có biện pháp điều trị. Bệnh để càng lâu diễn biến càng phức tạp khiến điều trị càng khó khăn.
Viêm da cơ địa bội nhiễm có nguy hiểm không?
Viêm da cơ địa bội nhiễm có thể dẫn tới nhiễm trùng máu
Viêm da cơ địa là tình trạng tổn thương da mãn tính, tái đi tái lại nhiều lần và thường không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, viêm da cơ địa kèm bội nhiễm lại khá nghiêm trọng và cần có biện pháp kiểm soát trong thời gian sớm nhất.
Nếu xảy ra bội nhiễm, bệnh không chỉ gây ra những tổn thương ngoài da mà còn phát sinh các triệu chứng toàn thân. Nếu có biện pháp chăm sóc và điều trị đúng cách, bội nhiễm được kiểm soát trong thời gian ngắn ( 7 – 10 ngày). Tuy nhiên, một số ít trường hợp bệnh có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như:
- Da tổn thương và lở loét: Khi vi khuẩn gây nhiễm trùng tấn công vào các mô da dẫn tới sưng đỏ và tụ mủ. Tình trạng này ngày càng tiến triển nghiêm trọng hơn theo thời gian khiến da lở loét và tổn thương nặng nề.
- Viêm mô tế bào: Đây là tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở tổ chức liên kết của da, là một trong những dạng nhiễm trùng da nghiêm trọng và có thể dẫn tới biến chứng nguy hiểm nếu không có biện pháp kiểm soát kịp thời.
- Nhiễm trùng máu: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất cảu bệnh, biến chứng xảy ra khi vi khuẩn tấn công qua da sau đó di chuyển vào máu gây nhiễm trùng máu. Nếu không xử lý kịp thời có thể dẫn tới suy hô hấp, suy tim, viêm màng não và tử vong.
Bên cạnh đó, bội nhiễm ở người viêm da cơ địa còn gây ảnh hưởng tới hoạt động hàng ngày, giấc ngủ. Bội nhiễm kéo dài còn gây thâm sẹo làm mất thẩm mĩ, ảnh hưởng tới ngoại hình và gây ra tâm lý tự ti, mặc cảm.
Các biện pháp điều trị viêm da cơ địa bội nhiễm
Điều trị viêm da cơ địa bội nhiễm là sử dụng thuốc kháng sinh và thuốc điều trị triệu chứng. Sau khi nhiễm trùng được kiểm soát, bác sĩ đánh giá mức độ và giai đoạn phát triển của bệnh để chỉ định các loại thuốc điều trị tổn thương do bệnh gây ra.
Nguyên tắc điều trị
Viêm da cơ địa được điều trị theo nguyên tắc như sau:
- Cần được kiểm soát nhiễm trùng trong thời gian sớm nhất để ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra
- Cải thiện triệu chứng
- Can thiệp điều trị viêm da cơ địa
- Kết hợp với các biện pháp chăm sóc tại nhà và cần cách ly với các dị nguyên
Sử dụng thuốc Tây Y
Viêm da cơ địa bội nhiễm cần được điều trị càng sớm càng tốt để ngăn ngừa lây lan và tiến triển nặng. Điều trị chính sử dụng kháng sinh điều trị tại chỗ hoặc đường uống. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định kết hợp các thuốc chống viêm, giảm đau, kem bôi làm dịu da và chống dị ứng.
Các thuốc dùng điều trị viêm da cơ địa bội nhiễm như sau:
- Kháng sinh: Với những trường hợp bội nhiễm nhẹ, bác sĩ chỉ định kháng sinh dạng bôi kết hợp với corticoid hoặc hoạt chất kháng H1 để cải thiện triệu chứng. Tuy nhiên, trường hợp nặng hơn cần sử dụng kháng sinh đường uống (nhóm macrolid và penicillin) được chỉ định trong liên tục 7 – 10 ngày để ức chế hoàn toàn vi khuẩn gây nhiễm trùng. Đối với các trường hợp nhiễm trùng nặng, bác sĩ có thể đề nghị điều trị nội trú và sử dụng kháng sinh đường tiêm.
