Tin tức

Ngứa da mặt: nguyên nhân và cách giảm ngứa hiệu quả

Da mặt bị ngứa thường cảnh báo các bệnh lý ngoài da, đồng thời cũng có thể xuất phát từ những vấn đề sức khỏe bên trong cơ thể bạn. Vậy, đâu là nguyên nhân gây ngứa da mặt? Phải làm thế nào để nhanh hết ngứa? Bài viết sau đây sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích nhất. Cùng theo dõi nhé! Mục lụcThế nào là ngứa da mặt?Đâu là nguyên nhân gây ngứa da mặt?Dị ứng gây ngứa da mặtNgứa do các bệnh lý về da liễuNgứa da mặt do thay đổi nội tiết tốMột số bệnh lý khác có thể gây ngứa da mặtNgứa da mặt có nguy hiểm không?Khi nào bạn cần đi khám bác sĩ?Cải thiện tình trạng ngứa da mặt bằng cách nào?Thay đổi lối sốngMẹo giảm ngứa tại nhàTrị giảm ngứa da mặt bằng thuốcKem bôi Sodermix trị mẩn ngứa da mặt an toàn hiệu quả Thế nào là ngứa da mặt? Da mặt là vùng da mỏng, có nhiều mạch máu và rất nhạy cảm. Ngứa da mặt là phản ứng của cơ thể khi da mặt tiếp xúc với các dị nguyên như môi trường, mĩ phẩm hoặc sự thay đổi của nội tiết tố… gây ra cảm giác ngứa khiến người bệnh bứt rứt, khó chịu. Hình ảnh minh họa về ngứa da mặt Khi bị ngứa da mặt, bên cạnh cảm giác ngứa, người bệnh có thể gặp một số triệu chứng sau: Nổi mẩn đỏ li ti trên da thành từng cụm hoặc riêng lẻ, nổi mề đay. Nổi mụn nước xen kẽ. Vùng da dị ứng bị sưng, cảm giác châm chích, nóng rát. Da mỏng đi, bị tróc vảy trắng, nhìn thấy mạch máu dưới da. Cảm giác ngứa khi cử động cơ mặt, thậm chí đau rát. Tình trạng ngứa da mặt không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh mà còn ảnh hưởng đến thẩm mĩ, khiến bệnh nhân thiếu tự tin trong giao tiếp hằng ngày. Tuy nhiên, đây không phải vấn đề khó điều trị nếu bạn xác định đúng nguyên nhân gây bệnh và tiến hành các biện pháp điều trị kịp thời. Đâu là nguyên nhân gây ngứa da mặt? Dị ứng gây ngứa da mặt Dị ứng thời tiết Dị ứng thời tiết là một nguyên nhân phổ biến gây ngứa da mặt ở nhiều bệnh nhân. Bạn có thể gặp phải tình trạng này khi: Nhiệt độ thay đổi bất thường. Giao mùa từ nóng sang lạnh và ngược lại. Thời tiết quá nóng bức, độ ẩm cao. Thời tiết quá khô lạnh, độ ẩm thấp. Dị ứng thời tiết có thể gặp ở bất kì ai, trong đó phụ nữ và trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc bệnh hơn cả, do vùng da mặt của các đối tượng này khá nhạy cảm, thích ứng chậm với điều kiện thời tiết thay đổi đột ngột. Bên cạnh triệu chứng ngứa, bệnh nhân cũng có thể gặp các triệu chứng như da đỏ ửng, nổi mẩn đỏ, mề đay… Bệnh thường không nguy hiểm nhưng lại dễ tái phát. Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng ngứa và dị ứng da có thể lan rộng ra các vùng da lành trên khắp cơ thể. ☛ Tham khảo chi tiết hơn: Viêm da dị ứng thời tiết triệu chứng và cách chữa? Dị ứng mỹ phẩm Ngày nay, việc chăm sóc và làm đẹp từ nhiều loại mỹ phẩm, dược phẩm khác nhau được chị em phụ nữ ưa chuộng. Tuy nhiên, việc sử dụng mỹ phẩm không đúng cách khiến rất nhiều chị em gặp rắc rối với tình trạng dị ứng mỹ phẩm: Thành phần trong mỹ phẩm không hợp, gây kích ứng da. Làn da không được tẩy trang đúng cách khiến cặn trang điểm tích tụ bít kín lỗ chân lông gây ngứa ngáy, khó chịu. Việc lạm dụng các loại mỹ phẩm có tính acid quá cao gây bào mòn và làm mỏng da gây ngứa. Ngoài ra, hiện nay, tình trạng sử dụng các loại kem trộn chứa Corticoid, sản phẩm không rõ nguồn gốc khiến cho da càng dễ bị tổn thương, kích ứng, ngứa ngáy nghiêm trọng. Chăm sóc da không đúng cách khiến nhiều người bị ngứa do dị ứng mỹ phẩm ☛ Chi tiết trong bài: Dị ứng mỹ phẩm xử lý thế nào? Dị ứng thức ăn Theo thống kê, có khoảng 30% các trường hợp dị ứng với thức ăn gây ngứa ngáy, nổi mề đay và mẩn đỏ trên da. Dị ứng thức ăn thường xảy ra ở những bệnh nhân có cơ địa nhạy cảm, dị ứng với một số loại thực phẩm nhất định. Một số loại thực phẩm dễ gây dị ứng nhất là: hải sản, cá hoặc thịt tươi sống, đậu phộng, mật ong… Nếu vô tình ăn phải, bạn có thể gặp các biểu hiện như: chóng mặt, nôn, da mặt bị ngứa hoặc ngứa toàn thân… Nặng hơn, bệnh nhân có thể bị phù mạch, khó thở, co thắt cơ khí phế quản, thậm chí sốc phản vệ gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Lý giải nguyên nhân trên, các chuyên gia da liễu cho rằng: các loại thực phẩm kể trên có chứa nhiều các chất kháng sinh gây tăng sinh Histamine – là chất trung gian tế bào gây viêm, hình thành các phản ứng dị ứng ngoài da. Tình trạng này thường kéo dài trong khoảng vài giờ và có thể lặp lại khi bạn dùng lại loại thức ăn bị dị ứng. Ngứa do các bệnh lý về da liễu Một số bệnh da liễu ngoài da cũng có thể gây tình trạng ngứa ngáy, khó chịu cho vùng da bị bệnh như: Nấm da Nấm da mặt mặc dù ít gặp hơn những cũng là một nguyên nhân gây nên tình trạng ngứa da mặt. Thông thường, tình trạng này thường đi kèm với nhiễm trùng nấm khắp cơ thể. Nấm da gây ngứa da mặt cần được điều trị sớm Nấm da không chỉ gây ngứa ngáy khó chịu, mà còn gây các vết loét, các mảng da khô hoặc nổi mụn trên da… Bệnh nấm da dai dẳng, lâu khỏi có thể làm ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Nếu không có sự can thiệp kịp thời sẽ gây ra những phản ứng tiêu cực như: nhiễm trùng máu, tổn thương da mặt không hồi phục… Á sừng Á sừng da mặt là tình trạng bệnh gây ngứa da mặt phổ biến khiến rất nhiều người bệnh lo lắng. Biểu hiện điển hình của á sừng da mặt như: Da nổi sẩn đỏ, nứt nẻ. Da bong tróc không ngừng, gây ngứa ran, bứt rứt khó chịu. Nhiều trường hợp da mặt quá khô nứt, dễ chảy máu. Cho đến nay, người ta vẫn chưa khẳng định được nguyên nhân chính xác gây bệnh á sừng, tuy nhiên, nhiều bằng chứng cho thấy, á sừng xảy ra chủ yếu do sự rối loạn trong hệ thống miễn dịch của cơ thể, hệ miễn dịch nhận diện và tấn công nhầm vào các tế bào biểu bì của da, khiến chúng chết đi tạo các mảng bong tróc, khô nứt và cảm giác ngứa trên da mặt. Á sừng có thể dễ dàng kiểm soát nếu như bạn phát hiện bệnh và can thiệp sớm. Ngược lại, nếu không được điều trị đúng cách, á sừng dễ lan rộng sang các vùng da lành, có thể gây bội nhiễm, tổn thương không hồi phục. ☛ Tham khảo thêm: Bệnh á sừng – nguyên nhân triệu chứng và cách chữa! Viêm da cơ địa Bệnh viêm da cơ địa ở mặt thường gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ hay còn có tên gọi là chàm. Chúng gây ngứa ngáy, khó chịu. Theo thống kê, tỷ lệ mắc bệnh viêm da cơ địa là 15 – 30% ở đối tượng trẻ em và 2 – 10% ở người trưởng thành. Bệnh có biểu hiện là những tổn thương ở da, có kèm theo tình trạng ngứa, sưng, nổi mẩn đò ở mu bàn tay hoặc nhiều vị trí khác. Với người lớn, viêm da cơ địa có xu hướng kéo dài, tái đi tái lại, có liên quan mật thiết đến yếu tố di truyền nên không lây nhiễm qua tiếp xúc. Bên cạnh đó, việc điều trị bệnh cũng rất khó khăn, vùng da bệnh dễ lan rộng khi không được điều trị kịp thời. ☛ Tham khảo thêm: Dấu hiệu nhận biết viêm da cơ địa Ngứa da mặt do thay đổi nội tiết tố Nội tiết tố thay đổi cũng là một nguyên nhân dẫn đến ngứa da mặt. Theo các chuyên gia y tế: Hiện tượng rối loạn nội tiết tố thường gặp ở đối tượng thanh thiếu niên, phụ nữ có thai, phụ nữ tiền mãn kinh… Khi đó, nồng độ Estrogen trong máu giảm xuống, da tiết nhiều bã nhờn gây ra nhiều mụn ngứa và mẩn đỏ khắp người, bao gồm cả vùng da mặt. Một số bệnh lý khác có thể gây ngứa da mặt Một số vấn đề về sức khỏe cũng có thể làm cho bạn bị ngứa da mặt, cụ thể là các bệnh lý về nội tạng bên trong cơ thể: Bệnh về gan Gan nắm vai trò chuyển hóa, thải độc cho cơ thể. Khi mắc các bệnh lý như xơ gan, viêm gan, chức năng này bị rối loạn làm tích tụ các chất độc dưới da gây ngứa. Bệnh về thận Thận là cơ quan giúp đào thải các chất độc ra ngoài cơ thể. Vì vậy, khi chức năng thận suy giảm, bệnh nhân suy thận thường gặp các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu, kèm theo các phản ứng dị ứng như mụn, mẩn đỏ nổi khắp người, trong đó có da mặt. Ngứa da mặt có nguy hiểm không? Ngứa da mặt không phải căn bệnh khó chữa hay gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, tình trạng ngứa ngáy, bứt rứt khó chịu hành hạ người bệnh kèm theo nổi mẩn đỏ, bong tróc da… lại dẫn tới ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc, sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Đặc biệt tình trạng diễn ra ỏ vùng da mặt, bệnh nhân rất dễ tự ti, e ngại khi giao tiếp hằng ngày. Không chỉ vậy, với một số người bệnh không chữa trị kịp thời, ngứa da mặt có thể gây ra một số biến chứng như: Bội nhiễm, nhiễm trùng máu… Viêm kết mạc dị ứng khi tình trạng ngứa lan rộng. Tổn thương da mặt vĩnh viễn không hồi phục. Do đó, để tránh những tác hại do ngứa da mặt gây ra, người bệnh cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để tìm ra phương pháp điều trị dứt điểm. Khi nào bạn cần đi khám bác sĩ? Khi nhận thấy ngứa da mặt kèm theo các triệu chứng sau, bạn nên đi khám bác sĩ để có phương án xử lý kịp thời: Ngứa kéo dài trên 2 tuần không cải thiện. Ngứa kèm theo dấu hiệu nhiễm trùng như sưng đỏ, đau, mụn mủ, chảy dịch… Ngứa kéo dài ảnh hưởng đến giấc ngủ, gây khó chịu, mất tập trung… Các triệu chứng toàn thân như sốt cao, mệt mỏi, đau nhức… Cải thiện tình trạng ngứa da mặt bằng cách nào? Thay đổi lối sống Một lối sống khoa học giúp bạn làm giảm triệu chứng của bệnh, hạn chế tình trạng ngứa tiến triển, đồng thời cũng là cách phòng bệnh lý ngoài da đơn giản, hữu hiệu. Theo đó, bạn nên chú ý một số vấn đề sau: Vệ sinh da mặt sạch sẽ Vệ sinh da mặt hằng ngày giúp loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, làm thông thoáng lỗ chân lông trên da, phòng ngừa các tác động có hại của môi trường bên ngoài với da Với các bệnh nhân bị ngứa, vệ sinh da còn giúp loại bỏ các chất gây kích ứng da mặt, làm dịu cơn ngứa. Uống nhiều nước Nước chiếm đến 70% khối lượng cơ thể, vì thế, việc bổ sung nước mỗi ngày là rất cần thiết. Đặc biệt với những bệnh nhân bị ngứa, bổ sung đủ nước mỗi ngày giúp cho tuyến bã nhờn hoạt động tốt, da được cung cấp đủ chất ẩm, hạn chế tình trạng, sần sùi, bong tróc trên da. Hạn chế ăn thực phẩm dị ứng Một số loại thực phẩm có thể gây dị ứng hoặc làm nặng thêm tình trạng dị ứng da mặt bạn cần nên tránh trong thực đơn