Tin tức

Ngứa đầu ngón tay, ngón chân - đừng nghĩ bệnh nhẹ mà lơ là!

Đầu ngón tay và ngón chân là nơi mạng lưới thần kinh tập trung dày đặc. Chính vì vậy, vùng da này có thể dễ dàng phát hiện những biến đổi rất nhỏ, bao gồm cảm giác ngứa đầu ngón tay, ngón chân. Theo các chuyên gia, ngứa đầu ngón tay và ngón chân có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý. Vì vậy, bạn cần theo dõi sát sao và xử trí kịp thời để tránh gặp phải những biến chứng nghiêm trọng. Mục lụcNgứa đầu ngón tay, ngón chân là gì?Nguyên nhân gây ngứa đầu ngón tay, ngón chânBệnh cướcBệnh chàmBệnh ghẻBệnh vẩy nếnViêm da tiếp xúcViêm da cơ địaNguyên nhân khácNgứa đầu ngón chân, ngón tay có nguy hiểm không?Điều trị ngứa đầu ngón tay ngón chânSử dụng thuốcBài thuốc Đông yMẹo dân gianSodermix – Giải pháp hiệu quả cho người bị ngứa đầu ngón tay, ngón chân Ngứa đầu ngón tay, ngón chân là gì? Ngứa đầu ngón tay, ngón chân được mô tả bằng cảm giác râm ran, châm chích, nóng da dẫn đến phản xạ gãi ngứa. Bên cạnh đó, bạn còn có thể gặp phải một số triệu chứng khác như: nổi mụn nước, mẩn đỏ, sưng tấy, đau nhức tại vị trí này. Một số trường hợp, vùng da đầu ngón tay, ngón chân có thể bị nứt nẻ và chảy máu. Ngứa đầu ngón tay có thể là dấu hiệu của bệnh lý Rất nhiều người cho rằng ngứa đầu ngón tay, ngón chân là một bệnh nhưng sự thật không phải vậy. Ngứa đầu ngón chân, tay chỉ là triệu chứng cho thấy cơ thể gặp phải một tác động hoặc mắc phải bệnh lý nào đó. Triệu chứng này thường xuất hiện từ rất sớm, nhờ đó, người bệnh có thể phát hiện vấn đề nhanh chóng và điều trị hiệu quả hơn. Để biết thêm thông tin về tình trạng ngứa đầu ngón tay, ngón chân, bạn có thể kết nối Zalo chuyên gia TẠI ĐÂYhoặc gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được hướng dẫn, giải đáp tận tình. ☛ Có thể bạn quan tâm: Ngứa lòng bàn tay chân – bắt bệnh tìm thuốc Nguyên nhân gây ngứa đầu ngón tay, ngón chân Ngứa đầu ngón chân và ngứa đầu ngón tay có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng và do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp nhất gây ra triệu chứng này. Bệnh cước Bệnh cước (Chilblain) là một dạng khu trú của viêm mao mạch thường xảy vào cuối đông, đầu xuân khi thời tiết lạnh và ẩm. Nhiệt độ thấp làm hệ thống mao mạch ở đầu ngón tay, ngón chân co lại khiến lưu lượng máu đến vị trí này bị sụt giảm. Thiếu máu nuôi dưỡng khiến vùng da ngón tay, ngón chân xuất hiện nốt hoặc mảng da mềm có màu đỏ hay tím, căng cứng và nhức ngứa. Bệnh cước thường xảy vào cuối đông, đầu xuân Bệnh cước thường kéo dài trong khoảng 7 – 14 ngày và cải thiện theo chế độ chăm sóc của người bệnh hoặc sự biến chuyển của thời tiết. Tuy nhiên, một số trường hợp nặng, người bệnh có thể xuất hiện các bọng nước, mủ hay viêm loét. Khi thương tổn hình thành, bệnh có thể kéo dài đến vài tháng. Ngoài các đầu ngón tay, chân, bệnh cước còn có thể xuất hiện ở má gót chân, đùi, chi dưới, cổ tay trẻ, mũi hoặc tai. Bệnh chàm Bệnh chàm (eczema) là một bệnh viêm da tự miễn mạn tính không khó điều trị nhưng lại dễ tái phát. Khi mắc bệnh, vùng da đầu ngón tay, ngón chân có thể xuất hiện triệu