Bị tổ đỉa kiêng gì để nhanh khỏi?

Trong quá trình điều trị các bệnh da liễu, bao gồm cả tổ đỉa, việc kiêng khem là vô cùng cần thiết để cải thiện nhanh chóng các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát gây ám ảnh cho người bệnh.  Vậy bị tổ đỉa kiêng gì để nhanh khỏi? Hãy cũng chúng tôi làm rõ vấn đề này qua nội dung dưới đây.

1. Tại sao bị tổ đỉa cần kiêng khem?

Hình ảnh da bị nổi mụn nước do bệnh tổ đỉa

Tổ đỉa hay còn gọi là chàm tổ đỉa, viêm da cơ địa tổ đỉa là một thể của bệnh chàm – eczema. Bệnh có triệu chứng đặc trưng là những nốt mụn nước xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân và các ngón tay chân, vô cùng ngứa ngáy, khó chịu.

Tổ đỉa không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại là bệnh lý mãn tính, có tính chất dai dẳng, dễ an rộng và trở nặng nếu không được điều trị, chăm sóc đúng cách. Do đó, để đẩy lùi bệnh, ngoài việc thăm khám và áp dụng các biện pháp điều trị, người bệnh cũng cần quan tâm đến việc kiêng khem một số loại thực phẩm và chú ý đến chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi.

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất có thể cải thiện đáng kể tình trạng ngứa rát, khó chịu, cũng như đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh tổ đỉa. Ngược lại, nếu người bệnh ăn uống không kiêng khem, hoặc kiêng khem không đúng cách có thể khiến các triệu chứng trở nặng và lan rộng.

Ngoài ra, trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, nếu người bệnh không chú ý, để vùng da bị bệnh tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên có thể khiến các triệu chứng tổ đỉa trở nên nghiêm trọng, làm kéo dài thời gian và chi phí điều trị.

2. Bị tổ đỉa kiêng ăn gì?

Để quá trình điều trị tổ đỉa diễn và thuận lợi và hạn chế nguy cơ bệnh tiến triển nặng hoặc lan rộng, người bệnh cần tránh những loại thực phẩm dưới đây:

Nhộng tằm

Nhộng tằm có thể khiến các dấu hiệu kích ứng trên da trở nên nặng hơn

Nhộng tằm là thực phẩm có chứa lượng đạm rất cao và dễ hấp thu vào cơ thể. Tuy nhiên, chúng lại có thể khiến da bị kích ứng, làm cho tình trạng tổ đỉa nặng hơn. Do đó khi bị tổ đỉa, người bệnh cần tránh ăn nhộng.

Thịt gà và da gà

Thịt gà có tính nóng và chứa rất nhiều protein dễ khiến người bị bệnh da liễu bị kích ứng, làm tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Đặc biệt là da gà, có thể khiến cho tình trạng ngứa ngáy ở người bệnh tổ đỉa trở nên nghiêm trọng hơn.

Các loại thịt đỏ

Trong các loại thịt đỏ như thịt chó, thịt bò, thịt dê, thịt trâu,… có chứa hàm lượng protein rất cao, cao hơn nhiều lần so với các loại thịt khác, cùng với đó loại thịt này có tính nóng, khiến thúc đẩy các phản ứng dị ứng trong cơ thể.

Chúng có thể làm cho các các phản ứng viêm trên da trở nên nghiêm trọng hơn, khiến người bệnh tổ đỉa cảm thấy ngứa ngáy dữ dội, làm tình trạng bệnh nặng thêm.

Nếu đang mắc phải tổ đỉa hoặc các bệnh lý liên quan đến viêm da do cơ địa dị ứng thì người bệnh cần tránh ăn những thực phẩm này để nhanh hồi phục.

Thực phẩm có mùi tanh

Những loại thực phẩm có mùi tanh như hải sản có thể khiến làn da của người bệnh tổ đỉa bị kích ứng mạnh

Người bệnh tổ đỉa cũng nên tránh xa những món ăn chế biến từ tôm, cua biển, cá, ghẹ, mực, trứng, cua đồng,… Những thực phẩm có mùi tanh này thường nhiều đạm và có chứa hoạt chất NH(CH3) – hoạt chất tạo nên mùi tanh ở thủy hải sản, cũng chính là tác nhân gây nên các phản ứng dị ứng như nổi mẩn, ngứa ngáy, thậm chí là suy hô hấp,…

Để tránh tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn với những cơn ngứa dữ dội, người bệnh tổ đỉa, đặc biệt là những người có cơ địa dị ứng cua đồng hoặc hải sản cần tránh tuyệt đối những thực phẩm này.