hằng ngày như: thực phẩm chứa nhiều đạm như thịt chó, da gà, nhộng tằm, thực phẩm nhiều đường và nhiều chất béo như các loại đồ ăn nhanh, các chất kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá… Bảo vệ da hằng ngày Việc bảo vệ da hằng ngày cũng rất cần thiết để đảm bảo sức khỏe da mặt khỏi các tác động ngoại cảnh. Bạn nên sử dụng kem chống nắng, áo nắng, đeo khẩu trang… khi ra ngoài trời nắng. Đối với những người làm việc nhiều trong môi trường hóa chất, khói bụi… nên trang bị các loại đồ bảo hộ lao động để tránh các tác hại do môi trường làm việc gây ra cho da. Mẹo giảm ngứa tại nhà Những phương pháp tự nhiên thường được rất nhiều bệnh nhân sử dụng để giảm ngứa và chăm sóc, phục hồi da mặt. Bạn có thể tham khảo: Chườm lạnh Chườm lạnh là phương pháp áp dụng cho tình trạng ngứa da mặt kèm theo nóng rát, sưng phù… Một nghiên cứu đã chứng minh: Sự kích thích lạnh làm gián đoạn những cơn ngứa cho cơ thể và có thể giúp phá vỡ chu kì ngứa, khiến người bệnh dễ chịu và thoải mái. Người bệnh có thể dùng khăn lạnh hoặc khăn mỏng bọc những viên đá lạnh và chườm nhẹ nhàng trên da, tránh cọ xát gây tổn thương da trong khoảng 30 phút. Chườm nước ấm Một cách khác để giảm ngứa là chườm nước ấm. Nước ấm giúp máu lưu thông tốt, làm da mất đi cảm giác ngứa, hạn chế phản xạ gãi gây trầy xước, tổn thương da. Bạn có thể dùng khăn sạch ngâm vào nước ấm và đắp lên vùng da bị ngứa từ 5 đến 10 phút. Tuy vậy, người bệnh không nên lạm dụng chườm quá lâu hoặc hơn 2 – 3 lần mỗi tuần vì có thể làm tình trạng bệnh nặng hơn. Mặt nạ mật ong giúp kháng viêm, giảm ngứa Mật ong là chất kháng viêm tự nhiên, chứa nhiều Vitamin và khoáng chất có lợi cho việc phục hồi da, giảm ngứa da mặt. Cách thực hiện đơn giản như sau: Bước 1: Đun nóng nhẹ mật ong nguyên chất rồi để nguội. Bước 2: Đắp mật ong lên da và để trong 10 – 15 phút. Bước 3: Rửa sạch với nước và thấm khô nước bằng khăn sạch. Phương pháp này áp dụng 1 – 2 lần mỗi tuần giúp giảm tình trạng ngứa và khó chịu trên da mặt. Nha đam Gel nha đam giúp dưỡng ẩm và chăm sóc da rất tốt, giúp làm dịu da hiệu quả. Bệnh nhân lấy phần thịt nha đam đắp lên vùng da bị ngứa giúp làm giảm kích ứng da, giảm nhẹ tình trạng ngứa da. Giảm căng thẳng Căng thẳng có thể làm nặng hơn tình trạng ngứa. Vì vậy, bệnh nhân ngứa da mặt nên thư giãn tinh thần bằng cách tập thể dục, nghe nhạc, hoặc làm những việc nhẹ nhàng, thú vị. ☛ Chi tiết tham khảo: Mẹo giảm ngứa dị ứng hiệu quả Các mẹo giảm ngứa tại nhà chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng ngứa ở một số bệnh nhân, không giúp loại bỏ triệt để tình trạng bệnh lý. Trị giảm ngứa da mặt bằng thuốc Các thuốc Tây Y thường được kê đơn một số loại thuốc Tây Y sau: Thuốc ức chế Calcineurin Thuốc tác động lên tế bào Lympho T, làm ngăn chặn các kháng nguyên sinh ra – nguyên nhân chủ yếu gây dị ứng ngoài da, ngứa và nổi mẩn trên da. Thuốc kháng Histamin Thuốc kháng Histamin thường được dùng kèm các liệu pháp điều trị ngoài da. Loại thuốc này giúp ức chế sự sản sinh ra các Histamin gây phản ứng viêm trong cơ thể. Nhờ đó, thuốc giúp kiểm soát tốt tình trạng viêm nhiễm, ngứa ngáy trên da. Thuốc mỡ kháng sinh Khi các triệu chứng ngứa có kèm theo bội nhiễm, bác sĩ sẽ kê đơn cho bệnh nhân các loại kháng sinh giúp giúp giảm viêm, giảm sưng và ức chế sự sinh sôi và phát triển của vi khuẩn gây hại. Thuốc Corticoid Là sự lựa chọn cuối cùng khi các phương pháp khác không có hiệu quả hoặc khi tình trạng ngứa, viêm da đe dọa tính mạng. Corticoid ức chế các phản ứng viêm của cơ thể, từ đó làm giảm nhanh các triệu chứng ngứa, viêm da. ☛ Tham khảo chi tiết hơn: Thuốc trị mẩn ngứa tốt nhất là loại nào? Nhìn chung, các thuốc Tây y giúp bệnh nhân giảm nhanh các cơn ngứa khó chịu và kiểm soát tốt tình trạng bệnh. Tuy vậy, thuốc Tây Y tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra các tác dụng phụ có hại cho da mặt, đặc biệt với các bệnh lý ngoài da như nấm, á sừng… cần điều trị lâu dài.  Kem bôi Sodermix trị mẩn ngứa da mặt an toàn hiệu quả Nếu đang phân vân tìm kiếm một sản phẩm trị ngứa da mặt vừa hiệu quả, vừa an toàn thì dòng kem bôi Sodermix không chứa Corticoid này chính là giải pháp hoàn hảo nhất cho bạn. Kem bôi Sodermix giúp giảm nhanh các triệu chứng ngứa chỉ sau 3 – 4 ngày sử dụng Kem bôi Sodermix có chứa: Enzym SOD: chiết xuất từ trái cà chua xanh châu Âu giúp ngăn chặn hình thành các gốc tự do – các tác nhân gây ngứa da mặt. Dầu quả bơ, dầu khoáng: giúp dưỡng da mềm mại, tăng cường sức đề kháng và phục hồi làn da. Kem Sodermix là một trong số ít các sản phẩm điều trị bệnh lý ngoài da hiện nay được chứng minh hiệu quả trên lâm sàng. Trong đó, nghiên cứu hiệu quả giảm ngứa của Sodermix được thực hiện bởi Hiệp hội Da liễu Croatica năm 2011. Kết quả cho thấy: kem Sodermix có hiệu quả giảm thời gian khởi phát cơn ngứa, giảm thời gian và mức độ ngứa. Nếu còn đang phân vân về tình trạng ngứa da mặt của mình thì bạn có thể tìm đến kem bôi Sodermix nhé! Để tìm mua Sodermix tại các nhà thuốc trên toàn quốc, chi tiết XEM TẠI ĐÂY Để đặt mua Sodermix giao hàng thanh toán tại nhà, vui lòng BẤM VÀO ĐÂY Trên đây là toàn bộ thông tin về tình trạng ngứa da mặt. Rất mong đem đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu nhận thấy bất kì vấn đề gì bất thường về da, bệnh nhân hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời. Tài liệu tham khảo: https://medlineplus.gov/itching.html https://www.healthline.com/health/itchy-face https://www.healthline.com/health/skin-inflammation https://syt.bacgiang.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc/-/asset_publisher/6CWBO9WiZqsQ/content/di-ung-da-mat-nguyen-nhan-va-cach-ieu-tri-nhanh-chong Chia sẻ

Ngứa mu bàn tay: nguyên nhân và điều trị dứt điểm

Ngứa mu bàn tay hay bất kì vị trí nào đều khá phổ biến, thường sẽ tự hết sau một vài giờ. Tuy vậy, nếu tình trạng ngứa kéo dài bạn không nên chủ quan vì nó có thể là triệu chứng của bệnh lý. Vậy, đâu là nguyên nhân gây bệnh? Cách điều trị thế nào vừa hiệu quả vừa an toàn? Bài viết sau đây sẽ giải đáp cho bạn những thắc mắc về tình trạng này. Mục lụcThế nào là ngứa mu bàn tay?Ngứa mu bàn tay có thể là triệu chứng bệnh gì?Mẩn ngứa, nổi mề đayViêm da cơ địaBệnh tổ đỉaGhẻ ngứaNấm daBệnh vảy nếnBệnh á sừngCác bệnh lý khácNgứa mua bàn tay có nguy hiểm không?Khi nào bệnh nhân ngứa mu bàn tay cần thăm khám gấp?Cải thiện ngứa mu bàn tay bằng cách nào?Giảm ngứa mu bàn tay bằng các mẹo tại nhàSử dụng thuốc trị ngứa mu bàn tayKem bôi Sodermix – điều trị triệt để các bệnh lý về da gây ngứa Thế nào là ngứa mu bàn tay? Ngứa mu bàn tay là tình trạng khó chịu ở khu vực da mu bàn tay, kích thích phản xạ gãi, cọ xát để làm giảm khó chịu. Tình trạng này có thể đi kèm với các triệu chứng khác như: Nổi mẩn đỏ, mề đay, tróc da… Các mụn nước nhỏ li ti, chứa dịch nhầy. Ngứa kèm theo cảm giác đau nhói hoặc tê nhẹ. Hình ảnh minh họa về tình trạng ngứa mu bàn tay Ngứa mu bàn tay này có thể gặp ở mọi lứa tuổi, khiến người mắc bứt rứt, khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Thông thường, cơn ngứa sẽ tự biến mất trong một khoảng thời gian ngắn, hoặc sau khi bạn thực hiện các biện pháp giảm ngứa tại nhà mà không cần sự can thiệp y tế. Nhưng nếu tình trạng ngứa kéo dài trong vài ngày không khỏi thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo cho một bệnh lý nào đó. Ngứa mu bàn tay có thể là triệu chứng bệnh gì? Ngứa mu bàn tay có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số bệnh lý là nguyên nhân gây ngứa mua bàn tay thường gặp: Mẩn ngứa, nổi mề đay Mẩn ngứa, mề đay là bệnh da liễu phổ biến ở rất nhiều bệnh nhân. Trong đó, bàn tay là vị trí dễ bị nổi mề đay. Tình trạng này xảy ra khi bạn tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như: dị ứng thời tiết, dị ứng thức ăn, lông động vật, phấn hoa… Các tác nhân này làm tăng lượng Histamine trong máu gây viêm và gây ra các triệu chứng dị ứng như: Ngứa ngáy, khó chịu ở vùng da tiếp xúc với kháng nguyên.  Nổi sẩn đỏ, mề đay, mẩn ngứa… Có thể kèm theo sốt, khó thở nếu tình trạng dị ứng nghiêm trọng. Mẩn ngứa, mề đay không thể điều trị khỏi hoàn toàn. Mặc dù bệnh chỉ xuất hiện từ vài giờ đến vài ngày nhưng lại dễ tái phát khi bệnh nhân tiếp xúc với các chất gây dị ứng vào những lần sau hoặc theo mùa. ☛ Tham khảo chi tiết hơn: Mẩn ngứa nổi mề đay do đâu? Viêm da cơ địa Bệnh viêm da cơ địa thường gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và những người có cơ địa nhạy cảm, không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ làn da cũng như cuộc sống của người bệnh. Theo thống kê, tỷ lệ mắc bệnh viêm da cơ địa là 15 – 30% ở đối tượng trẻ em và 2 – 10% ở người trưởng thành. Hình ảnh ngứa mu bàn tay do viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ Bệnh có biểu hiện là những tổn thương ở da, có kèm theo tình trạng ngứa, sưng, nổi mẩn đò ở mu bàn tay hoặc nhiều vị trí khác. Một số triệu chứng khác do viêm da cơ địa gây ra là: Da nổi đỏ và khô da Da sần, nhạy cảm, sưng lên do gãi Xuất hiện các vết sưng đỏ trên da, khi gãi có thể chảy mủ Ngứa nghiêm trọng, đặc biệt vào ban đêm. Bệnh có xu hướng kéo dài, tái đi tái lại, có liên quan mật thiết đến yếu tố di truyền nên không lây nhiễm qua tiếp xúc. Bên cạnh đó, việc điều trị bệnh cũng rất khó khăn, vùng da bệnh dễ lan rộng khi không được điều trị kịp thời. Xem thêm về bệnh tại: Dấu hiệu nhận biết viêm da cơ địa Hoặc nhanh hơn, bạn có thể kết nối Zalo chuyên gia TẠI ĐÂYhoặc gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được hướng dẫn, giải đáp tận tình. Bệnh tổ đỉa Tổ đỉa là một thể của bệnh chàm – Eczema,  thường gặp ở những bệnh nhân thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, nước bẩn, bùn đất… mà không có các biện pháp bảo vệ da. Bệnh có các triệu chứng điển hình như: ngứa ngáy, bứt rứt ở dưới da kèm theo các mụn nước li ti ở bàn tay, bàn chân, mu bàn tay, kẽ ngón tay… Các triệu chứng này làm bệnh nhân ngứa liên tục, thậm chí có cảm giác đau xót. Tổ đỉa rất khó điều trị, tái phát theo chu kì và dễ lây lan sang các vùng da