Tổ đỉa ở tay: nguyên nhân, hình ảnh và cách điều trị triệt để
Tổ đỉa ở tay là bệnh lý da liễu thường gặp, gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu và thường có nguy cơ tái đi tái lại nhiều lần. Bệnh không nguy hiểm nên nhiều bệnh nhân thường xuề xoà bỏ qua, chấp nhận sống chung với lũ. Tuy nhiên, về lâu dài, nếu không được điều trị đúng cách thì bệnh nhân có thể gặp nhiều biến chứng đau đớn. Vì vậy, tìm hiểu về dấu hiệu nhận biết sớm, nguyên nhân để có phương pháp điều trị bệnh tổ đỉa ở tay hiệu quả là những thông tin vô cùng cần thiết.
Mục lục
Bệnh tổ đỉa ở tay là gì?
Bệnh tổ đỉa ở tay nói riêng, hay bệnh tổ đỉa nói chung là một thể đặc biệt của bệnh chàm. Đây là một tình trạng viêm da ở lớp thượng bì, đặc trưng bởi các mụn nước li ti mọc rải rác hoặc thành đám.
Bệnh tổ đỉa ở tay có các biểu hiện chính là mụn nước màu trắng ở lòng bàn tay, rìa ngón tay, mặt trên và mặt dưới của bàn tay kèm theo triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu.
☛ Tham khảo thêm thông tin tại: Bệnh tổ đỉa
Một số hình ảnh bệnh tổ đỉa ở tay thường gặp
Theo các chuyên gia, ở vị trí tay chân cũng như các vị trí khác, bệnh tổ đỉa có thể hình thành dưới 4 thể như sau:
Thể giản đơn: mụn nước xuất hiện li ti, chứa dịch trong và nằm sâu dưới da, ít gây cảm giác ngứa.
Hình ảnh tổ đỉa bàn tay thể giản đơn
Hình ảnh tổ đỉa ngón tay thể giản đơn
Thể bọng nước: mụn nước phát triển hơn so với thể giản đơn, to bằng hạt bắp trở lên, rất dễ diễn biến nguy hiểm do dị ứng với hóa chất.
Hình ảnh tổ đỉa ở bàn tay thể bọng nước, nhiễm trùng
Thể nhiễm khuẩn: mụn nước chứa dịch mủ, sưng tấy và dễ bị viêm nhiễm.
Hình ảnh tổ đỉa ở ngón ngón tay thể nhiễm trùng (mụn mủ)
Thể khô: Vùng da bị tổn thương có vảy, da khô ráp, đỏ và không có dịch. Thể bệnh này thường bùng phát và tiến triển mạnh nhất vào mùa xuân
Hình ảnh tổ đỉa ở bàn tay thể khô
Cách nhận biết bệnh tổ đỉa ở tay
Bệnh tổ đỉa ở tay nói chung có thể nhận biết dễ dàng thông qua các dấu hiệu sau:
Một số dấu hiệu nhận biết của bệnh chàm tổ đỉa
- Đau rát, ngứa ngáy, khó chịu ở bàn tay: một trong những triệu chứng đầu tiên, xuất hiện trước khi nổi các mụn nước.
- Mụn nước ở tay: các mụn nước có màu trắng trong, li ti, kích thước nhỏ từ 1 – 3mm, mọc rải rác hoặc co cụm thành từng đám ở vùng gan bàn tay, kẽ các ngón tay hoặc đầu ngón tay. Các nốt mụn này nằm sâu dưới lớp da nên rất chắc chắn và khó vỡ, chỉ làm da nổi gồ lên.
- Xuất hiện các bóng nước: các mụn nước liên kết với nhau thành các bóng nước to hơn.
- Mụn nước tổ đỉa ở tay khô, xẹp dần: sau khoảng từ 2 đến 4 tuần, các mụn tổ đỉa tự bong vảy, để lại một điểm dày sừng màu vàng đục, tróc da để lộ nền da hồng có hình tròn hoặc đa cung với viền vảy xung quanh.
- Mụn nước chuyển đục, sưng đỏ: khi bị nhiễm trùng, các nốt mụn sẽ chuyển sang màu đục, sưng đỏ, kèm theo sưng hạch bạch huyết ở các vùng lân cận (thường là cổ, nách) kèm theo triệu chứng nóng sốt.