Thực phẩm có chứa nhiều Salicylates

Những loại thực phẩm chứa nhiều Salicylates như đậu phộng, khoai tây, táo, bơ, bạc hà, cà chua, lựu,… có thể làm khởi phát các triệu chứng dị ứng như phát ban, nổi mẩn ngứa trên da, đầy hơi, trào ngược dạ dày,… Do đó, đây cũng là nhóm thực phẩm người bệnh tổ đỉa cần hạn chế trong thực đơn hàng ngày.

Đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành

Đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành cũng là những thực phẩm người bệnh tổ đỉa cần tránh sử dụng

Trong đậu nành và các chế phẩm từ loại hạt này như sữa đậu, đậu phụ, tào phớ (tàu hũ),… có chứa canxi, vitamin và một số loại protein lạ. Những protein này có thể gây dị ứng ở nhiều người, do đó nếu nhận thấy bệnh tổ đỉa tái phát hoặc nặng thêm sau khi ăn những thực phẩm chế biến từ đậu nành thì tốt nhất người bệnh nên tránh xa những loại đồ ăn này.

Thực phẩm chứa nhiều đường

Những loại đường tinh chế có trong các thực phẩm như bánh, kẹo, nước giải khát,… có thể khiến các phản ứng viêm trên da trở nên mạnh mẽ hơn, làm tình trạng bệnh tổ đỉa nặng thêm. Ngoài ra, khi nạp những loại thực phẩm này vào cơ thể sẽ khiến lượng đường huyết tăng cao, gây ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu tới vùng da bị tổn thương, khiến làm chậm quá trình chữa lành tự nhiên của da và kéo dài thời gian điều trị bệnh tổ đỉa.

Thực phẩm chứa chất béo không lành mạnh

Những thực phẩm chứa nhiều chất béo không lành mạnh như các loại thức ăn nhanh, nội tạng động vật, đồ chiên, xào,… không hề tốt cho sức khỏe con người. Chúng có thể gây ảnh hưởng xấu đến tim mạch và làm gia tăng nguy cơ thừa cân, béo phì, đồng thời làm chậm quá trình hồi phục tổn thương trên da.

Thực phẩm giàu Niken và Coban

Đây là nhóm thực phẩm không được khuyến khích sử dụng cho người bệnh tổ đỉa. Chúng có thể khiến hệ miễn dịch của người bệnh hoạt động mạnh mẽ hơn, gây ra các phản ứng dị ứng, tạo điều kiện cho bệnh tổ đỉa bùng phát và khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

Những thực phẩm giàu Niken và Coban mà người bệnh tổ đỉa cần tránh bao gồm: yến mạch, cacao, lúa mạch đen, các loại trái cây sấy khô,…

Đồ ăn nhiều gia vị cay nóng

Người bệnh tổ đỉa cần hạn chế nêm gia vị cay nóng vào các món ăn hàng ngày

Những món ăn nêm nhiều gia vị có tính nóng như tỏi, ớt, tiêu, gừng… trong quá trình chế biến có thể làm tăng phản ứng viêm, khiến người bệnh tổ đỉa cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu hơn. Ngoài ra, chúng còn có khả năng làm chậm quá trình phục hồi tổn thương trên da. Vì vậy, để quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng và tránh những tổn thương tăng thêm, người bệnh tổ đỉa nên tránh xa các thực phẩm cay nóng, có nhiều gia vị.

Rượu, bia và chất kích thích

Dù mắc bất kỳ một bệnh lý nào thì người bệnh cũng không nên sử dụng rượu, bia, thuốc lá, cà phê,… bởi chúng có thể gây hại lên tim, gan, thận,…làm tích tụ các độc tố trong cơ thể và khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Đối với người bị bệnh tổ đỉa, các chất kích thích này có thể trực tiếp phá vỡ các tế bào Mast khi đi vào cơ thể, làm giải phóng histamin và nhiều hoạt chất trung gian gây ra tình trạng dị ứng.