chứng bong tróc, nứt nẻ, nổi mụn nước và ngứa ngáy dữ dội. Tình trạng này cũng có thể xuất hiện ở nhiều vùng da khác trên cơ thể. Bệnh chàm là một bệnh viêm da tự miễn mạn tính Nguyên nhân gây ra bệnh chàm hiện vẫn chưa được y học làm sáng tỏ. Tuy nhiên, các bác sĩ tin rằng, thời tiết thất thường, môi trường ô nhiễm, tâm lý căng thẳng và cơ địa dễ dị ứng là những yếu tố thúc đẩy bệnh khởi phát. ☛  Tìm hiểu chi tiết: Bệnh chàm eczema Bệnh ghẻ Ngứa ghẻ xảy ra khi cơ thể bị ký sinh trùng ghẻ nước – Sarcoptes scabiei hominis tấn công. Sau khi ký sinh lên da, cái ghẻ bắt đầu đào hang, đẻ trứng và gây ra triệu chứng ngứa ngáy dữ dội. Những vùng da này bị khô, nứt nổi mụn nước, nổi mẩn đỏ, thậm chí là xuất hiện những ổ lở loét. Ghẻ nước khiến da bị khô, nứt nổi mụn nước, nổi mẩn đỏ Ngứa đầu ngón tay, ngón chân do ghẻ nước chỉ biến mất khi cái ghẻ được tiêu diệt hoàn toàn. Hành động gãi ngứa của bệnh nhân khiến các đầu ngón tay trở thành “công cụ” phát tán cái ghẻ đến các vị trí khác trên cơ thể hoặc lây cho người khác. Vậy nên, khi bị bệnh, bạn cần vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tránh tiếp xúc trực tiếp hoặc sử dụng chung đồ với người xung quanh cho đến khi khỏi bệnh. Bệnh vẩy nến Bệnh vẩy nến là một dạng viêm da với đặc trưng là tình trạng tế bào da phát triển quá nhanh, sừng hóa thành vảy trắng và nổi chồng lên nhau thành những lớp dày. Khi lớp vảy này bong tróc, da bị khô và ngứa ngáy. Triệu chứng trở nên khó chịu hơn khi vùng da bệnh tiết nhiều mô hôi. Gãi ngứa có thể mở rộng vùng da bị vẩy nến Bệnh vẩy nến xuất hiện chủ yếu ở các vị trí như: Đầu gối, khuỷu tay, da đầu, và đầu ngón tay, ngón chân. Hành động gãi ngứa của người bệnh có thể vô tình mở rộng vùng da bệnh và khiến da xuất hiện những tổn thương hở. Đây là cơ hội để các vi trùng tấn công vào da dẫn đến bội nhiễm. Để tránh gặp phải biến chứng nghiêm trọng, bệnh nhân cần sớm đến gặp bác sĩ và tuân thủ đúng những chỉ định được đưa ra. Để biết thêm thông tin về bệnh vảy nến, bạn có thể kết nối qua Zalo Chuyên gia TẠI ĐÂY hoặc gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được giải đáp nhanh nhất. Viêm da tiếp xúc Là tình trạng ngứa đầu ngón tay, ngón chân do da bị viêm và kích ứng khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng hoặc gây kích thích. Ngoài triệu chứng ngứa ngáy, người bệnh còn có thể gặp phải một số triệu chứng khác như: Đau, đỏ, sưng tấy ngón tay. Một số trường hợp đầu ngón tay, ngón chân còn xuất hiện tình trạng bong tróc da và nổi mụn nước. Viêm da tiếp xúc có thể khiến đầu ngón tay ngứa ngáy Nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc ở mỗi người là khác nhau tùy thuộc vào cơ địa. Người bệnh có thể đến các cơ sở y tế làm xét nghiệm dị nguyên để chủ động tránh tiếp xúc với nguyên nhân gây bệnh. Ngoài ra, bạn cũng có thể tự theo dõi trong sinh hoạt hàng ngày để phát hiện và phòng tránh những yếu tố mẫn cảm với cơ thể. ☛ Tham khảo chi tiết: Bệnh viêm da tiếp xúc là gì? Viêm da cơ địa Viêm da cơ địa không chỉ gây ngứa đầu ngón tay, chân mà còn cơ thể gây mất dấu vân tay nếu không được kiểm soát kịp thời. Bệnh