- Dung dịch sát trùng: Bác sĩ có thể chỉ định các loại dung dịch sát trùng để khử khuẩn và làm sạch vùng da tổn thương. Bên cạnh đó, còn có tác dụng giúp tổn thương da thoáng và nhanh khô hơn.
- NSAID/ Paracetamol: Bội nhiễm có thể gây sưng đau và tăng thân nhiệt, bác sĩ có thể chỉ định Paracetamol để hạ sốt và giảm đau. Hoặc dùng thuốc kháng viêm không steroid nhằm giảm đau nhức và cải thiện hiện tượng viêm.
- Thuốc kháng histamine H1: Thuốc có tác dụng làm giảm tổn thương da và ngăn ngừa tình trạng lây lan. Nhóm thuốc này có thể sử dụng ở dạng uống hoặc bôi. Một số thuốc kháng H1 được dùng trong điều trị viêm da cơ địa bội nhiễm bao gồm Chlorpheniramin, Diphenydramin, Loratadin, Cetirizin,…
Sau khi nhiễm trùng đã được kiểm soát hoàn toàn, tổn thương da chuyển sang giai đoạn bán cấp, mãn tính bác sĩ chỉ định các loại thuốc điều trị viêm da cơ địa như sau:
- Thuốc bôi chứa corticoid: Đây là thuốc chống viêm và chống dị ứng da mạnh có hiệu quả rõ rệt trong điều trị viêm da cơ địa và các bệnh da liễu mãn tính. Tuy nhiên, chúng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Vì vậy, cần sử dụng thuốc với liều lượng, tần suất và thời gian được bác sĩ chỉ định.
- Thuốc ức chế calcineurin: Thuốc có tác dụng tương tự như corticoid nhưng hiếm khi gây mỏng da, teo da, dày sừng nang lông, mụn trứng cá hay giãn mao mạch. Loại thuốc này được sử dụng xen kẽ hoặc thay thế cho thuốc bôi chứa corticoid trong một số trường hợp.
- Thuốc bôi chứa axit salicylic: Axit salicylic là một loại beta-hydroxy axit có tác dụng bạt sừng và sát trùng nhẹ. Các loại thuốc có thành phần này thường dùng điều trị viêm da cơ địa mãn tính để cải thiện tình trạng dày sừng và tăng mức độ thẩm thấu của các loại thuốc khác
- Kem dưỡng ẩm da: Bác sĩ có thể chỉ định một số loại kem dưỡng ẩm lành tính giúp phục hồi da và ngăn ngừa thâm sẹo khi có tổn thương da khô và đóng mài.
- Biện pháp khác: Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc khác như thuốc chống thấp khớp, thuốc ức chế miễn dịch hoặc liệu pháp ánh sáng để làm giảm tổn thương và ngăn ngừa viêm da cơ địa tái phát.
Lưu ý: Trong quá trình điều trị, người bệnh cần sử dụng thuốc đều đặn theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, nếu xảy ra hiện tượng kháng kháng sinh và tăng nguy cơ phát sinh biến chứng nguy hiểm người bệnh cần ngưng thuốc. Không nên tự ý mua thuốc về dùng, tránh tăng giảm liều lượng khi chưa nhận được chỉ dẫn.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Thuốc trị viêm da cơ địa loại nào tốt?
Chữa viêm da cơ địa bội nhiễm bằng thuốc nam
Theo kinh nghiệm xưa, có một số cây thuốc được ông cha ta sử dụng điều trị bệnh và có mang lại hiệu quả tương đối tốt phải kể tới như trầu không, trà xanh, lá khế, lá lốt…
Để thực hiện: Rửa sạch các loại lá trên và giã đập sau đó đắp trực tiếp lên vùng da bị tổn thương hoặc đun nước để tắm rửa. Tác dụng làm săn se, chống viêm và có tác dụng kháng khuẩn tốt. Bên cạnh đó, người bệnh cần hạn chế tối đa tiếp xúc với các yếu tố gây kích thích như lông thú, khói bụi, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ hỗ trợ điều trị hiệu quả.