Hơn nữa, các chất kích thích này còn làm ức chế quá trình chuyển hóa và đào thải histamin được hấp thu từ thức ăn, từ đó làm tăng nồng độ của hoạt chất này trong cơ thể, khiến tình trạng dị ứng trở nên nghiêm trọng hơn.

Lưu ý: Ngoài việc tránh ăn những thực phẩm khiến cơ thể bị kích ứng, người bệnh tổ đỉa cần đảm bảo các yếu tố sau:

  • Xây dựng thực đơn hợp lý, cân bằng, có đủ chất dinh dưỡng thiết yếu để đảm bảo sức khỏe
  • Ưu tiên chọn các loại thực phẩm tươi sống, có nguồn gốc rõ ràng
  • Quá trình chế biến cần sơ chế sạch sẽ, hạn chế nêm nếm nhiều loại gia vị
  • Thực hiện nghiêm chỉnh việc ăn chín – uống sôi
  • Nên ăn đúng giờ, tránh bỏ bữa.

☛ Tham khảo thêm: Bị tổ đỉa nên ăn gì?

3. Bị tổ đỉa kiêng gì trong sinh hoạt?

Tránh tiếp xúc với hóa chất, nếu cần tiếp xúc thì nên sử dụng găng tay bảo hộ

Ngoài việc kiêng khem ăn uống một cách khoa học, người bệnh tổ đỉa cũng cần thay đổi một số thói quen sinh hoạt để ngăn bệnh tiến triển nặng cũng như rút ngắn thời gian điều trị. Cụ thể như sau:

Gãi, cào vùng da bị tổn thương

Việc làm này có thể khiến da bị tổn thương bởi các vết xước hoặc làm mụn nước vỡ ra, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, tấn công, làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Vì vậy cần tránh gãi cào vào vùng da bị tổ đỉa. Bên cạnh đó người bệnh nên cắt móng tay gọn gàng.

Tắm hoặc rửa tay chân với nước quá nóng hoặc quá lạnh

Nước quá nóng hay quá lạnh đều khiến tình trạng da bị kích ứng do đó tổ đỉa sẽ nặng hơn. Tốt nhất nên sử dụng nước ấm vừa phải để tránh da bị kích ứng, trở nên khô hơn và dễ bong  tróc, nứt nẻ. Tắm nước ấm vừa đủ và nên tắm nước lá, ngâm nước muối… để cải thiện nhanh các triệu chứng tổ đỉa.

Tiếp xúc với các loại hóa chất, xà phòng, chất tẩy rửa

Chúng có thể khiến các triệu chứng tổ chuyển biến nặng hơn. Nếu buộc phải tiếp xúc, người bệnh nên đeo găng tay cao su hoặc những đồ bảo hộ cần thiết khác.

Tránh tiếp xúc với bụi bẩn, ô nhiễm, lông động vật

Đây có thể tác nhân khiến vi khuẩn xâm nhập vào vùng da bị tổn thương, khiến tình trạng tổ đỉa diễn tiến dai dẳng, thậm chí gây tình trạng nhiễm trùng, nhiễm khuẩn,…

4. Người bị tổ đỉa nên làm gì để rút ngắn thời gian điều trị?

Tổ đỉa là bệnh lý dai dẳng, có nguy cơ tái phát cao, do đó người bệnh cần được thăm khám sớm nhất có thể và thật kiên trì trong quá trình điều trị. Ngoài ra, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây để cải thiện nhanh chóng tình trạng tổ đỉa trên da:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình sử dụng thuốc, chăm sóc và điều trị.
  • Luôn giữ vùng da bị bệnh khô thoáng, sạch sẽ. Sau khi tắm hoặc rửa tay chân, nên dùng khăn bông mềm thấm khô nước trên da, đặc biệt là các kẽ ngón tay chân.
  • Ưu tiên sử dụng những sản phẩm làm sạch như dầu gội, sữa tắm có tính chất dịu nhẹ, an toàn cho da.
  • Cắt ngắn móng tay móng chân để hạn chế những vi khuẩn cư trú tại đây gây ảnh hưởng đến vùng da bị bệnh, nhất là việc khiến da bị tổn thương thêm do gãi ngứa.
  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, hỗ trợ phục hồi tổn thương da như thịt heo, bông cải xanh, đu đủ, cam, bưởi, các thực phẩm giàu omega 3 và vitamin A, B,C khác.
  • Uống nhiều nước để cung cấp lượng nước cần thiết cho da, hạn chế tình trạng bong tróc, nứt nẻ.
  • Thoa kem dưỡng ẩm dịu nhẹ, phù hợp với làn da ít nhất 2 lần/1 ngày sau khi tắm hoặc sau khi rửa chân tay để tránh da bị khô.
  • Ngủ đủ giấc, tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, tăng cường đề kháng.
  • Nếu bị tổ đỉa ở chân, người bệnh nên lựa chọn những loại tất (vớ) có chất liệu cotton mềm mại, thấm hút mồ hôi tốt và tránh mang giày dép quá chật hoặc có chất liệu quá cứng.