Trường hợp này thường thấy khi bệnh nhân quá ngứa ngáy khó chịu mà gãi mạnh, các mụn nước vỡ ra, không được xử lý kịp thời nên gây nhiễm khuẩn thứ phát (bội nhiễm).
- Các vùng da xung quanh bị khô và tổn thương: khi tiếp xúc với dịch viêm thoát ra từ các mụn nước được gọi là huyết thanh.
- Móng tay bị biến dạng: thường xảy ra ở các bệnh nhân bị tổ đỉa nặng, móng tay của người bệnh tổn thương do các hạch bạch huyết phù nề, gây ra sự biến dạng của móng tay theo thời gian.
- Tái phát: bệnh tổ đỉa ở tay tiếp tục tái phát theo chu kỳ (dân gian gọi là theo tuần trăng). Bệnh sẽ trở thành mãn tính nếu diễn tiến dai dẳng, kéo dài nhiều tháng, nhiều năm.
Các nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa tay
Hiện nay, bệnh tổ đỉa ở tay cũng như bệnh tổ đỉa nói chung chưa xác nhận được chính xác và rõ rõ ràng nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh. Sự bùng phát của bệnh lý này thường có thể liên quan đến một số yếu tố sau:
Một số nguyên nhân làm gia tặng nguy cơ gây bệnh tổ đỉa ở tay
- Tăng tiết mồ hôi tay: liên quan đến bệnh rối loạn thần kinh giao cảm hoặc rối loạn hoạt động của tuyến bã nhờn khiến cho nhiều người bị đổ mồ hôi quá mức ở tay, đặc biệt là trong mùa hè. Đây chính là yếu tố thuận lợi cho bệnh tổ đỉa bùng phát và phát triển nhanh.
- Yếu tố di truyền: các gia đình có bố hoặc mẹ có tiền sử mắc bệnh tổ đỉa, nguy cơ di truyền sang con là khoảng 8%. Khả năng di truyền sẽ tăng lên đến 47% nếu gia đình có cả bố và mẹ đều mắc từng mắc tổ đỉa.
- Nhiễm khuẩn, nấm: tay thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây hại từ môi trường nên có nguy cơ bị tổ đỉa cao hơn. Bạn sẽ dễ bị bùng phát tổ đỉa hơn khi sống trong môi trường ô nhiễm như đất, nước bẩn, khói bụi, khói thuốc lá, đất bùn…
- Tiếp xúc với kim loại như niken, coban: thông qua việc thường xuyên ăn uống thực phẩm giàu coban hay tiếp xúc trực tiếp cũng khiến tăng nguy cơ mắc bệnh ở tay.
- Dị ứng: tay tiếp xúc với các hóa chất, xăng dầu, xà phòng, nước rửa tay chân có chất tẩy mạnh, dầu thơm, xi măng, dầu mỡ… cũng sẽ khiến cho hàng rào bảo vệ da bị bào mòn. Từ đó khiến làn da bị mất đề kháng, trở nên nhạy cảm, dễ bị kích ứng hơn.
- Cơ địa dị ứng: những người có cơ địa dị ứng như viêm mũi dị ứng, hen, dị ứng thực phẩm như thủy hải sản, đồ tanh, đồ ăn lên men, đậu nành, đậu phộng… hoặc các bệnh gan, thận… có nguy cơ mắc bệnh tổ đỉa ở tay cao hơn.
- Căng thẳng, stress: Tuy chưa có kết luận chính xác về yếu tố này, nhưng thực tế đã ghi nhận bệnh thường có xu hướng nặng nề hơn khi bạn gặp các vấn đề về tâm lý, cảm xúc, stress.
- Thời tiết khí hậu: thời tiết thay đổi đột ngột, hanh khô cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.
- Tác dụng phụ của thuốc: một số loại thuốc, thường là kháng sinh có thể gây ra tác dụng phụ là bệnh tổ đỉa ở tay.
Tổ đỉa ở tay có lây không?
Nhiều người sợ hãi và kì thị người bệnh tổ đỉa, vì cho rằng đây là bệnh lây lan.