thường xảy ra ở những người có cơ địa nhạy cảm hoặc hàng rào bảo vệ da bị tổn thương kéo dài. Viêm da cơ địa mạn tính có thể gây bong da, mất vân tay Khi bị viêm da cơ địa, đầu ngón tay, chân của người bệnh có thể xuất hiện các dát đỏ, nổi sẩn, mụn nước và ngứa dữ dội. Khi mụn nước vỡ, vùng da này bị rỉ dịch, trợt da và phù nề. Nếu không điều trị phù hợp, tình trạng này lặp lại trong thời gian dài và trở thành mạn tính. Lúc này, vùng đa đầu ngón tay, ngón chân bị dày sừng, sần sùi và bong tróc liên tục gây mỏng da, mờ hoặc mất dấu vân tay. Xem thêm về bệnh tại: Bệnh viêm da cơ địa Hoặc nhanh hơn, bạn có thể kết nối Zalo chuyên gia TẠI ĐÂYhoặc gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được hướng dẫn, giải đáp tận tình. Nguyên nhân khác Mặc dù không thường gặp nhưng những yếu tố dưới đây cũng có thể gây ngứa đầu ngón tay và ngón chân. Vì vậy, bạn nên kiểm tra thử xem triệu chứng ngứa của mình có phải do những nguyên nhân này gây ra hay không. Stress có thể là nguyên nhân gây ngứa đầu ngón tay, ngón chân Đái tháo đường: Bệnh gây tổn thương hệ thần kinh dẫn đến tình trạng mất sức, tê bì, đau nhức ở các vị trí các chi, trong đó có đầu ngón tay và đầu ngón chân. Dị ứng: Do yếu tố cơ địa, bạn có thể bị dị ứng khi tiếp xúc với một nhóm dị nguyên nào đó, phổ biến nhất là: kim loại, hóa chất, mỹ phẩm,…. Điều này khiến các đầu ngón tay, chân bị đau nhức, căng cứng và sưng ngứa. Côn trùng cắn: Những độc tố trong dịch tiết của ong, muỗi, kiến có thể kích thích giải phóng các chất trung gian hóa học trong phản ứng viêm và phản ứng dị ứng. Vì vậy, khi côn trùng này cắn vào ngón tay hoặc ngón chân sẽ khiến bạn bị ngứa ngáy, đau nhức, sưng tấy. Ngứa đầu ngón tay, ngón chân có thể xuất hiện do một hoặc đồng thời nhiều yếu tố khác nhau. Nếu không có kiến thức chuyên môn, người bệnh rất khó để phân biệt được tình trạng của mình là do nguyên nhân nào. Vì vậy, khi triệu chứng ngứa đầu ngón tay, ngón chân kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn điều trị phù hợp. Ngoài ra, bạn có thể kết nối với Zalo chuyên gia theo số điện thoại 0862.241.650 hoặc gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được tư vấn, giải đáp nhanh nhất. Ngứa đầu ngón chân, ngón tay có nguy hiểm không? Ngứa đầu ngón tay kéo dài có thể gây mất thẩm mỹ Triệu chứng ngứa ngón chân và ngón tay có nguy hiểm hay không phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Ngứa do những bệnh nghiêm trọng gây có thể gây nguy hiểm cho người mắc nếu không được điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, ngứa ngày khiến người bệnh gặp phải nhiều phiền toái, như: Ngứa ngáy, bong tróc, nứt nẻ đầu ngón tay, ngón chân gây mất thẩm mỹ, khiến người bệnh tự ti. Ngứa khiến người bệnh mất ngủ, ăn không ngon dẫn đến cơ thể mệt mỏi, dễ cáu giận. Một số trường hợp ngứa kèm theo đau nhức có thể gây ảnh hưởng đến khả năng vận động của tay hoặc chân, làm giảm chất lượng sống của người bệnh. Phản xạ gãi để đối phó với cảm giác ngứa có thể gây ra vết thương hở, khiến người bệnh đối diện với nguy cơ nhiễm trùng da, mô và nghiêm trọng nhất là nhiễm trùng huyết. Đa