☛ Tham khảo thêm: Mẹo giảm ngứa do bị tổ đỉa!

5. Sodermix – giải pháp toàn diện, phục hồi da hư tổn do tổ đỉa

Sodermix là giải pháp chuyên biệt, an toàn cho người bệnh tổ đỉa

Sodermix là dòng kem bôi chuyên biệt cho các bệnh ngoài da như tổ đỉa, á sừng, viêm da cơ địa. Sản phẩm được nhập khẩu trực tiếp từ Pháp, không chứa corticoid, đặc biệt an toàn cho người sử dụng.

Kem bôi Sodermix cũng là liệu pháp đầu tiên và duy nhất trên thế giới giúp bổ sung Enzyme Superoxide Dismutase (SOD) tự nhiên từ chiết xuất cà chua xanh châu Âu, giúp trung hòa và phân giải các gốc tự do, từ đó cải thiện các triệu chứng viêm da, ngứa ngáy của bệnh tổ đỉa một cách nhanh chóng, hiệu quả.

Sodermix còn được bổ sung thành phần dầu trái bơ và các dầu khoáng thiên nhiên, giúp cung cấp độ ẩm cho da, cải thiện hiệu quả tình trạng bong tróc, đẩy nhanh quá trình tái tạo, phục hồi những tổn thương trên da. Đặc biệt kem bôi Sodermix còn có khả năng ngăn ngừa hình thành sẹo xấu, thâm sạm tại vùng da sau tổn thương, giúp người bệnh tự tin hơn với làn da khỏe mạnh.

Để tìm nhà thuốc gần nhất bán SODERMIX®, bạn xem TẠI ĐÂY

Để đặt mua SODERMIX® (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY

Bệnh tổ đỉa không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại khiến người bệnh luôn cảm thấy khó chịu, “ăn không ngon – ngủ không yên”, đặc biệt nếu không được điều trị đúng cách sẽ rất dễ phát sinh tình trạng bội nhiễm trên da và nhiều biến chứng khác. Để tránh những đáng tiếc có thể xảy ra, người bệnh cần đến bác sĩ để được thăm khám và có hướng điều trị kịp thời ngay khi mới xuất hiện các triệu chứng của bệnh. Nếu cần tư vấn thêm về bệnh hoặc sản phẩm, bạn hãy gọi ngay đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được các chuyên gia giải đáp.

Nguồn tham khảo:

https://www.tapchidongy.org/benh-to-dia-kieng-an-gi.html

thuocdantoc.org/benh-to-dia-kieng-gi.html

https://vienyduocdantoc.org.vn/benh-to-dia-kieng-an-gi.html

Cập nhật lúc: 08/11/2023

Bài viết liên quan

Xem thêm »

Thông tin về Kem bôi da SODERMIX® - Nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp®

Sodermix đã có mặt tại 108 nước trên thế giới sau 10 năm

  • Hiệu quả:

    Đối với viêm da cơ địa, chàm sữa:

    - Chống viêm, giảm ngứa, mẩn đỏ, mụn nước

    - Dưỡng ẩm, mềm da, không còn bong tróc, nứt nẻ

    - Ngăn ngừa tái phát khi dùng đều đặn 2-3 tháng

    Đối với sẹo lồi, sẹo thâm:

    - Sáng da, mờ thâm chỉ từ 2 tuần

    - Làm mềm, làm nhỏ và co chân sẹo chỉ từ 4 tuần

  • Giá bán: 310.000đ/ tuýp(Dùng được khoảng 1 tháng)
  • Đối tượng sử dụng:

    Người bị Viêm da cơ địa, Chàm sữa, Eczema, Tổ đỉa, Ngứa, Sẹo lồi, sẹo thâm...

    Đặc biệt, Sodermix hoàn toàn không có Corticoid nên có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...