lành khác. Vì thế, khi phát hiện ra các triệu chứng của bệnh, bạn nên đến các cơ sở y tế để được tư vấn, chẩn đoán, điều trị để hạn chế tối đa các tác hại của bệnh lý này với sức khỏe. ☛ Tham khảo chi tiết: Bệnh tổ đỉa là gì? Ghẻ ngứa Ghẻ ngứa được coi là “cơn ác mộng” đối với nhiều người bệnh Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ngứa mu bàn tay là do nhiễm kí sinh trùng – ghẻ ngứa (Sarcoptes scabiei hominis). Căn bệnh này cực kì khó chịu, dễ tái phát, đặc trưng bởi các đám mụn nước ở mu bàn tay, chân, kẽ ngón tay… kèm theo cảm giác ngứa liên hồi không dứt, ngứa nhiều hơn về đêm. Nấm da Nấm ở bàn tay cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng ngứa mu bàn tay. Các tác nhân gây bệnh nấm da chân chủ yếu do nấm Trichophyton rubrum hoặc nấm Candida. Nấm da thường do vấn đề vệ sinh kém, đặc biệt khi thời tiết ẩm ướt, tay bị bí khi mang găng tay làm mồ hôi không thoát ra được Khi bị nấm da, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng sau: Da mu bàn tay đóng vảy trắng, bong tróc thành từng mảng, có các phấn trắng rơi ra khi gãi. Tổn thương da kèm theo cảm giác ngứa mu bàn tay dữ dội. Bệnh nấm da khó chữa, dễ tái phát, đòi hỏi bệnh nhân cần điều trị lâu dài, tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ. Bệnh vảy nến Bệnh vảy nến là bệnh lý tự miễn do sự tăng sinh quá mức của các tế bào mới khiến các tế bào cũ tích tụ thành vảy kèm theo ngứa ngáy, viêm… Bệnh có biểu hiện điển hình là các các vết ban hồng đỏ ở mu bàn tay. Khi bệnh tiến triển, các vết ban này sẽ chuyển thành các vảy khô, có màu trắng kèm theo ngứa ngáy và nóng rát mức độ nhẹ. Vảy nến là bệnh lý mãn tính, tái phát liên tục. Đến nay, y học vẫn chưa tìm được phương pháp điều trị triệt để bệnh vảy nến. Muốn biết cách chữa vảy nến hiệu quả nhất, bạn có thể kết nối Zalo chuyên gia TẠI ĐÂYhoặc gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được hướng dẫn, giải đáp tận tình Bệnh á sừng Không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu, bệnh á sừng còn khiến bệnh nhân gặp rắc rối trong sinh hoạt và cuộc sống, đặc biệt là trong các hoạt động cầm nắm… Á sừng ở mu bàn tay là chứng bệnh da liễu phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, phần lớn do yếu tố di truyền. Bệnh có các triệu chứng điển hình như: da khô, nứt nẻ, các lớp sừng không hoàn thiện bị bong tróc, xù xì, có thể rướm máu. Bệnh nhân có thẻ cảm thấy ngứa ngáy, đau đớn… ở nơi bị bệnh. Tình trạng bệnh sẽ nghiêm trọng hơn khi gặp thời tiết lạnh. ☛ Tham khảo thêm: Bệnh á sừng – nguyên nhân triệu chứng và cách chữa! Các bệnh lý khác Đái tháo đường Ngứa ở mu bàn tay là biểu hiện ngoài da thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường. Đường huyết tăng cao khiến cho da bị khô, đồng thời cũng tạo điều kiện cho da nhiễm nấm, vi sinh vật gây hại. Ngoài ra, tăng đường huyết cũng làm cơ thể sản sinh nhiều chất oxy hóa gây hại đến tuyến mồ hôi và mạch máu dưới da. Hậu quả là da khô, bong tróc và ngứa ngáy. Bệnh lý về gan Nếu bạn bị ngứa mu bàn tay kèm theo các triệu chứng vàng da, khô môi, khô mắt, cơ thể uể oải, nước tiểu vàng sậm… thì rất có thể đây là triệu chứng của bệnh xơ gan, ứ mật. Bạn nên đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và xử lý kịp thời. Thiếu hụt vitamin B12 Là một trong những chất quan trọng cho các quá trình chuyển hóa của cơ thể, Vitamin B12 rất cần thiết trong các phản ứng tạo hồng cầu, dây thần kinh, chuyển hóa thức ăn… Theo đó, khi lượng vitamin B12 bị thiếu hụt sẽ gây ra các tổn thương thần kinh, khiến người bệnh bị tê hoặc ngứa ở mu bàn tay, bàn chân, lòng bàn tay, bàn chân, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt ngày thường. Ngứa mua bàn tay có nguy hiểm không? Phần lớn các trường hợp ngứa mu bàn tay đều do các bệnh lý về da nên không đe dọa đến tính mạng và sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, ngứa ngáy làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, giảm hiệu suất công việc, đôi khi còn làm mất ngủ, suy nhược cơ thể… Vì vậy, khi thấy bị ngứa kéo dài không khỏi, bạn cần nhanh chóng xử lý kịp thời, đúng cách để tránh làm bệnh tiến triển nặng, bội nhiễm, sẹo, bong tróc da gây mất thẩm mỹ. Nếu ngứa do các bệnh lý về gan, tiểu đường… thì bệnh nhân cần chú ý theo dõi và thăm khám bác sĩ. Cơn ngứa sẽ tự triệt tiêu khi bệnh lý được kiểm soát. Muốn biết chi tiết hơn về bệnh ngứa mu bàn tay, bạn có thể kết nối Zalo chuyên gia TẠI ĐÂYhoặc gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được hướng dẫn, giải đáp tận tình Khi nào bệnh nhân ngứa mu bàn tay cần thăm khám gấp? Ngứa mu bàn tay thường không nguy hiểm, tuy nhiên trong những tình huống sau, bạn cần tìm đến bác sĩ để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị phù hợp: Ngứa kéo dài không rõ nguyên nhân. Ngứa có kèm theo các triệu chứng rỉ máu, mụn mủ, nguy cơ nhiễm trùng… Ngứa nhiều gây khó ngủ, suy nhược cơ thể. Ngứa dữ dội, thậm chí đau rát. Ngứa do các bệnh lý như tiểu đường, xơ gan… Cải thiện ngứa mu bàn tay bằng cách nào? Ngứa mu bàn tay vừa khó chịu, vừa làm ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh. Hiện nay, có rất nhiều cách để giải quyết tình trạng này: Giảm ngứa mu bàn tay bằng các mẹo tại nhà Ngâm bàn tay bị ngứa vào nước lá trà xanh ấm là biện pháp lành tính, đơn giản tại nhà Chườm lạnh: Chườm lạnh tác động vào đầu tận cùng của dây thần kinh cảm giác, làm dịu cơn ngứa tức thì. Bạn chỉ cần bọc một viên đá và khăn hoặc dùng túi chườm lạnh di chuyển nhẹ nhàng trên vùng da bị ngứa. Ngâm tay với các loại nước ấm: Các loại nước lá ấm như trà xanh, tía tô, trầu không, lá khế… là các mẹo trị ngứa trong dân gian rất được ưa chuộng.  20 phút ngâm nước ấm mỗi ngày vừa giúp bạn giảm ngứa an toàn, ít tác dụng phụ, vừa là biện pháp thư giãn sau một ngày làm việc mệt mỏi. Bôi mật ong: chứa các thành phần như vitamin E, B, axit amin, khoáng chất, chất chống oxy hóa giúp tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch, phục hồi hàng rào bảo vệ da, làm dịu và mềm da, tăng cường dưỡng ẩm, từ đó có thể cải thiện tình trạng ngứa da Các biện pháp tại nhà chỉ có tác dụng làm giảm ngứa tạm thời, không điều trị ngứa dứt điểm. Nhưng nhìn chung, các biện pháp này phù hợp để giảm ngứa do hầu hết các nguyên nhân. ☛ Chi tiết tham khảo: Mẹo giảm ngứa toàn thân hiệu quả Sử dụng thuốc trị ngứa mu bàn tay Một số thuốc Tây y được các bác sĩ sử dụng điều trị cho bệnh nhân ngứa mu bàn tay do bệnh lý có thể kể đến là: Thuốc bôi ngoài da Thuốc sát khuẩn, làm sạch: Giúp tiêu diệt vi sinh vật trên bề mặt da, ngăn ngừa bội nhiễm, hạn chế lây lan từ vùng da bệnh sang vùng da lành. Kem bôi dưỡng ẩm da: Thường được kê đơn khi da khô, tróc vảy. Thuốc bôi chứa Corticoid: Corticoid giúp giảm nhanh các triệu chứng viêm, ngứa nghiêm trọng khi các biện pháp khác không khắc phục được tình trạng bệnh. Thuốc kháng sinh dạng bôi: Dùng trong tình huống viêm nhiễm, mưng mủ ở mu bàn tay. Thuốc dùng đường uống Thuốc kháng Histamine: Thuốc dùng đường uống giúp giảm nhanh các triệu chứng dị ứng, viêm da ở người bệnh. Thuốc Corticoid đường uống: Thường được dùng khi triệu chứng dị ứng, ngứa ngáy, viêm da nghiêm trọng xuất hiện toàn thânhoặc đe dọa tính mạng. Thuốc kháng sinh: Được dùng khi có bội nhiễm. Tất cả các loại thuốc trên đều cần sự chỉ định bác sĩ mới được sử dụng. Khi sử dụng thuốc, bệnh nhân cần tuân thủ đúng hướng dẫn điều trị để hạn chế các tác dụng phụ do thuốc đem lại. Để được tư vấn rõ hơn về việc sử dụng thuốc, bạn có thể kết nối số Zalo 0862.241.650 hoặc gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 các chuyên gia luôn sẵn sàng giải đáp. ☛ Tham khảo chi tiết hơn: Thuốc trị mẩn ngứa tốt nhất là loại nào? Kem bôi Sodermix – điều trị triệt để các bệnh lý về da gây ngứa Khắc phục những nhược điểm của thuốc Tây y, kem bôi Sodermix là liệu pháp KHÔNG CORTICOID giúp điều trị ngứa do các bệnh lý ngoài da hàng đầu hiện nay. Kem bôi Sodermix giúp giảm nhanh các triệu chứng ngứa mu bàn tay chỉ sau 3 – 4 ngày sử dụng Hiệu quả giảm ngứa, ngăn ngừa các triệu chứng viêm da cơ địa, tổ đỉa của Sodermix đến từ SOD – một hoạt chất chống oxy hóa được chiết xuất từ trái cà chua xanh châu Âu. SOD giúp ngăn ngừa sự hình thành các gốc tự do, vốn là nguyên nhân gây viêm, ngứa, mẩn đỏ. Ngoài ra, sản phẩm còn bổ sung dầu quả bơ và dầu khoáng tự nhiên giúp các vết thương nhanh lành, tái tạo da và dưỡng da mềm mịn. Sodermix được chiết xuất hoàn toàn từ các thành phần thiên nhiên nên rất an toàn với làn da. Sản phẩm sử dụng được cho cả phụ nữ có thai, trẻ sơ sinh và cả những người có cơ địa da nhất cảm nhất. Hiệu quả giảm ngứa của Sodermix đã được chứng minh lâm sàng bởi Hiệp hội Da liễu Croatica. Kết quả của nghiên cứu cho thấy kem Sodermix có tác dụng làm trì hoãn thời gian khởi phát ngứa, giảm thời gian ngứa và mức độ ngứa ở nhóm bệnh nhân dùng Sodermix hơn rất nhiều nhóm còn lại. Để tìm mua Sodermix tại các nhà thuốc trên toàn quốc, chi tiết XEM TẠI ĐÂY Để đặt mua Sodermix giao hàng thanh toán tại nhà, vui lòng BẤM VÀO ĐÂY Lời kết Ngứa mu bàn tay không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, bạn không nên chủ quan khi thấy các triệu chứng ngứa kéo dài do đây có thể là những dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm. Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia da liễu để giảm thiểu tối đa các hậu quả do tình trạng này mang lại. Trên đây là toàn bộ thông tin về nguyên nhân và cách điều trị ngứa mu bàn tay, rất mong đem lại những thông tin hữu ích. Nếu bạn còn bất thứ thắc mắc nào, vui lòng kết nối ngay qua Zalo theo số điện thoại TẠI ĐÂYhoặc gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được các chuyên gia giải đáp. Tài liệu tham khảo: https://medlineplus.gov/itching.html https://suckhoedoisong.vn/di-ung-noi-me-day-man-ngua-man-tinh-trieu-chung-va-cach-tri-hieu-qua-169159970.htm https://www.healthline.com/health/itchy-fingers https://www.tapchidongy.org/ngua-mu-ban-tay-ban-chan.html Chia sẻ

Kem bôi SODERMIX® trị viêm da cơ địa có tốt không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