Khi người bệnh sử dụng loại thuốc hay phương pháp điều trị nào cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Tránh trường hợp tự ý chữa bệnh có thể gây ra những hậu quả về sức khỏe nặng nề, điều trị càng trở nên khó khăn hơn.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Mách 8 cách chữa viêm da cơ địa bằng thuốc nam!
Các biện pháp chăm sóc tại nhà
Bên cạnh biện pháp điều trị y tế, người bệnh có thể kết hợp các mẹo chăm sóc tại nhà để hỗ trợ kiểm soát tổn thương da đồng thời tăng tốc độ hồi phục giúp rút ngắn thời gian điều trị bệnh.
- Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp: Bổ sung dưỡng chất đa dạng từ các loại vitamin trong rau củ quả, nước ép trái cây. Điều này có tác dụng kích thích tái tạo làn da mới, xoa dịu những thương tổn trên bề mặt da. Uống nhiều nước mỗi ngày để cung cấp đủ độ ẩm cho da. Bên cạnh đó, cần tránh sử dụng rượu bia, thuốc lá, cà phê, thực phẩm lên men, đồ ăn sẵn…
- Hạn chế gãi lên da: Thói quen này không chỉ khiến tình trạng bệnh không được cải thiện mà còn dẫn tới viêm da nặng nề hơn. Với trẻ nhỏ, nên cắt móng tay để tránh trẻ gãi xước và chảy máu trên da.
- Cách ly với các yếu tố khiến bệnh bùng phát mạnh: Chẳng hạn như hóa chất, thực phẩm dễ gây dị ứng, lông động vật, khói, bụi, phấn hoa, len dạ… Cần vệ sinh sạch sẽ nơi ở, giặt giũ chăn ga, gối, rèm cửa để các dị nguyên không có chỗ trú ngụ.
- Dành thời gian nghỉ ngơi: Cần có thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc để kiểm soát căng thẳng thần kinh và hạn chế suy giảm thể trạng.
- Giữ vệ sinh cơ thể: Tắm rửa sạch sẽ với nước ấm để giảm ngứa ngáy và làm dịu da, vệ sinh da bằng nước muối sinh lý 0.9%, giữ da luôn khô thoáng. Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, có chất liệu vải mềm để tránh ma sát lên vùng da tổn thương.
- Sau khi nhiễm trùng được kiểm soát, bạn có thể chườm khăn mát và thoa kem dưỡng ẩm lên da để giảm sưng viêm, nóng rát và ngứa ngáy.
Nếu có biện pháp chăm sóc và điều trị tốt, bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm thuyên giảm sau 7 – 10 ngày. Khi vùng da tổn thương lành hoàn toàn có thể sử dụng một số loại kem bôi có tác dụng phục hồi, làm sáng da và giảm sẹo thâm.
SODERMIX® – Giải pháp KHÔNG CORTICOID cho người bị viêm da cơ địa
Sodermix được biết đến là dòng sản phẩm chuyên biệt cho viêm da cơ địa, chàm sữa và sẹo lồi, được nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp với ưu điểm nổi trội là hoàn toàn KHÔNG CORTICOID.
Đặc biệt, Sodermix chứa hoạt chất chống viêm, giảm ngứa là Enzym Superoxide Dismutase (SOD) được chiết xuất từ quả cà chua xanh hoàn toàn tự nhiên. Do đó sản phẩm rất an toàn, dùng được cho cả trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai và cho con bú.
Ngoài SOD từ cà chua xanh, thành phần của Sodermix còn có thêm dầu trái bơ và các dầu khoáng tự nhiên giúp làm mềm da, chống viêm, giảm ngứa, giảm mẩn đỏ, dưỡng ẩm, làm sáng da, khôi phục vùng da bị tổn thương, cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của viêm da cơ địa.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì các gốc tự do chính là “căn nguyên giấu mặt” của các triệu chứng viêm da, ngứa và sẹo. Các gốc tự do sản sinh mất kiểm soát sẽ khiến Cytokine được giải phóng, kích hoạt quá trình viêm ngứa và tăng sinh Collagen gây sẹo lồi.