Tổ đỉa ở tay là một dạng bệnh ngoài da có biểu hiện rõ rệt, nhất là lòng bàn tay và kẽ các ngón tay bị ngứa, phồng rộp, nổi mụn nước. Nhiều người khá sợ hãi và kì thị, cho rằng bệnh tổ đỉa ở tay là một loại bệnh lây lan nên thường xa lánh người bệnh.
Tuy nhiên, tổ đỉa ở tay có thể lan rộng từ vùng này ra vùng khác trên cùng một cơ thể.
Ngoài ra, bệnh nhân bị tổ đỉa ở tay cũng cần hạn chế tiếp xúc, không phải vì nguyên nhân lây lan bệnh cho người khác, mà do cần ngăn chặn được tình trạng vi khuẩn xâm nhập, gây tổn thương nặng ở bề mặt da.
☛ Tham khảo chi tiết nhất trong bài: Bệnh tổ đỉa có lây?
Cách chữa tổ đỉa ở tay tận gốc, ngừa tái phát
1. Thuốc điều trị tại chỗ
Thuốc bôi tại chỗ là phương án điều trị phổ biến với bệnh tổ đỉa ở tay. Thuốc bôi có thể làm dịu niêm mạc da, tránh nhiễm trùng lan rộng và từ từ đẩy lùi triệu chứng của bệnh.
Một số loại thuốc bôi bệnh tổ đỉa ở tay thường được bác sĩ kê là:
- Dung dịch bạc Nitrat 0,5%: dùng khi da chỉ mới xuất hiện những mụn nước đơn thuần chưa có dấu hiệu vỡ, có tác dụng sát khuẩn nhẹ và hỗ trợ làm giảm ngứa.
- Dung dịch tím methyl 1%: dùng khi xuất hiện mụn mủ, tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, đồng thời ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm lan rộng.
- Thuốc mỡ có chứa corticoid: dùng sau khi các mụn nước đã tiêu giảm. Các loại thuốc mỡ như Tempovate, Flucinar hay Dermovate sẽ được dùng với mục đích giảm viêm và giảm ngứa. Tuy nhiên, thuốc mỡ corticoid có thể gây ra các tình trạng như teo da, mỏng da, dày sừng nang lông hay làm suy giảm đề kháng nếu quá lạm dụng.
- Thuốc bôi chống nấm: dùng trong trường hợp tổ đỉa bùng phát là do vi nấm gây ra, tác dụng ức chế vi nấm và làm giảm mức độ tổn thương trên da.
- Thuốc corticoid kết hợp với kháng sinh: chỉ định trong trường hợp có nhiễm khuẩn, với mục đích tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng, đồng thời chống viêm và làm giảm ngứa ngáy.
2. Thuốc điều trị toàn thân
Trong nhiều trường hợp, chỉ sử dụng thuốc điều trị tại chỗ sẽ không thể nào đáp ứng với triệu chứng của bệnh tổ đỉa. Lúc này, bác sĩ sẽ kê toa thêm các thuốc toàn thân kết hợp để có thể khắc phục bệnh một cách triệt để.
Các thuốc điều trị toàn thân có thể là:
- Thuốc kháng Histamine: tác dụng chống dị ứng, giảm phóng thích histamine, khắc phục các triệu chứng ngứa ngáy, nóng rát, khó chịu…
- Thuốc kháng sinh: được chỉ định trong trường hợp có xuất hiện bội nhiễm.
- Thuốc uống có chứa corticoid: được chỉ định khi bệnh bị viêm quá nặng nề, chỉ được dùng trong khoảng 5 – 10 ngày tùy thuộc vào hiện trạng viêm. Thuốc uống có chứa corticoid có nguy cơ cao phát sinh tác dụng ngoại ý nên chỉ được cân nhắc khi thật sự cần thiết.
- Thuốc chống nấm: dùng trong trường hợp bệnh tổ đỉa do nấm kẽ và nấm da. Loại thuốc này sẽ được dùng với liều 250mg/4 lần/ngày trong liên tục 30 ngày.
Sodermix – Kem bôi cải thiện tổ đỉa không chứa CORTICOID
Như đã nói ở trên, việc sử dụng các loại thuốc chứa corticoid trị tổ đỉa tiềm ẩn rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy các bác sĩ thường hướng người bệnh đến các sản phẩm an toàn, lành tính mà tác dụng lại rất khả quan, điển hình trong số đó là kem bôi Sodermix.