SODERMIX® (Sô-đê-míc) là dòng kem bôi được nhập nguyên hộp từ Pháp, đang được rất nhiều bệnh nhân viêm da cơ địa cũng như các chuyên gia tin dùng. Vậy SODERMIX® có tác dụng như thế nào? Dùng có tốt không và sau bao lâu có hiệu quả? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! 1. Nguồn gốc kem bôi SODERMIX®? SODERMIX® (Sô-đê-míc) dòng sản phẩm chuyên biệt cho viêm da cơ địa, chàm ngứa, tổ đỉa đến từ Pháp, được nhập khẩu và phân phối tại Việt Nam từ năm 2018 với số đăng ký: 180000325/PCBA-HN. Vì là hàng nhập khẩu nên từng lô, từng hộp SODERMIX® đều được kiểm tra và đảm bảo đáp ứng các chỉ tiêu chất lượng theo tiêu chuẩn Châu Âu trước khi trao đến tay người tiêu dùng. Giấy chứng nhận nguồn gốc sản phẩm – CO và Chứng nhận chất lượng đạt tiêu chuẩn Châu Âu – CQ của SODERMIX® Theo đánh giá của các chuyên gia thì điểm nổi bật của dòng kem bôi này chính là thành phần lành tính, an toàn và KHÔNG CHỨA CORTICOID. Sản phẩm giúp bổ sung Enzyme Superoxide Dismutase (SOD) – chiết xuất từ trái cà chua xanh châu Âu giúp: Hỗ trợ chống viêm, giảm ngứa, giảm mẩn đỏ ở những người bị viêm da cơ địa, chàm sữa, tổ đỉa, ngứa mẩn đỏ,... Giúp tái tạo tế bào da, tạo 1 màng bảo vệ ngoài da từ đó sẽ tránh được tác động bởi các tổn hại đến từ môi trường bên ngoài. Hỗ trợ ngăn ngừa và hạn chế tái phát bệnh một cách an toàn và hiệu quả Ngoài ra, với bộ đôi dầu trái bơ và dầu khoáng tự nhiên, SODERMIX® còn có tác dụng dưỡng ẩm, sáng da và giảm sần sùi, bong tróc hiệu quả. Giảm viêm, giảm ngứa, dưỡng ẩm, khôi phục vùng da bị tổn thương chính là những mũi nhọn SODERMIX® và đem lại hiệu quả     Để tìm nhà thuốc gần nhất bán SODERMIX®, bạn xem TẠI ĐÂY Để đặt mua SODERMIX® (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY 2. Kem bôi SODERMIX® – Giải pháp toàn diện cho viêm da cơ địa, chàm ngứa, tổ đỉa SODERMIX® dòng kem bôi chuyên biệt cho viêm da cơ địa, chàm ngứa, tổ đỉa của Pháp. Đây là sản phẩm có chứa enzyme SOD được chiết xuất từ trái cà chua xanh châu Âu. SODERMIX® được nghiên cứu, sản xuất từ năm 2012 và đã được phân phối tại hơn 100 quốc gia trên thế giới. Sau khi được nhập khẩu nguyên hộp về Việt Nam, kem bôi SODERMIX® nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của các chuyên gia vì hiệu quả trong 3 tiêu chí:  Không chứa Corticoid Hỗ trợ giúp giảm ngứa, mẩn đỏ, mụn nước, khô da, bong tróc Làm mềm da và giúp tái tạo vùng da bị tổn thương, hỗ trợ ngăn ngừa tái phát hiệu quả SODERMIX® sử dụng tốt cho các trường hợp bị: viêm da cơ địa, chàm ngứa, eczema, tổ đỉa, á sừng hoặc các tình trạng sẩn ngứa, nổi mẩn đỏ do dị ứng. 3. Sử dụng kem bôi SODERMIX® sau bao lâu thì hiệu quả? Chắc hẳn, bây giờ bạn sẽ thắc mắc: “Sản phẩm kem bôi SODERMIX® tốt như vậy thì cần sử dụng trong thời gian bao lâu thì mới có kết quả?” đúng không nào? Vậy thì chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn ngay sau đây. Bởi thành phần kem từ tự nhiên, KHÔNG CORTICOID nên tác dụng của SODERMIX® sẽ không nhanh như dùng thuốc. Thời gian tác dụng tùy thuộc cơ địa mỗi người. Tuy nhiên, hầu hết người dùng được ghi nhận hiệu quả theo thời gian sử dụng như sau: Sau 2-3 ngày đầu: Da mềm và dịu hơn, ngứa thuyên giảm. Sau 1 tuần: Gần như giảm hẳn cảm giác ngứa ngáy, từ đó không phải cào gãi thường xuyên, nhất là về ban đêm. Sau 2-3 tuần: Giảm tình trạng da khô, bong tróc, các vết nứt nẻ mau chóng lành miệng. Sau 2-3 tháng: Tái tạo vùng da bị tổn thương, da trở lại trạng thái bình thường. SODERMIX® còn tạo thành lớp màng bảo vệ bên ngoài và giúp tránh tái phát viêm da hiệu quả. Hoàn lại 100% tiền nếu không giảm ngứa và phục hồi da sau một liệu trình Được nhập nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp, với hơn 10 năm có mặt trên thị trường, SODERMIX® vô cùng tự tin với chất lượng sản phẩm. Để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho khách hàng, SODERMIX® cam kết sẽ hoàn lại 100% tiền nếu không giảm nhanh ngứa ngay trong tuần đầu sử dụng và phục hồi da sau một liệu trình. Thời gian đăng ký: Từ 00:00 ngày 30/11/2023 đến 23:59 ngày 31/05/2024 Cách thức đăng ký tham gia chương trình: Bước 1: Cá nhân gọi điện đến tổng đài miễn cước 1800.6225 để được hướng dẫn cụ thể và đăng ký tham gia chương trình Bước 2: Khách hàng gửi ảnh chụp vùng da bị tổn thương cho Dược sĩ chuyên môn phụ trách. Yêu cầu ảnh chụp rõ nét, rõ kích thước và vị trí. Bước 3: Sử dụng SODERMIX® theo liệu trình được hướng dẫn.  Lưu ý: Quý khách cần áp dụng liệu trình liên tục không ngắt quãng trong 2 tháng và sẽ được tư vấn cụ thể theo tình trạng da của mỗi người. Để biết thêm chi tiết và đăng ký tham gia chương trình, Quý khách vui lòng gọi đến tổng đài miễn cước 1800.6225 Thông tin chương trình xem TẠI ĐÂY Chuyên gia và khách hàng nói gì về SODERMIX®? Tại Việt Nam, SODERMIX® được nhập khẩu và phân phối rộng rãi từ năm 2018 tại các bệnh viện lớn như Bệnh viện Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Da Liễu, Bệnh viện 108… và nhận được rất nhiều sự ủng hộ và đón nhận của các dược sĩ cũng như những người bị viêm da cơ địa, chàm ngứa. Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Đăng Quyết - Nguyên Trưởng khoa Da liễu Bệnh viện Quân Y 103 đánh giá: “SODERMIX® là một loại kem bôi được sản xuất ở Pháp, có chứa enzym SOD và các chất dưỡng da, làm ẩm da nguồn gốc tự nhiên. Đây là một loại kem được khẳng định là không có Corticoid. Do đó, khi dùng trong viêm da cơ địa chúng ta có thể dùng dài ngày và yên tâm không có tác dụng phụ. SODERMIX® dùng được không những cho người lớn và cả trẻ em, dùng được cho cả những vùng da mỏng” Bác Sỹ Chuyên khoa II Da liễu Trần Thị Thanh Nho - Nguyên Bác sĩ BV Hữu nghị Việt - Xô chia sẻ sau khi trực tiếp sử dụng cho bệnh nhân: “SODERMIX® là sản phẩm có hiệu quả và đáp ứng tốt với người viêm da cơ địa, chỉ cần sau khoảng vài ngày là thấy giảm triệu chứng.” Tiếp theo, bạn hãy lắng nghe ý kiến của những người đã sử dụng kem bôi SODERMIX® nhé! Chương trình Hành trình hy vọng của Đài truyền hình VTV1 thực hiện phóng sự về cô Nguyễn Thị Lương (Thôn Đồng Lư, Xã Đồng Quan, Huyện Quốc Oai, Hà Nội). Cô Lương là một công nhân vệ sinh trong trung tâm thương mại tại Hà Nội nên thường xuyên phải tiếp xúc với chất tẩy rửa và xà phòng khiến cho 2 bàn tay cô bị viêm da, bong tróc. Mặc dù luôn đi găng tay khi làm việc nhưng tay cô bị lột da thành từng mảng, nứt dọc các đốt ngón tay và chảy máu làm cho công việc của cô bị gián đoạn. Sau khi tham gia chương trình, được thăm khám tại chuyên khoa Da liễu và sử dụng kem bôi SODERMIX®. Sau vài tuần, bàn tay cô đã giảm hẳn viêm ngứa, đau rát và làm việc trở lại bình thường. Cô Lái – một giáo viên về hưu đã sống chung với căn bệnh viêm da cơ địa ở cả chân và tay trong hơn 2 năm. Cô chia sẻ, trong suốt thời gian bị bệnh ấy, da ở lòng bàn tay của cô liên tục bị bong tróc, lòng bàn tay nứt ngang nứt dọc đến toạc cả máu. Mọi công việc trong gia đình đều do chú phụ giúp hết. Vào một hôm tình cờ chú Vĩnh – chồng của cô nghe thông tin trên Đài tiếng nói Việt Nam VOV1 về sản phẩm SODERMIX® thì đã đặt mua dùng ngay. Với tuýp SODERMIX® đầu, cô đã thấy da mềm hẳn, giảm ngứa, miệng vết nứt lành dần và không còn sần sùi, tróc lột da như trức nữa. Mấy tuần sau, tay chân cô Lái đã nhẵn nhụi, mịn màng trở lại. Để tìm nhà thuốc gần nhất bán SODERMIX®, bạn xem TẠI ĐÂY Để đặt mua SODERMIX® (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY 4. Cách sử dụng SODERMIX® như thế nào để hiệu quả nhất? Bởi thành phần kem từ tự nhiên, hoàn toàn không chứa Corticoid, nên tác dụng của SODERMIX® sẽ không nhanh như dùng thuốc. Người dùng sẽ cảm nhận hiệu quả ngay giảm ngứa, bong tróc từ tuần đầu sử dụng. Sử dụng đều đặn 3 lần mỗi ngày để kem bôi SODERMIX® có hiệu quả giảm viêm ngứa nhanh nhất Để SODERMIX® phát huy được tác dụng nhanh và hiệu quả nhất, người bị viêm da cơ địa cần sử dụng theo các bước sau: Bước 1: Vệ sinh sạch và thấm khô vùng viêm da bị ngứa, khô bong, nứt nẻ, mụn nước. Bước 2: Lấy một lượng kem vừa đủ lên đầu ngón tay, chấm vào các vùng da tổn thương và xoa đều tạo 1 lớp mỏng (không nhìn thấy lớp kem trắng trên da là được). Bước 3: Chờ 30 giây cho kem thẩm thấu hết. Bước 4: Sử dụng đều đặn 3 lần mỗi ngày vào sáng, trưa, tối để giảm nhanh ngứa, khô da, bong tróc, nứt nẻ, mụn nước.  Bước 5: Sau khi triệu chứng giảm hẳn, bạn nên tiếp tục sử dụng đủ liệu trình từ 2-3 tháng để da hồi phục hoàn toàn và phòng ngừa tái phát. Để tìm nhà thuốc gần nhất bán SODERMIX®, bạn xem TẠI ĐÂY Lưu ý trong quá trình sử dụng: Làn da của người bị chàm ngứa, viêm da cơ địa, tổ đỉa rất nhạy cảm. Vì vậy cần hạn chế tiếp xúc vùng da bị tổn thương với chất tẩy rửa, hóa chất, nhiệt độ quá cao (nước nóng) cũng như kiêng ăn các món dễ kích thích tái phát viêm da (nhộng, thịt gà, thịt bò, tôm và các loại hải sản khác…) Trong SODERMIX® đã có dầu trái bơ và dầu khoáng để dưỡng ẩm, làm mềm da. Nhưng với các trường hợp da quá khô, bong tróc, nứt nẻ nhiều, bạn có thể dùng thêm kem dưỡng ẩm (như Vaseline, Vitamin E…) sau khi bôi SODERMIX® 30 phút để tăng hiệu quả. Tác dụng của sản phẩm sẽ tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người Đặc biệt, SODERMIX® cam kết sẽ hoàn lại 100% tiền nếu không giảm nhanh ngứa ngay trong tuần đầu sử dụng và phục hồi da sau một liệu trình. Mua SODERMIX® ở đâu? Để tìm mua sản phẩm, quý khách hàng có thể lựa chọn 1 trong 3 cách sau: Cách 1: Truy cập vào đường link này để tìm nhà thuốc gần nhất bán SODERMIX® Cách 2: Đặt mua hàng online, Giao hàng – Thanh toán tại nhà Cách 3: Gọi điện đến tổng đài miễn cước 1800.6225 để được các dược sĩ hỗ trợ. Lưu ý: Kem bôi SODERMIX® được phân loại là thiết bị y tế (không phải mỹ phẩm). Thông tin chi tiết xem tại đây: Bản phân loại trang thiết bị y tế và Bản công bố tiêu chuẩn áp dụng của trang thiết bị y tế Viêm da cơ địa là bệnh lý mạn tính, hay tái phát nên để được tư vấn tốt nhất, bạn hãy gọi ngay đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 hoặc nhà thuốc gần nhất bán SODERMIX® để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhất!