số trường hợp ngứa đầu ngón tay và ngứa đầu ngón chân có thể tự khỏi sau một vài ngày. Số ít người phải đối diện với cơn ngứa miên man không dứt khi nguyên nhân gây ngứa không được loại bỏ. Lúc này, người bệnh cần nhanh chóng đến các bệnh viện để xác định nguyên nhân và tiến hành điều trị kịp thời. Khi gặp phải những dấu hiệu sau bạn cần gặp bác sĩ, gồm: Ngứa đầu ngón tay, ngón chân dai dẳng không khỏi dù đã dùng thuốc điều trị. Đầu ngón tay, ngón chân bị nứt nẻ, chảy máu cùng với đó, các nốt mẩn và mụn nước bắt đầu lan rộng sang vùng da lành. Xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng như da đầu ngón tay, ngón chân bị loét, chảy mủ, sưng tấy và đau nhức. Người bệnh có dấu hiệu sốt, buồn nôn, đau nhức đầu. Điều trị ngứa đầu ngón tay ngón chân Muốn loại bỏ hoàn toàn triệu chứng ngứa đầu ngón tay và ngón chân, người bệnh cần biết nguyên nhân gây ngứa là gì và tiến hành điều trị theo phác đồ chuyên khoa. Những trường hợp ngứa tái phát nhiều lần, người bệnh hiểu rõ tình trạng của mình thì có thể áp dụng các biện pháp khắc phục triệu chứng ngứa dưới đây. Sử dụng thuốc Bạn có thể sử dụng thuốc bôi để trị ngứa Ưu điểm của phương pháp này là kiểm soát triệu chứng nhanh và hiệu quả cao. Ngoài ra, các loại thuốc cũng dễ tìm mua và tiện sử dụng nên rất phù hợp với nhiều đối tượng người bệnh khác nhau. Thuốc trị ngứa đầu ngón tay, ngón chân thường được bác sĩ chỉ định gồm có: Thuốc bôi chống viêm: Thường là thuốc được bào chế từ nhóm thuốc corticoid. Thuốc giúp ức chế phản ứng viêm từ đó, khắc phục tình trạng ngứa ngáy, sưng viêm và ngăn cản tổn thương lan rộng. Tuy nhiên, nhóm thuốc này tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ như: teo da, mỏng da, giãn mao mạch dưới da,… Thuốc chống ngứa: Thường là thuốc uống thuộc nhóm kháng histamin. Thuốc ức chế phản ứng dị ứng nhờ đó khắc phục được tình trạng ngứa đầu ngón tay, ngón chân. Nhược điểm của thuốc này là có thể gây tác dụng phụ lên hệ thần kinh trung ương, da và các cơ quan khác. Thuốc kháng sinh: Có thể là thuốc uống hoặc thuốc bôi tại chỗ. Thuốc giúp tiêu diệt các yếu tố vi trùng, điều trị tình trạng bội nhiễm tại các vết thương hở. Khi sử dụng kháng sinh, bạn cần tuân thủ thời gian và liều lượng để tránh gặp tác dụng phụ và tình trạng kháng thuốc. Chất dưỡng ẩm: Khô da cũng có thể gây ngứa. Vì vậy, người bệnh nên sử dụng các chất giữ ẩm để giữ nước và làm mềm da. Điều này giúp hạn chế triệu chứng khô ráp, nứt nẻ và ngứa ngáy ở đầu ngón tay, ngón chân. Có thể thấy, các loại thuốc trị ngứa tiện lợi và tác dụng nhanh nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác dụng phụ. Để tránh gặp phải những tác động tiêu cực của thuốc, người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc khi có kê đơn của bác sĩ. Cùng với đó, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn và tuyệt đối tuân thủ chỉ định được bác sĩ đưa ra. Để nhận tư vấn về việc sử dụng thuốc hiệu quả, bạn có thể kết nối với Zalo chuyên gia theo số điện thoại 0862.241.650 hoặc gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được giải đáp nhanh nhất ☛ Tham khảo thêm: Thuốc