Sodermix Cream là liệu pháp đầu tiên và duy nhất hiện nay trên thị trường giúp bổ sung Enzyme Superoxide Dismutase (SOD) tự nhiên từ chiết xuất cà chua xanh, kết hợp với tinh chất bơ và tinh dầu khoáng giúp ngăn chặn quá trình viêm ngứa ở người bị tổ đỉa cũng như bệnh viêm da mãn tính khác.
Sản phẩm có tác dụng cắt đứt nhanh các cơn ngứa ngáy cũng như thúc đẩy quá trình phục hồi da, cung cấp độ ẩm giúp da mềm mịn, được các chuyên gia da liễu đánh giá cao trong việc điều trị các bệnh về da liễu như tổ đỉa, á sừng, viêm da cơ địa, chàm sữa, vẩy nến,…
Sodermix là kem bôi ngoài da có xuất xứ từ Pháp, được nhập khẩu chính hãng về Việt Nam và được Bộ Y tế cấp phép lưu hành với số đăng ký: 180000325/PCBA-HN.
Để tìm nhà thuốc gần nhất bán SODERMIX®, vui lòng XEM TẠI ĐÂY
Để đặt mua SODERMIX® (Giao hàng, thanh toán tại nhà), hãy BẤM VÀO ĐÂY
Lưu ý khi điều trị tổ đỉa ở tay
- Hạn chế tối đa tiếp xúc với hóa chất: dầu mỡ, xăng, xà phòng, chất tẩy rửa, nước hoa, mỹ phẩm…Nếu bắt buộc phải tiếp xúc, hãy đeo găng tay bảo vệ. Nên lựa chọn những loại chất tẩy rửa có nguồn gốc từ thiên nhiên, tốt cho da.
- Không bóc vảy, chọc lễ mụn, gãi ngứa gây tổn thương lên vùng da đang bị tổ đỉa. Bệnh nhân nên cắt móng tay, vệ sinh tay chân thường xuyên.
- Luôn giữ bàn tay khô ráo, hạn chế tiếp xúc thường xuyên với nước. Nước có thể làm mềm lớp sừng tổ đỉa, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây bội nhiễm.
- Tránh sử dụng các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như thủy hải sản, đồ tanh, thực phẩm lên men, đậu nành, đậu phộng… Tăng cường các loại ra xanh, trái cây tươi.
- Nếu dị ứng với thời tiết do cơ địa, hãy giữ ấm cho cơ thể và hẹn chế ra ngoài trong thời điểm giao mùa.
- Giữ tinh thần thoải mái, giảm căng thẳng bằng cách điều chỉnh thời gian làm việc và nghỉ ngơi trong quá trình điều trị.
☛ Tham khảo thêm: Bệnh tổ đỉa ở chân và cách điều trị
Bệnh tổ đỉa ở tay mặc dù không nguy hiểm nhưng lại diễn tiến dai dẳng và rất dễ tái phát. Chính vì thế người bệnh cần kiên trì trong việc điều trị cũng như chăm sóc da tại nhà, để kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa nguy cơ bùng phát.
Thông tin về Kem bôi da SODERMIX® - Nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp®
Sodermix đã có mặt tại 108 nước trên thế giới sau 10 năm
- Hiệu quả:
Đối với viêm da cơ địa, chàm sữa:
- Chống viêm, giảm ngứa, mẩn đỏ, mụn nước
- Dưỡng ẩm, mềm da, không còn bong tróc, nứt nẻ
- Ngăn ngừa tái phát khi dùng đều đặn 2-3 tháng
Đối với sẹo lồi, sẹo thâm:
- Sáng da, mờ thâm chỉ từ 2 tuần
- Làm mềm, làm nhỏ và co chân sẹo chỉ từ 4 tuần
- Giá bán: 310.000đ/ tuýp(Dùng được khoảng 1 tháng)
- Đối tượng sử dụng:
Người bị Viêm da cơ địa, Chàm sữa, Eczema, Tổ đỉa, Ngứa, Sẹo lồi, sẹo thâm...
Đặc biệt, Sodermix hoàn toàn không có Corticoid nên có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.