Bệnh lý nào là nguyên nhân gây ngứa da đầu?

Ngứa da đầu là tình trạng mà bất cứ ai cũng từng gặp phải. Mọi người thường lầm tưởng gàu là thủ phạm gây ra những cơn ngứa và tìm kiếm mọi cách trị gàu. Thế nhưng, ngứa da đầu cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác về bệnh lý. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về các nguyên nhân bệnh lý gây ngứa da đầu. Cùng theo dõi nhé! Mục lụcNgứa da đầu là gì?9+ bệnh lý là nguyên nhân gây ngứa da đầuViêm nang lôngDị ứngVi sinh vật kí sinhViêm da tiết bãVảy nếnChàmÁ sừngUng thư daBệnh lý liên quan khácDấu hiệu ngứa da đầu do bệnh lýNgứa da đầu có nguy hiểm không? Khi nào cần thăm khám gấp?Kem bôi Sodermix – trị triệt để ngứa da đầu do các bệnh lý da liễu Ngứa da đầu là gì? Ngứa da đầu là hiện tượng tác nhân gây ngứa kích thích lên vùng da đầu, gây cảm giác khó chịu, bứt rứt khiến cơ thể sinh ra phản xạ gãi, cọ xát để làm giảm tình trạng ngứa. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra ngứa da đầu. Phần lớn tình trạng ngứa xảy ra do gàu – là lớp tế bào da đầu chết đi bong ra gây ngứa. Ngoài ra, ngứa da đầu còn do bạn buộc tóc quá chặt, dùng dầu gội chưa hợp lý làm các sợi tóc, nang tóc chịu ảnh hưởng lớn gây ngứa. Ở trẻ nhỏ và một bộ phận nhỏ người trưởng thành còn có thể gặp tình trạng ngứa do kí sinh trùng gây ra như nấm, chấy… Ngứa da đầu gây bứt rứt, khó chịu, đôi khi có kèm theo rụng tóc khiến rất nhiều người lo lắng Nhìn chung, ngứa da đầu không gây nguy hiểm đến tính mạng. Nó chỉ gây khó chịu trong một thời gian ngắn và sẽ tự hết khi các tác nhân gây ngứa được loại trừ. Nhưng trong một số trường hợp, ngứa da đầu lại có nguyên nhân do các bệnh lý gây ra. 9+ bệnh lý là nguyên nhân gây ngứa da đầu Viêm nang lông Viêm nang lông là tình trạng nhiễm trùng các nang lông, xảy ra do các vi khuẩn, vi nấm kí sinh, gây độc với nang lông. Tình trạng này có thể xảy ra tại bất kì vị trí nào trên cơ thể có lông và tóc mọc, bao gồm cả da đầu. Viêm nang lông có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất ở lứa tuổi 20 – 40 tuổi. Viêm nang lông gây ra các mụn nhỏ và ngứa dưới chân tóc, lâu dài có thể gây ra tình trạng suy nhược thần kinh, mất ngủ và stress. Đôi khi, tình trạng rụng tóc tạm thời cũng có thể xảy ra. Tóc sẽ mọc trở lại khi tình trạng bệnh được kiểm soát, tuy vậy, trong một số trường hợp đặc biệt, viêm nang lông có thể làm tóc rụng vĩnh viễn. Bệnh viêm nang lông có triệu chứng thầm lặng, khó phát hiện nên thường hay bị bỏ qua Khi bị ngứa do viêm nang lông, một số bệnh nhân có phản ứng gãi rất mạnh tay, khiến da đầu bị tổn thương. Hậu quả xảy ra là tình trạng nhiễm khuẩn thứ phát, chốc lở, nổi hạch đầu rất nguy hiểm với sức khỏe người bệnh. Dị ứng Dị ứng là nguyên nhân gây ra rất nhiều tình trạng ngứa khác nhau, trong đó có ngứa da đầu. Trong trường hợp này, tác nhân gây ngứa thường do dị ứng với hóa chất như dầu gội đầu, mĩ phẩm, thuốc nhuộm tóc… Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí ISRN Dermatology, người ta đã phát hiện có tới 1% người bị dị ứng với Paraphenylene diamine (PPD) – một thành phần thường gặp trong các thuốc nhuộm tóc. PPD gây ra các phản ứng dị ứng như: ngứa ngáy, nổi mề đay, đau rát da đầu… Ngoài ra, các tác nhân như: bụi, vết cắn của côn trùng… cũng có thể làm da đầu bị dị ứng và gây ngứa. ☛ Tham khảo thêm: Dị ứng triệu chứng và cách trị Vi sinh vật kí sinh Nấm, chấy rận… là các vi sinh vật kí sinh trên da đầu có thể gây nên tình trạng ngứa ngáy nghiêm trọng. Chấy rận Chấy thường gặp nhiều hơn ở lứa tuổi từ 3 – 11 tuổi. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật CDC (Hoa Kỳ) đã ước tính, mỗi năm tại Mỹ có đến 12 triệu trẻ em có chấy trên da đầu. Chấy thuộc loài động vật ký sinh trùng, có kích thước nhỏ. Chúng hút máu để tồn tại nên có thể làm bệnh nhân đau, ngứa dữ dội kèm theo mẩn đỏ. Chấy có thể lây truyền từ người sang người qua đường tiếp xúc với quần áo có chấy rận, trứng chấy rận, hoặc từ tóc người này sang người khác. Nấm da đầu Nấm da đầu là bệnh lý nhiễm trùng do sự xâm nhập, phát triển vá kí sinh của bào tử nấm trên sợi tóc, gây ngứa dữ dội, gãy đôi sợi tóc, rụng tóc. Nấm da đầu xảy ra ở mọi lứa tuổi, thường do thói quen để tóc ẩm khi đi ngủ, khi buộc tóc… tạo điều kiện cho bào tử nấm sinh sôi , nảy nở. Nấm da đầu có khả năng lây lan cao, khi phát bệnh thường gây ngứa kèm theo tình trạng phát ban, tróc vảy khô, nổi các chấm đen trên da đầu. Viêm da tiết bã Viêm da tiết bã còn được gọi là viêm da dầu là một bệnh lý viêm da mạn tính, xảy ra ở các vùng da tiết nhiều dầu như nếp mũi má, chân mày và cả da đầu. Bệnh do các tuyến dầu dưới da bị khô hoặc rối loạn tiết bã nhờn, làm cho da khô và bong ra, nổi lên các mảng đỏ tróc vảy. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, không lây nhiễm, không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tuy vậy, các triệu chứng bệnh dai dẳng, kéo dài, làm ảnh hưởng đến ngoại hình và khiến người mắc khó chịu, nhất là đối tượng trẻ em. Đồng thời, viêm da tiết bã đòi hỏi bệnh nhân điều trị lâu dài, kiên trì, lặp đi lặp lại nhiều lần. ☛ Tìm hiểu chi tiết trong bài: Viêm da tiết bã là gì? Vảy nến Vảy nến hình thành do các tế bào bạch cầu lympho T tấn công nhầm lẫn vào các tế bào da lành Hiện nay, người ta đã thống kê có đến 2 triệu người Việt Nam mắc bệnh vảy nến – một trong số các bệnh tự miễn về da thường gặp. Theo một nghiên cứu của Tổ chức bệnh vảy nến Quốc gia Hoa Kì, 50% tổng số người mắc bệnh này sẽ tiến triển thành bệnh vẩy nến da đầu. Khi mắc vảy nến da đầu, da bị dầy sừng, bong tróc bất thường. Các vảy trắng này khiến người bệnh cảm thấy ngứa nhiều, thậm chí nhức da đầu, nhất là khu vực đỉnh đầu, sau gáy, viền quanh các mép tóc. Đi kèm theo nó là tình trạng khô xơ, rụng tóc. Chàm Chàm da đầu là tình trạng xảy ra do quá trình tiết bã nhờn của tuyến dầu bị rối loạn, gây ra triệu chứng ngứa và hình thành các mảng giống gàu trên da đầu. Tình trạng này thường xuất hiện bất chợt, mặc dù không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng lại có thể dẽ dàng kiểm soát các triệu chứng của bệnh. Có nhiều nguyên nhân gây nên chàm da đầu như: thời tiết, nội tiết tố thay đổi, sử dụng thuốc, chất kích thích… Một trong số đó là loại nấm da đầu – Malassezia furfur gây bệnh cơ hội. Khi da đầu giảm tiết nhờn, chúng sẽ tấn công tế bào da ngoài cùng, phân giải tạo các acid béo gây nên các triệu chứng ngứa da dầu ở rất nhiều bệnh nhân chàm da đầu. ☛ Tham khảo hiểu chi tiết trong bài: Chàm da đầu chữa thế nào? Á sừng Hình ảnh minh họa về bệnh á sừng gây ngứa da đầu Á sừng thuộc nhóm các bệnh lý viêm da cơ địa, là hiện tượng lớp sừng trên bề mặt da chưa chuyển hóa hoàn toàn, còn sót lại phần nhân và nguyên sinh của tế bào. Á sừng gây các triệu chứng như bong, tróc da gây cảm giác ngứa ngáy dữ dội. Mặc dù không phải căn bệnh nguy hiểm nhưng á sừng và các triệu chứng của nó gây ra rất nhiều phiền toái và ảnh hưởng đến sức khỏe, làm giảm chất lượng cuộc sống người bệnh. Bên cạnh đó, việc điều trị không kịp thời khiến bệnh lây lan nhanh, khó kiểm soát và dẫn tới các biến chứng nguy hiểm. ☛ Tham khảo thêm: Bệnh á sừng – nguyên nhân triệu chứng và cách chữa! Ung thư da Ung thư da là nguyên nhân gây ngứa da đầu nghiêm trọng nhất và đặc biệt nguy hiểm với sức khỏe do lớp da ở đầu mỏng, chứa nhiều dây thần kinh quan trọng. Bệnh lý này xảy ra do nhiều nguyên nhân như: tiếp xúc trực tiếp với tia UV, lạm dụng hóa chất, thuốc nhuộm tóc, nguyên nhân di truyền… Bệnh lý liên quan khác Một số bệnh lý khác cũng có thể dẫn tới ung thư da như: Đái tháo đường: Là một bệnh lý nội tiết, đái tháo đường làm thay đổi thành phần máu, lượng máu nuôi dưỡng da đầu và làm rối loạn quá trình bài tiết dầu, mồ hôi của các tuyến dưới da gây ngứa. Zona thần kinh: Các mảng mụn nước do bệnh Zona mọc ở da đầu gây ngứa, thậm chí đau nhức, khó chịu cho người bệnh. Dấu hiệu ngứa da đầu do bệnh lý Ngứa da đầu là một hiện tượng sinh lý thông thường ai cũng từng gặp. Vậy phải làm sao biết tình trạng ngứa da đầu bạn đang gặp có phải do nguyên nhân bệnh lý hay không? Bạn có thể tham khảo các dấu hiệu ngứa da dầu do bệnh lý dưới đây: Ngứa dữ dội, kèm theo nổi mẩn đỏ, mề đay, mụn nước trên da đầu. Xuất hiện các chấm trắng trên tóc hoặc các mảng da đỏ tróc vảy trắng nổi ở dưới chân tóc. Đau, rát, nhức nhối ở da đầu. Ngứa ngáy kèm theo rụng tóc với lượng lớn bất thường. Khi bác sĩ phát hiện các dấu hiệu bất thường khi thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng. Ngứa da đầu có nguy hiểm không? Khi nào cần thăm khám gấp? Hầu hết các trường hợp ngứa da dầu đều không gây nguy hiểm