trị mẩn ngứa loại nào tốt? Bài thuốc Đông y Các bài thuốc Đông y trị ngứa đầu ngón chân và ngón tay hiệu quả Trị ngứa đầu ngón tay và ngón chân được nhiều người ưa chuộng bởi độ an toàn cao, ít tác dụng phụ. Người bệnh chỉ cần bỏ công chế biến là có ngay một phương thuốc trị ngứa hiệu quả. Dưới đây là 3 bài thuốc phổ biến nhất: Bài thuốc 1: Sử dụng các nguyên liệu: Ngải diệp,hùng hoàng, hoa tiêu, bách chi. Bạn đem toàn bộ nguyên liệu đi rửa sạch rồi sắc với khoảng 3 lít nước trong 15 phút và xông tay, chân bị ngứa trong trong 5 – 10 phút. Đến khi nước nguội, bạn dùng để rửa lại vùng da ngứa. Bài thuốc 2: Nguyên liệu gồm có: Độc hoạt, phục linh, bạch chỉ, cam thảo, cát cánh, đương quy, tế tân, trần bì. Tất cả nguyên liệu này được đun với 500ml nước đến khi thuốc cạn một nửa. Sau đó, bạn chắt nước thuốc ra bát và uống ngay trong ngày Bài thuốc 3: Bạn cần chuẩn bị: Cây cù, Tần quy, bạc hà, sà sàng tử, băng phiến, hoàng tinh, hoa tiêu, thấu cốt tử thảo, bạch tiên trì, địa phu tử. Đem toàn bộ nguyên liệu đun cùng 5 lít nước trong 20 phút. Đợi nước thuốc nguội bớt thì bạn chắt ra và ngâm tay, chân trong khoảng 15 phút. Mặc dù thuốc Đông y cho hiệu quả tốt và tính an toàn cao nhưng lại tốn nhiều thời gian chế biến và tác dụng chậm. Vì vậy, phương pháp này chỉ phù hợp với những người có nhiều thời gian và triệu chứng ngứa không quá nghiêm trọng. Mẹo dân gian Mẹo dân gian giúp kiểm soát cơn ngứa an toàn Ngoài sử dụng thuốc điều trị, bạn cũng có thể áp dụng một số mẹo dân gian đã được lưu truyền nhiều thế hệ. Dưới đây là một số mẹo trị ngứa đầu ngón chân và ngón tay đơn giản và hiệu quả. Nha đam: Nha đam cung cấp vitamin A, B6, C và E có tác dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn và chống viêm hiệu quả. Qua đó, thảo dược này giúp giảm ngứa, làm mịn và tăng cường tái tạo tổn thương trên da. Bạn chỉ cần lọc lấy phần gel trắng trong lá và chà lên vùng da tổn thương sẽ thấy cơn ngứa được xoa dịu và vùng da này mềm, mịn hơn. Mật ong: Nghiên cứu cho thấy mật ong có hàm lượng đường cao, chứa đến 22 loại acid amin, chất khoáng, enzyme và các acid tự nhiên. Nhờ đó, mật ong giúp dưỡng ẩm da, sát khuẩn và chống viêm rất tốt. Bạn chỉ cần thoa trực tiếp mật ong lên đầu ngón tay và ngón chân đã được vệ sinh sạch. Sau khoảng 15 phút bạn sẽ thấy triệu chứng ngứa của mình được cải thiện đáng kể. Lá chè xanh: Thành phần nổi bật trong lá chè xanh là Epigallocatechin-2-gallate (EGCG). Chất này có tác dụng kháng khuẩn, chống oxy hóa và kích thích tái tạo da rất tốt. Để giảm ngứa đầu ngón tay và ngón chân, bạn chỉ cần ngâm tay, chân trong nước lá chè ấm trong khoảng 10 – 15 phút sẽ thấy được hiệu quả. Ưu điểm của những mẹo dân gian này là dễ tìm nguyên liệu, chi phí tiết kiệm. Tuy nhiên, người bệnh cần tốn một khoảng thời gian để áp dụng và thấy được hiệu quả. Mặt khác, những cách trị ngứa này cũng chưa có nghiên cứu chứng minh cụ thể. Để nhận hỗ trợ về cách sử dụng mẹo dân gian trị ngứa đầu ngón tay, ngón chân, bạn có thể kết nối với Zalo chuyên gia TẠI ĐÂYhoặc gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được giải đáp nhanh nhất. Sodermix – Giải pháp hiệu quả cho người bị ngứa đầu ngón tay, ngón chân Sodermix là kem trị ngứa đầu ngón tay, ngón chân hàng đầu được nhiều chuyên gia da liễu và người bệnh tin dùng trong hơn 3 năm qua. Sản phẩm là hàng nhập khẩu chính ngạch từ Pháp, đã có mặt trên 104 quốc gia, bao gồm cả Việt Nam. Sodermix trị ngứa đầu ngón tay, ngón chân hiệu quả Kem trị ngứa Sodermix giúp loại bỏ nhanh chóng triệu chứng ngứa đầu ngón tay và ngón chân nhờ các tác động sau: Ức chế phản ứng viêm – dị ứng: Được tạo ra bởi khả năng trung hòa gốc tự do của của enzyme SOD. Thông qua tác động này, Sodermix ngăn chặn phản ứng viêm, dị ứng và loại bỏ triệu chứng ngứa ngáy, sưng tấy ở đầu ngón tay, chân. Dưỡng ẩm: Nhờ thành phần tinh chất quả bơ  giúp cấp ẩm, nuôi dưỡng và bảo vệ da. Qua đó, vùng da đầu ngón tay, ngón chân trở nên mềm, mịn và giảm căng cứng, khô ráp. Bảo vệ da: Da được bảo vệ bởi lớp dầu khoáng tự nhiên có trong Sodermix. Lớp bảo vệ này ngăn chặn sự xâm nhập của bụi bẩn và vi trùng vào da. Từ đó, hạn chế tối đa nguy cơ bội nhiễm trên da. Sodermix tích hợp trọn vẹn những ưu điểm đồng thời khắc phục tối đa các khuyết điểm của các phương pháp trị ngứa đầu ngón tay, ngón chân. Sản phẩm sở hữu thành phần hoàn toàn tự nhiên, lành tính và an toàn tuyệt đối. Thậm chí, những đối tượng đặc biệt như mẹ bầu, mẹ đang cho con bú, trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh cũng có thể sử dụng sản phẩm này. Mặt khác, Sodermix được bào chế dưới dạng kem bôi rất tiện dụng, bạn chỉ cần mất khoảng 2 – 3 phút cho mỗi lần sử dụng sản phẩm. Khả năng giảm ngứa của Sodermix đã được chứng minh bằng thử nghiệm lâm sàng Xét về hiệu quả trị ngứa, Sodermix là một trong số ít sản phẩm đã trải qua thử nghiệm lâm sàng chứng minh được khả năng giảm cả thời gian và mức độ ngứa. Bởi vậy, sản phẩm nhận được sự tín nhiệm của hơn 5000 nhà thuốc lớn và hàng loạt các bệnh viện như: bệnh viện 108, bệnh viện 102, bệnh viện da liễu TW, bệnh viện Nhi TW,…. Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm sản phẩm tại những địa chỉ này. Để tìm mua nhà thuốc gần nhất có bán Sodermix, vui lòng XEM TẠI ĐÂY hoặc BẤM VÀO ĐÂY để đặt hàng sản phẩm Sodermix online giao hàng, thanh toán tại nhà! Ngứa đầu ngón tay, ngón chân hoàn toàn không đáng ngại nếu bạn hiểu rõ về chúng và có biện pháp điều trị phù hợp. Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn hình dung rõ ràng hơn về bệnh cũng như cách xử trí phù hợp. Nếu có bất kỳ điều gì thắc mắc, bạn đừng quên để lại lời nhắn cho chúng tôi hoặc liên hệ với bác sĩ để nhận được thông tin giải đáp chính xác. Chúc bạn nhiều sức khỏe! Nếu bạn còn bất thứ thắc mắc nào, vui lòng kết nối ngay qua Zalo theo số điện thoại TẠI ĐÂYhoặc gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được các chuyên gia giải đáp. Tài liệu tham khảo: https://www.tapchidongy.org/ngua-dau-ngon-tay-ngon-chan.html https://suckhoedoisong24h.webflow.io/posts/10-cach-tri-ngua-dau-ngon-tay-chan-tai-nha-an-toan-va-hieu-qua https://benhvienquandan102.org/ngua-dau-ngon-tay-11053.html Chia sẻ

7 loại lá tắm trị mẩn ngứa loại hiệu quả - bạn đã thử chưa?