Cơ chế hoạt động của Sodermix đó là dùng các SOD tự nhiên trung hòa các gốc tự do, từ đó làm giảm các triệu chứng viêm ngứa. Kết hợp với dầu trái bơ và dầu paraffin giúp dưỡng ẩm, làm mềm da, hỗ trợ khôi phục làn da bị tổn thương
Cách sử dụng Sodermix rất đơn giản: Sau khi vệ sinh sạch và để khô ráo vùng da cần điều trị, bạn chỉ cần bôi một lớp kem mỏng Sodermix 2-3 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối. Vì Sodermix còn giúp tái tạo da và ngăn ngừa tái phát, bạn nên duy trì sử dụng Sodermix cho đến khi không còn dấu hiệu của bệnh thêm nữa, hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ.
Bạn có thể tìm mua sản phẩm kem bôi Sodermix tại các nhà thuốc trên toàn quốc, xem địa chỉ “TẠI ĐÂY”
Hoặc đặt mua online giao hàng tận nhà bằng cách “BẤM VÀO ĐÂY”
Phòng ngừa tái phát viêm da cơ địa bội nhiễm
Bệnh viêm da cơ địa có thể tái đi tái lại nhiều lần và tiến triển dai dẳng. Để tránh hiện tượng bội nhiễm quay trở lại cần có biện pháp chăm sóc và điều trị đúng cách.
- Khi viêm da cơ địa tái phát cần có biện pháp điều trị sớm để ngăn ngừa tổn thương trên da lan rộng làm tăng nguy cơ viêm nhiễm
- Giữ vệ sinh cơ thể và vùng da bị tổn thương, hạn chế gãi hoặc ma sát lên vùng da này, mặc quần áo rộng thoáng để tránh ma sát lên da
- Không tự ý mua thuốc điều trị hay áp dụng mẹo dân gian khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ
- Không sử dụng thuốc điều trị không rõ nguồn gốc, chỉ dùng thuốc bôi corticoid khi có chỉ định từ bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý tăng liều lượng và kéo dài thời gian sử dụng.
- Cách ly với các yếu tố gây kích thích viêm da cơ địa như lông chó, hóa mỹ phẩm, phấn hoa, bụi bẩn, đồ len dạ, mủ thực vật, côn trùng,…
- Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để cải thiện hệ miễn dịch, phòng ngừa rối loạn nội tiết – yếu tố có thể kích thích viêm da cơ địa bùng phát mạnh.
Nếu có biện pháp chăm sóc và điều trị đúng cách viêm da cơ địa bội nhiễm hoàn toàn có thể kiểm soát được. Tuy nhiên, nếu chủ quan và xử lý chậm trễ khiến da bị tổn thương sâu, viêm nhiễm nặng. Vì vậy, khi có biểu hiện bất thường cần chủ động thăm khám để có biện pháp chẩn đoán và điều trị trong thời gian sớm nhất. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về chứng bệnh này, các bạn có thể kết nối với chúng tôi qua Zalo theo số điện thoại 0862.241.650 hoặc gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được các chuyên gia tư vấn.
Thông tin về Kem bôi da SODERMIX® - Nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp®
Sodermix đã có mặt tại 108 nước trên thế giới sau 10 năm
- Hiệu quả:
Đối với viêm da cơ địa, chàm sữa:
- Chống viêm, giảm ngứa, mẩn đỏ, mụn nước
- Dưỡng ẩm, mềm da, không còn bong tróc, nứt nẻ
- Ngăn ngừa tái phát khi dùng đều đặn 2-3 tháng
Đối với sẹo lồi, sẹo thâm:
- Sáng da, mờ thâm chỉ từ 2 tuần
- Làm mềm, làm nhỏ và co chân sẹo chỉ từ 4 tuần
- Giá bán: 310.000đ/ tuýp(Dùng được khoảng 1 tháng)
- Đối tượng sử dụng:
Người bị Viêm da cơ địa, Chàm sữa, Eczema, Tổ đỉa, Ngứa, Sẹo lồi, sẹo thâm...
Đặc biệt, Sodermix hoàn toàn không có Corticoid nên có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.