đến tính mạng. Triệu chứng ngứa sẽ tự hết khi nguyên nhân bệnh lý được kiểm soát. Tuy nhiên, tùy vào những bệnh lý bạn mắc phải và biến chứng của bệnh gây ra mà bạn cần đến sự giúp đỡ của các chuyên gia y tế. Khi gặp các triệu chứng sau, bạn nên đi khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ: Ngứa nhiều, ngứa liên tục làm gián đoạn giấc ngủ và ảnh hưởng nghiêm trọng sinh hoạt thường ngày. Ngứa kèm theo nóng rát, đau nhức da đầu. Xuất hiện các mảng vảy, chấm đen, trắng bất thường ở chân tóc. Rụng tóc thành đám hoặc bạn thấy tóc mỏng bất thường. Tùy vào từng bệnh, các giai đoạn của bệnh và sức khỏe hiện tại của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có phương hướng điều trị ngứa da đầu phù hợp nhất Kem bôi Sodermix – trị triệt để ngứa da đầu do các bệnh lý da liễu Kem bôi Sodermix là dòng kem bôi được nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp, đang được sử dụng rất nhiều trong điều trị các bệnh lý ngoài da gây ngứa. Sodermix giúp giảm nhanh tình trạng ngứa da đầu sau 3 – 4 ngày sử dụng Sodermix là sản phẩm đầu tiên và duy nhất trên thị trường hiện nay có chứa enzym SOD được chiết xuất từ trái cà chua xanh châu Âu. Đây là hoạt chất tự nhiên có tính chất chống oxy hóa mạnh nhất và đặc hiệu nhất trong cơ thể. SOD giúp trung hòa các gốc tự do và chặn đứng tình trạng ngứa da dầu, nổi mẩn đỏ, mụn nước. Ngoài ra, Sodermix còn chứa bộ đôi dầu trái bơ và dầu khoáng tự nhiên giúp giảm bong tróc da đầu, dưỡng ẩm cho da đầu và tóc, tái tạo vùng da bị tổn thương, giúp cả da đầu và tóc khỏe mạnh. Thử nghiệm lâm sàng về hiệu quả điều trị bệnh lý viêm da cơ địa và vảy nến của kem Sodermix đã được thực hiện tại Ukraina. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỉ lệ số bệnh nhân khỏi bệnh lên đến 93% sau 3 tuần sử dụng kem Sodermix. Ngoài ra, một thử nghiệm lâm sàng khác về hiệu quả giảm ngứa của Sodermix được đăng trên tạp chí chính thức của Hiệp hội da liễu Croatica cho thấy khả năng trì hoãn cơn ngứa, giảm thời gian ngứa và mức độ ngứa hiệu quả. Sodermix dùng hiệu quả cho các trường hợp ngứa da đầu do dị ứng, chàm, vảy nến, á sừng,…. Để tìm mua Sodermix tại các nhà thuốc trên toàn quốc, chi tiết XEM TẠI ĐÂY Để đặt mua Sodermix giao hàng thanh toán tại nhà, vui lòng BẤM VÀO ĐÂY Lời kết: Trên đây là toàn bộ thông tin về những nguyên nhân gây ngứa da đầu. Rất mong đem đến cho bạn những thông tin hữu ích. Nếu nhận thấy bất kì vấn đề nào về sức khỏe cũng như bất thường về tình trạng ngứa da đầu mà bạn gặp phải, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán, điều trị kịp thời, tránh những hậu quả không đáng có. Tài liệu tham khảo: https://medlineplus.gov/psoriasis.html https://www.healthline.com/health/itchy-scalp https://laodong.vn/suc-khoe/5-nguyen-nhan-pho-bien-khien-da-dau-bi-ngua-920368.ldo https://suckhoedoisong.vn/tim-nguyen-nhan-ngua-da-dau-169154841.htm http://soytethainguyen.gov.vn/y-hoc-thuong-thuc/-/asset_publisher/XQT17zvLF0Iw/content/benh-vay-nen-la-gi-nguyen-nhan-trieu-chung-cach-chua-tri https://syt.bacgiang.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc/-/asset_publisher/6CWBO9WiZqsQ/content/viem-da-tiet-ba-nguyen-nhan-trieu-chung-dau-hieu-thuong-gap Chia sẻ

Ngứa ngón chân tay - Đơn giản nhưng đừng xem thường

Ngứa ngón chân tay tưởng chừng như đơn giản nhưng lại khiến bạn khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày, thậm chí có thể báo hiệu tình trạng suy yếu của cơ thể. Nếu bạn đang đau đầu tìm kiếm nguyên nhân, cách chữa trị và những thông tin liên quan thì hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé! Mục lụcNgứa ngón chân tay là hiện tượng gì?Nguyên nhân gây ngứa ngón chân tayNgứa đầu ngón chân tay do viêm da tiếp xúcChàm gây ngứa tại vùng ngón chân tay bị bệnhBệnh cước gây ngứa toàn chânNấm gây ngứa kẽ ngón chân tay, kẽ móngGhẻ nước gây ngứa kẽ ngón chân tayNgứa do tổ đỉa tại rìa ngón chân tayVảy nến khiến vừa ngứa vừa bong tróc daNguyên nhân khácNgứa ngón chân tay có nguy hiểm không? Có tự khỏi không?Khi nào cần đi khám bác sĩ?Điều trị ngứa ngón chân tay như thế nào?Giảm ngứa hiệu quả tại nhàĐiều trị ngứa ngón chân tay bằng thuốcSodermix – Giải pháp cho các bệnh ngoài da Ngứa ngón chân tay là hiện tượng gì? Tình trạng này có thể xuất hiện ở bất cứ độ tuổi, giới tính nào, đôi khi đây là sự báo hiệu đối với một bệnh lý nguy hiểm nào đó. Thế nhưng, phần lớn lại không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Ngứa ngón chân hoặc tay khiến cơ thể khó chịu, có lúc kèm theo nhói đau nhẹ làm cho người bệnh bị sao nhãng, mất tập trung, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc. Ngứa ngón chân khiến cơ thể khó chịu, mất tập trung. Một số tình trạng khác có thể kèm theo như: Nổi mẩn đỏ, da nứt nẻ, chảy máu, bong tróc vảy, thâm sạm. Các mụn nhỏ li ti, mụn vỡ tạo dịch nhầy khiến ngứa nhiều hơn. Hiếm gặp nhưng một số trường hợp có cảm giác bị kiến bò, tê nhẹ. Nguyên nhân gây ngứa ngón chân tay Có nhiều lý do khác nhau gây ra tình trạng này, nhưng thường thấy nhất là một số nguyên nhân sau: Ngứa đầu ngón chân tay do viêm da tiếp xúc Đây là tình trạng các tổn thương trên da phát triển khi bạn bị kích ứng hoặc dị ứng bởi một tác nhân bên ngoài mà da bạn chạm phải. Bệnh thường không hết hoàn toàn, dễ tái phát khi gặp thời tiết hanh khô hoặc nắng nóng. Ngứa còn kèm theo các biểu hiện như: Đỏ, sưng đau các ngón chân, ngón tay. Da có lớp vảy sừng, khô, bong tróc. Nổi các nốt sần, mụn đỏ. Nếu ngứa ở chân, có thể do da tiếp xúc với giày. Một số vật liệu hoặc hóa chất dễ gây dị ứng có trong giày dép, phổ biến nhất phải kể đến như cao su, nhựa, keo dán… ☛ Tìm hiểu chi tiết hơn: Bệnh viêm da tiếp xúc là gì? Chàm gây ngứa tại vùng ngón chân tay bị bệnh Chàm hay còn có tên gọi là viêm da cơ địa xảy ra khi khả năng bảo vệ của da bị suy yếu, làm xuất hiện các vết sần đỏ, mụn nước, ngứa ngáy khi tiếp xúc với các tác nhân gây hại từ môi trường. Thường lặp đi lặp lại trên một vùng da khiến da trở nên sần sùi, thâm. Bệnh này có thể xuất hiện ở bất cứ đâu, trong đó có cả ở các vị trí như ngón tay, ngón chân, kẽ tay, kẽ chân,..Ảnh hưởng đến thẩm mỹ và cuộc sống sinh hoạt thường ngày. ☛ Tham khảo đầy đủ tại: Chàm và những điều cần biết  Bệnh cước gây ngứa toàn chân Bệnh này phát triển mạnh mẽ vào mùa đông, khi độ ẩm trong không khí giảm mạnh, chân tay bị lạnh do thói quen thiếu giữ ấm, đặt biệt ở những người lao động tay chân nhiều. Cước thường xuất hiện vào mùa đông khi không giữ ấm các đầu ngón chân tay. Ngứa kèm theo sưng tấy đỏ, đau rát rất khó chịu, bị nứt nẻ, chảy máu. Người bệnh hay gãi mạnh, làm da bị trầy xước, nhưng triệu chứng lại không giảm đi. Nấm gây ngứa kẽ ngón chân tay, kẽ móng Nấm chân, tay hay xuất hiện tại các vị trí ít được quan tâm trong vấn đề vệ sinh như tại các khe, kẽ móng. Nguyên nhân thường thấy là do vấn đề về vệ sinh kém, đặc biệt do thời tiết ẩm ướt, chân bị bí khi mang giày chật, mồ hôi không thoát ra được. Người mắc bệnh tiểu đường hoặc người bị suy giảm miễn dịch cũng có thể bị nhiễm nấm. Ngứa do nấm hay đi kèm với đỏ da, có các phấn trắng rơi ra khi gãi, không được chăm sóc và điều trị đúng cách về lâu dài có thể lan sang các vùng da lành bên cạnh. Ghẻ nước gây ngứa kẽ ngón chân tay Ghẻ thường phát triển tại vị trí các kẽ ngón. Cơn ngứa do ghẻ cực kỳ khó chịu và chủ yếu ngứa vào ban đêm, thời điểm này ghẻ cái tìm ghẻ đực, đào hang và đẻ trứng. Ghẻ ngón chân tạo ra các mụn nước và gây ngứa. Nguyên nhân là do người bệnh thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm như bùn đất, nước bẩn, tạo điều kiện cho chúng chui vào da. Ghẻ cũng có thể lây giữa người với người, dùng chung chăn, gối, khăn với người nhiễm trước đó. Điều trị ghẻ cần sử dụng thuốc đặc trị mới có thể hết hoàn toàn. Ngứa do tổ đỉa tại rìa ngón chân tay Tổ đỉa thường xuất hiện với các triệu chứng điển hình như các mụn nước nhỏ, phồng rộp, có thể mọc thành từng cụm. Cảm giác ngứa ngáy kèm theo tuy không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng rất dai dẳng, khó chịu. Quá trình điều trị lâu dài, dễ dàng tái phát trở lại nếu gặp điều kiện thuận lợi. Xuất hiện nhiều tại rìa các ngón chân, ngón tay. Đối tượng dễ mắc phải nhất là những người thường xuyên tiếp xúc trong môi trường hóa chất, tiền sử dị ứng… ☛ Chi tiết trong bài: Tổ đỉa là bệnh gì? Vảy nến khiến vừa ngứa vừa bong tróc da Khi các tế bào mới tăng sinh quá mức, gấp 10 lần so với bình thường, các tế bào cũ bị tích tụ tạo thành các vảy kèm theo ngứa, viêm. Bùng phát trên bất kỳ vùng da nào, trong đó có tại các ngón tay, ngón chân, thường do stress, nhiễm trùng da,…đôi khi không rõ nguyên nhân cụ thể. Ngứa lúc vảy nến chiếm khoảng 70 – 90%, không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Nếu không được điều trị đúng cách, một số biến chứng có thể xảy đến như: viêm khớp, tăng nguy cơ mắc đái tháo đường, suy thận,… Nguyên nhân khác Ngoài ra, ngứa ngón chân tay còn có thể là triệu chứng một số tình trạng sau: Côn trùng cắn: Một số loài côn trùng cắn khiến da tại vị trí cắn ngứa như muỗi, kiến,… Thời tiết: Thời tiết thất thường, quá nóng hoặc quá lạnh khiến da bị suy yếu. Dị ứng hóa chất: Kem chống nắng, chân giẫm phải bùn đất,…làm da nhạy cảm. Bệnh lý mãn tính: gan, thận hay tiểu đường cũng có thể khiến các cơn ngứa xảy ra không chỉ ở ngón chân tay mà khắp cơ thể Ngứa ngón chân tay có nguy hiểm không? Có tự khỏi không? Tình trạng này phần lớn đều không gây nguy hiểm đối với cơ thể, tuy nhiên nếu ngứa kèm nhiễm trùng da, ngứa không rõ nguyên nhân…có thể tiềm ẩn nguy cơ đối với sức khỏe. Ngứa ngón tay là tình trạng phổ biến ai cũng từng trải qua. Một số rắc rối làm bạn khó chịu khi ngứa như: Ngứa vào ban đêm làm mất ngủ. Mất tập trung khi làm việc và học tập, tự ti trong giao tiếp. Khi gãi làm cho da bị trầy, dễ nhiễm trùng. Trường hợp nặng có thể để lại sẹo. Quá trình gãi khi ngứa có thể làm bong tróc da, gây mất thẩm mỹ. Nếu do các vấn đề về gan – thận hoặc do bệnh tiểu đường,…thì người bệnh cần đặc biệt chú ý theo dõi. Liên hệ bác sĩ chuyên môn để được thăm khám kịp thời. Cần loại bỏ nguyên nhân gây ngứa mới có thể khiến triệu chứng khỏi hoàn toàn được, trừ một số trường hợp ngứa rất nhẹ như do muỗi cắn. Ví dụ như khi viêm da tiếp xúc, bạn cần phải điều trị bằng thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ thì tình trạng này mới dần được cải thiện, ngứa sẽ được thuyên giảm. Khi nào cần đi khám bác sĩ? Cần gặp bác sĩ để được hỗ trợ và điều trị tránh gây ảnh hưởng đến cuộc sống thường nhật. Nếu bạn gặp phải một số vấn đề dưới đây khi ngứa, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được điều trị tốt nhất như: Da bị rách, trầy xước nhiều do gãi, da rỉ máu, sưng lên, có nguy cơ nhiễm trùng. Ngứa nhiều, gây khó ngủ, mất tập trung trong công việc dù đã thử qua một số biện pháp giảm ngứa tại nhà. Ngứa không rõ nguyên nhân và kéo dài. Việc lo lắng kéo dài có thể khiến cuộc sống bạn bị ảnh hưởng. Vì vậy đừng ngại ngùng khi trả lời các câu hỏi của bác sĩ trong quá trình thăm khám. Điều trị ngứa ngón chân tay như thế nào? Dưới đây là các cách giảm ngứa hiệu quả bạn có thể tham khảo tại nhà, tuy nhiên trong một số trường hợp vẫn cần có sự tư vấn từ bác sĩ để phù hợp với nguyên nhân thực sự gây ra tình trạng ngứa. Ví dụ, nếu bạn bị chàm tại kẽ ngón chân tay, nhìn bề ngoài giống với các bệnh về nấm, bạn lựa chọn điều trị tại nhà bằng thuốc bôi nấm. Sự hiểu lầm về nguyên nhân bệnh chỉ khiến bệnh chàm không đáp ứng được thuốc bôi, làm cho ngứa ngày càng tệ hơn và bệnh có nguy cơ tiến triển mạnh. Giảm ngứa hiệu quả tại nhà Các biện pháp tại nhà chỉ có tác dụng làm giảm, không thể điều trị ngứa dứt điểm, bạn có thể áp dụng  trong hầu hết các nguyên nhân. Chườm lạnh  Giúp làm giảm cơn ngứa do giảm đi các kích thích da. Việc bạn cần làm là bọc một viên đá bằng khăn hoặc cho nước lạnh vào túi chườm, sau đó di chuyển nhẹ trên vùng da đang ngứa. Không nên để chườm khi quá lạnh, hoặc để trực tiếp đá lên bề mặt, dễ dẫn đến bỏng. Chườm cho đến khi nào cảm giác ngứa bớt đi nhiều hoặc không còn ngứa nữa. Biện pháp này đặc biệt thích hợp vào lúc nửa đêm, không thể đến các cơ sở y tế. Ngâm chân với nước muối ấm, lá chè xanh  Ngâm chân là biện pháp ít gây tác dụng phụ, khả năng giảm ngứa khá tốt. Nước muối loãng và lá chè có khả năng kháng viêm, làm giảm cơn ngứa. Cách ngâm chân với nước muối ấm hoặc lá chè xanh như sau: Rửa chân thật sạch. Nước ấm pha muối, ngâm chân trong 10 – 20 phút. Nếu chọn phương pháp ngâm với lá chè, cần rửa lá thật sạch, đun với nước cho sôi. Đợi nguội bớt hoặc pha với nước mát. Ngâm trong 10 – 20 phút. Ngâm với nước muối hay lá chè đều cần có sự kiên nhẫn. Đây là cách làm lành tính, ít tác dụng phụ nên có thể áp dụng với phần lớn người bị ngứa ở các ngón chân hay ngón tay. ☛ Tham khảo thêm: Mẹo trị mẩn ngứa tại nhà! Điều trị ngứa ngón chân tay bằng thuốc Muốn khỏi ngứa hoàn toàn cần xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, nếu do tác nhân môi trường, cần loại bỏ ngay như mang dép có chất kích ứng, tiếp xúc chất dễ dị ứng,…Nếu do ký sinh trùng, ghẻ, cần sử dụng một số thuốc đặc trị riêng biệt. Giữ ấm các đầu ngón chân, ngón tay khi bị cước. Mặc dù là lựa chọn giúp giảm ngứa nhanh chóng, tuy nhiên, thuốc điều trị có một số tác dụng phụ trên cơ thể, vì vậy cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ để tránh các tác dụng không mong muốn. Trong Tây y Sử dụng thuốc bôi phổ biến trong điều trị ngứa ngón chân tay. Một số thuốc được sử dụng phổ biến như: Thuốc kháng histamin: Giúp giảm cơn ngứa nhanh chóng, có thể kể đến như cetirizin, hydroxyzine, loratadin,… Thuốc Corticoid: Giảm nhanh tình trạng ngứa, thường chống chỉ định đối với trẻ sơ sinh và phụ nữ có thai do có nhiều tác dụng phụ có hại cho cơ thể. Acid salicylic: Dạng thuốc mỡ bôi. Kháng sinh: Dùng trong trường hợp khi có tình trạng viêm nhiễm, mưng mủ. Kem dưỡng ẩm: Dùng khi da bị khô, cần dưỡng ẩm. Khi điều trị ngứa, các bác sĩ kê đơn thường không chỉ dùng một loại thuốc mà hay có sự kết hợp của nhiều loại khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nặng nhẹ. Vì vậy những thuốc nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo, nhiều loại có tác dụng phụ ảnh hưởng đến cơ thể, cần liên hệ bác sĩ để được kê đơn chính xác. ☛ Tham khảo thêm: Mách cách chọn thuốc trị mẩn ngứa! Trong Đông y Tắm lá trầu là cách điều trị phổ biến trong dân gian. Ngoài các thuốc Tây y, trong Đông y cũng chứa một số vị thuốc giúp điều trị ngứa, tuy nhiên hiệu quả còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh thực tế và khả năng đáp ứng của từng người. Bài thuốc 1: Dùng cây đơn răng cưa hoặc đơn tướng quân, nấu nước tắm, liều lượng tùy theo mức độ mẩn ngứa. Lá đơn tướng quân thường dùng trong điều trị ghẻ, chủ yếu dùng ngoài như tắm. Bài thuốc 2: Điều trị ngứa ngón chân tay do chàm ở trẻ em, dùng lá trầu không, khoảng 2 – 3 lá tươi, cắt thật nhỏ. Dội nước sôi cho đến khi ngập lá trầu không. Sau khi đợi khoảng 10 – 25 phút, chắt nước này ra để rửa các vết chàm, vết loét, mụn nhọt nhiễm trùng. Ngày làm 2 – 3 lần. Ưu điểm của phương pháp Đông y là dễ thực hiện, các nguyên liệu tìm thấy trong tự nhiên, tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, tùy từng người mà kết quả điều trị khác nhau, điều trị lâu dài không dứt được bệnh có thể khiến tình trạng này nặng hơn. Sodermix – Giải pháp cho các bệnh ngoài da Sodermix là sản phẩm dành cho các tình trạng như viêm da cơ địa, chàm,…Được nhập khẩu trực tiếp từ Pháp, có khả năng làm giảm các cơn ngứa do bệnh ngoài da, giúp da mau lành các tổn thương. Sodermix – Sản phẩm giúp giảm ngứa hiệu quả. Chiết xuất từ những thành phần thiên nhiên, có khả năng chống oxy hóa như Enzyme Superoxide Dismutase (SOD) có trong cà chua xanh Châu Âu, có khả năng chống lại các gốc tự do, ngăn ngừa tình trạng mẩn đỏ và viêm ngứa, dầu khoáng và dầu trái bơ làm mềm và dưỡng ẩm da. Vì thành phần không chứa Corticoid nên tác dụng có thể không được nhanh như các loại thuốc tây khác, tuy nhiên theo nhiều phản hồi từ khách hàng, thời gian để triệu chứng ngứa giảm trong khoảng 2 – 4 ngày. Ngoài ra tình trạng viêm và mẩn đỏ cũng được cải thiện. Gần như không có các tác dụng phụ như khi dùng Corticoid. Ngoài hiệu quả trong viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc,…Sodermix còn có tác dụng trong làm mờ sẹo, sau khi sử dụng khoảng 2 – 3 tuần, sản phẩm giúp sẹo mờ đi rõ rệt. Để đặt mua sản phẩm Sodermix giao hàng tận nhà vui lòng “BẤM VÀO ĐÂY” Ngoài ra, bạn có thể tìm mua kem bôi sodermix tại các nhà thuốc trên toàn quốc, địa chỉ xem chi tiết “TẠI ĐÂY” Lời kết Ngứa ngón chân tay là triệu chứng phổ biến mà ai cũng từng mắc phải, tuy nhiên cần phải tìm hiểu chính xác nguyên nhân để có phương pháp điều trị đúng đắn và nhanh chóng nhất, giúp người mắc quay lại cuộc sống bình thường. Hy vọng những thông tin trên sẽ có ích, giúp bạn nhiều hơn trong quá trình điều trị. Tham khảo:  https://drive.google.com/file/d/0BwS43h9KWTgqdGpJVnp3bmF5dE0/view?resourcekey=0-QJ8Pn78mfqoMh3w4rP8-PQ https://www.healthline.com/health/itchy-between-toes#home-remedies https://tuoitre.vn/ngua-o-ke-ngon-tay-ngon-chan-300124.htm Chia sẻ

Ngứa mắt trái theo giờ, điềm báo hay triệu chứng bệnh?

Ngứa mắt trái là tình trạng mà bất cứ ai cũng từng mắc phải. Có người cho rằng, ngứa mắt trái theo giờ là một điềm báo về những sự việc sắp xảy ra. Lại có ý kiến khác cho rằng, ngứa mắt trái là một triệu chứng của bệnh lý. Vậy, đâu là nguyên nhân thực sự của tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. Mục lụcThế nào là ngứa mắt trái?Ngứa mắt trái theo giờ có thể là một điềm báo?Ngứa mắt trái theo giờ là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về sức khỏeNgứa mắt do dị ứng theo mùaNhiễm trùng mắtKhô mắtMỏi mắtViêm mí mắtSử dụng kính áp tròngNgứa mắt trái theo giờ có nguy hiểm không?Khi nào ngứa mắt cần đi khám bác sĩ? Thế nào là ngứa mắt trái? Ngứa mắt trái là tình trạng khó chịu có thể xảy ra ở mắt, bờ mi, khóe mắt… gây ra phản xạ dụi mắt ở người bệnh. Ngứa mắt trái theo giờ có thể là một điềm báo? Nhiều người cho rằng, ngứa mắt trái là dấu hiệu báo trước một sự việc nào đó sắp xảy ra. Nhìn chung, ngứa mắt trái là điềm báo đem đến những tin tức tốt lành hay sự may mắn trong khoảng thời gian dài. Theo phong thủy, lúc mắt trái bị ngứa từng hồi thì có thể đó là tín hiệu người thân nào đó của bạn đang mong ngóng tin tức từ bạn. Nếu đã lâu không thăm hỏi, bạn nên dành thời gian trò chuyện, quan tâm đến những người thân của mình bạn nhé! Có những thông tin khác lại cho rằng, mắt trái bị ngứa là điềm báo cho tài lộc, vận may sắp đến. Việc làm ăn của bạn sắp được nhận những tin tức tốt lành. Ngứa mắt trái được coi là một điềm báo may mắn sắp đến với bạn Tùy vào từng khung giờ, ngứa mắt trái có thể là điềm báo cho từng sự việc khác nhau: 23h – 1h: Chuyện không may có thể xảy đến với gia đình bạn. Bạn hãy nhắc nhở các thành viên trong gia đình mình phải hết sức cẩn thận. 1 – 3 giờ: Rất có thể sắp tới bạn sắp nhận được tin vui nào đó. 3 – 5 giờ: Điềm báo nói rằng bạn sẽ có một cuộc cãi vã hay tranh chấp với bạn bè hoặc người thân của mình. 5 – 7h: Sắp tới công việc của bạn sẽ cực kì hanh thông và thuận lợi. 7 – 9h: Bạn sắp đón một người bạn thân từ phương xa tới thăm. 9 – 11h: Mắt trái bị ngứa trong thời gian này có nghĩa là đang có ai đó thầm thương và trộm nhớ bạn. 11 – 13h: Sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề. Hãy quan tâm tới nó nhiều hơn nhé! 13 – 15h: Một cuộc gặp gỡ bất ngờ và thú vị sắp xảy ra với bạn. 15 – 17h: Ngứa mắt trái ở thời gian này có nghĩa là ai đó đang nhắc tới bạn. 17 – 19h: Điềm báo báo hiệu có ai đó từ phương xa chuẩn bị trở về và ghé thăm bạn. 19 – 21h: Nhiều chuyện khiến bạn lo lắng sắp xảy ra. 21 – 23h: Mắt trái ngứa lúc này mang đến một điềm may. Tài lộc sắp đến cho bạn. Tuy nhiên, các điềm báo này đều dựa trên kinh nghiệm dân gian, chưa có cơ sở khoa học nào giải thích được. Vậy nên, bạn không nên chủ quan về tình trạng này. Khi bị mắt trái thấy ngứa nhiều, ngứa kéo dài, thì đây lại là dấu hiệu cho thấy mắt của bạn đang gặp vấn đề. Ngứa mắt trái theo giờ là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về sức khỏe Hình ảnh minh hoạ về tình trạng ngứa mắt trái theo giờ do dị ứng Ngứa mắt do dị ứng theo mùa Dị ứng là nguyên nhân gây ngứa mắt thường gặp nhất. Ngứa mắt do dị ứng theo mùa là tình trạng ngứa mắt diễn ra đều đặn hằng năm. Loại dị ứng này thường xảy ra trong một mùa cụ thể, với các tác nhân gây dị ứng thường gặp như: phấn hoa, nấm mốc, bụi… gây nên tình trạng viêm kết mạc dị ứng. Ngoài triệu chứng ngứa mắt, bạn còn có thể gặp các phản ứng khác như: sốt, hắt hơi, sổ mũi… Điều này xảy ra là do lượng Histamin – một loại hợp chất sản xuất từ các tế bào tăng lên trong máu gây viêm và khiến cho cơ thể trở nên nhạy cảm với các tác nhân dị ứng. Muốn biết chi tiết về bệnh dị ứng mắt cũng như cách chữa hiệu quả, các bạn có thể liên hệ chuyên gia tư vấn miễn phí thông qua Zalo 0862.241.650 hoặc tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225  Nhiễm trùng mắt Mắt bị ngứa cũng có thể do nguyên nhân nhiễm trùng với các tác nhân như vi khuẩn, virus, nấm… Nhiễm trùng mắt có thể gây nên rất nhiều bệnh lý về mắt có triệu chứng tiêu biểu nhất là ngứa, khó chịu ở mắt như: Viêm kết mạc hay đau mắt đỏ Viêm màng bồ đào Khi gặp phải bệnh lý này, có thể dễ dàng nhận thấy mắt của bệnh nhân sẽ chuyển sang màu hồng, mắt bị ngứa và chảy nhiều nước mắt, các tia máu trong mắt nổi lên nhiều. Bệnh nhân luôn có cảm giác khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt. Khô mắt Nước mắt là hỗn hợp bao gồm nước, dầu và chất nhầy. Nước mắt có vai trò làm sạch nhãn cầu, duy trì độ ẩm cho mắt. Nhưng do một nguyên nhân nào đó, mắt của người bệnh có thể ngừng tiết nước mắt, khiến cho mắt bị khô và gây cảm giác ngứa mắt. Tình trạng này thường gặp nhiều hơn ở những người lớn tuổi, khi tuyến lệ của người bệnh đang bị thoái hóa dần. Ngoài ra, các bệnh nhân mắc một số bệnh lý khác như bệnh tiểu đường, viêm khớp dạng thấp… cũng có thể gặp tình trạng thiếu nước mắt. Khô mắt còn có thể gặp do tác dụng phụ của một số thuốc mà bệnh nhân sử dụng như: Thuốc chống trầm cảm. Thuốc tránh thai. Thuốc hạ huyết áp. Thuốc thông mũi, họng. Ngoài ra, khô mắt cũng có thể xảy ra với những bệnh nhân làm việc quá nhiều trước màn hình máy tính hoặc tiếp xúc nhiều với môi trường làm việc, sinh sống có độ ẩm thấp, nhiều gió… Mỏi mắt Mỏi mắt là dấu hiệu cảnh báo mắt cần nghỉ ngơi. Tương tự như khô mắt, mỏi mắt cũng gây nên những tình trạng khó chịu, ngứa mắt cho người bệnh, làm mờ tầm nhìn, gai mắt. Mỏi mắt có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, bệnh thường gặp ở những người thường xuyên làm việc với màn hình kỹ thuật số như: điện thoại, máy tính, tivi… Đặc biệt hiện nay, thói quen sử dụng điện thoại thông minh, máy tính… không còn xa lạ đối với cả trẻ em và người lớn. Các nhà khoa học đã giải thích, khi nhìn vào màn hình liên tục trong hai hoặc nhiều giờ mỗi ngày, người bệnh có nguy cơ cao bị mỏi mắt do: Khi sử dụng máy tính, mắt ít chớp hơn. Bệnh nhân nhìn màn hình kỹ thuật số ở khoảng cách ngắn. Các thiết bị kỹ thuật số có ánh sáng chói hoặc phản chiếu, gây hại cho mắt. Ngoài ra, mỏi mắt, ngứa mắt cũng có thể xảy ra do các nguyên nhân sau: Đọc tài liệu không để mắt nghỉ ngơi. Lái xe đường dài và thực hiện các hoạt động khác liên quan đến việc tập trung mắt quá nhiều. Tiếp xúc với ánh sáng chói. Mắt bị căng thẳng trong khi tập trung nhìn dưới ánh sáng mờ, tối… Khô mắt hoặc mắt bị tật khúc xạ. Bênh nhân cảm thấy căng thẳng hoặc mệt mỏi. Nhìn chung, mỏi mắt không gây ra hậu quả nghiêm trọng nhưng lại khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, ngứa mắt, mệt mỏi và làm giảm khả năng tập trung làm việc. Tuy vậy, mỏi mắt lâu dài có thể gây ra nhiều biến chứng có hại cho mắt như: đục thủy tinh thể, các vấn đề về võng mạc… Viêm mí mắt Mắt bị ngứa cũng có thể đến từ nguyên nhân viêm mí mắt (hay còn được gọi là viêm bờ mi), xuất hiện khi các tuyến dầu ở gốc lông mi bị tắc nghẽn. Viêm mí mắt biểu hiện bởi các triệu chứng ngứa mắt, đỏ mắt… Bên cạnh đó, bệnh nhân còn có thể gặp một số biểu hiện khác của bệnh như sưng đau, chảy nước mắt… Mặc dù viêm bờ mi thường không ảnh hưởng đến thị lực người bệnh nhưng nó có thể trở thành căn bệnh mãn tính, gây viêm kết mạc và dẫn đến nhiều biến chứng khác. Viêm bờ mi cũng là một nguyên nhân dẫn đến triệu chứng ngứa mắt trái ở nhiều bệnh nhân Sử dụng kính áp tròng Đôi khi, mắt bị ngứa và đỏ cũng có khả năng xảy ra do việc sử dụng kính áp tròng quá lâu trong mắt hoặc không vệ sinh và thay kính thường xuyên. Vì vậy, nếu như bạn có sử dụng kính áp tròng, hãy thực hiện các bước chăm sóc tròng mắt một cách cẩn thận, thay kính thường xuyên… để tránh tình trạng trên. Ngứa mắt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có các vấn đề bệnh lý. Do đó, bạn nên đi khám nếu thường xuyên bị đỏ và ngứa mắt để được tư vấn cách điều trị triệu chứng này. Ngứa mắt trái theo giờ có nguy hiểm không? Ngứa mắt trái theo giờ khiến người bệnh khó chịu nhưng đây không phải là tình trạng nguy hiểm, có thể hết trong thời gian ngắn. Tuy nhiên nếu tình trạng ngứa mắt trái kéo dài, không được xử lý tốt có thể khiến người bệnh đối diện các nguy cơ như: viêm kết mạc, viêm màng bồ đào, xuất huyết dưới kết mạc…. thậm chí là mù lòa nếu do dị vật trong mắt. Do đó, nếu không hiểu rõ về tình trạng bệnh của mình, hãy đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị phù hợp. Hoặc để được tư vấn nhanh hơn, bạn có thể kết nối Zalo chuyên gia TẠI ĐÂYhoặc gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được hướng dẫn, giải đáp tận tình. Khi nào ngứa mắt cần đi khám bác sĩ? Phần lớn trường hợp ngứa mắt trái đều nhanh chóng biến mất sau một khoảng thời gian hoặc bằng các biện pháp điều trị tại nhà. Tuy nhiên, trong các trường hợp sau, bạn nên nhờ đến sự giúp đỡ y khoa: Ngứa mắt đi kèm với tiết dịch hoặc sưng mắt. Nếu ngứa mắt là do nhiễm trùng vi khuẩn: bạn sẽ cần đến các bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh để giải quyết tình trạng này. Ngứa mắt trái không quá nghiêm trọng nhưng ngứa liên tục, lặp đi lặp lại. Ngứa mắt do viêm bờ mi lâu không khỏi. Tình trạng viêm, nhiễm trùng có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn nếu không được điều trị đúng cách. Thực tế cho thấy, ngứa mắt trái theo giờ không đáng sợ, bệnh hoàn toàn không nguy hiểm khi được xử lí đúng cách. Tuy vậy, một số bệnh nhân hiểu sai về bệnh, xử lý sai dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Vậy nên, khi gặp tình trạng này, bệnh nhân cần tìm hiểu kỹ, xin ý kiến và thực hiện đúng theo những hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Tài liệu tham khảo: https://medlineplus.gov/ency/article/003034.htm https://www.healthline.com/health/eye-health/8-causes-of-itchy-eyes https://www.healthline.com/health/itchy-eyes-allergies https://suckhoedoisong.vn/mat-bi-ngua-do-vi-sao-n184708.html Chia sẻ

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...