Bạn bị mẩn ngứa tay chân hoặc khắp người? Những cơn ngứa ngáy vô cùng khó chịu khiến bạn “muốn phát điên”? Hãy tham khảo một số loại lá tắm có khả năng trị mẩn ngứa dưới đây để cải thiện tình trạng này nhé. Mục lụcCác loại lá tắm trị mẩn ngứa hiệu quảTắm lá trà xanh trị mẩn ngứaTắm lá kinh giới trị mẩn ngứaTắm lá khế trị mẩn ngứaTắm lá trầu không trị mẩn ngứaTắm lá tía tô trị mẩn ngứaTắm lá sài đất trị mẩn ngứaTắm lá lốt trị mẩn ngứaCần lưu ý gì khi dùng lá tắm trị mẩn ngứa?Sodermix – giải pháp an toàn giúp giảm nhanh cơn ngứa Các loại lá tắm trị mẩn ngứa hiệu quả Hiện tượng mẩn ngứa trên da có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như nóng trong người, dị ứng, chàm, viêm da cơ địa,… Để xoa dịu cơn ngứa, bạn có thể áp dụng một số mẹo sử dụng lá tắm theo phương pháp dân gian dưới đây: Tắm lá trà xanh trị mẩn ngứa Lá trà xanh có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, giúp cải thiện tình trạng mẩn ngứa rất hiệu quả Trà xanh có khả năng chống viêm vô cùng hiệu quả nhờ chứa hàm lượng cao các chất chống oxy hóa EGCG.  Ngoài ra trong lá trà xanh còn chứa vitamin C, kaempferol cùng nhiều kháng chất khác giúp thúc đẩy cơ thể sản sinh collagen, đồng thời đẩy nhanh quá trình tái tạo, phục hồi tổn thương da. Do đó, sử dụng lá trà xanh để tắm có thể cải thiện nhanh chóng tình trạng viêm nhiễm, mẩn ngứa trên da. Bạn có thể áp dụng phương pháp tắm lá trà xanh như sau: Chuẩn bị: 20g lá trà xanh tươi, rửa sạch, nên ngâm qua nước muối để loại bỏ tạp chất. Thực hiện: Đun lá trà xanh cùng 1 lít nước sạch, chờ nước sôi vài phút thì tắt bếp. Chắt nước trà xanh ra thau, hòa thêm nước ấm vừa đủ để tắm. Với biện pháp này bạn nên thực hiện liên tục trong 3 ngày liền để cảm nhận được hiệu quả, tình trạng ngứa ngáy và các vết mẩn đỏ sẽ dần biến mất. Tắm lá kinh giới trị mẩn ngứa Lá kinh giới thường được lựa chọn để điều trị mẩn ngứa Theo Đông y, lá kinh giới có mùi thơm, có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm, tán hàn, chống dị ứng. Đồng thời, trong lá kinh giới có chứa các hoạt chất giúp cải thiện tình trạng ngứa ngáy, mẩn đỏ trên da. Bạn có thể sử dụng lá kinh giới để làm nước tắm như sau: Chuẩn bị: 1 nắm lá kinh giới tươi. Thực hiện: Nhặt bỏ các lá kinh giới bị úa, sâu bệnh. Sau đó ngâm chúng với nước muỗi loãng và rửa thật sạch. Đun sôi khoảng 1,5 lít nước sạch trong nồi, sau đó cho lá kinh giới vào và đun tiếp trong khoảng 10-15 phút. Chắt nước lá kinh giới đã đun vào chậu tắm, hòa cùng nước ấm vừa đủ để tắm/ngâm rửa vùng da bị mẩn ngứa. Nên áp dụng phương pháp này 1 lần/ngày để thấy được hiệu quả. Ngoài ra bạn có thể tận dụng phần bã lá kinh giới để đắp lên da để tăng hiệu quả giảm ngứa. Tắm lá khế trị mẩn ngứa Tắm bằng nước lá khế là phương pháp điều trị mẩn ngứa đã được lưu truyền trong dân gian ở nước ta qua rất nhiều thế hệ. Theo y học cổ truyền, lá khế có tác dụng tiêu viêm, giảm ngứa, lợi tiểu. Do đó, loại lá này thường có trong danh sách lá tắm trị mẩn ngứa do nhiều nguyên nhân khác nhau. Sử dụng nước lá khế để tắm sẽ giúp kháng viêm, giảm ngứa, đồng thời đẩy nhanh quá trình phục hồi da hư tổn. Để tăng hiệu quả điều trị, khi nấu nước tắm bằng lá khế bạn nên sử dụng cả phần hoa (bông) khế, kết hợp cùng muối sạch. Cách làm nước tắm bằng lá khế như sau: Chuẩn bị: Một nắm lá khế, một ít muối hạt. Thực hiện: Rửa lá khế và ngâm cùng nước muối loãng để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn và các tạp chất. Sau khi rửa sạch, vớt lá khế ra, vò nát rồi cho vào nồi đun sôi cùng nước sạch và một ít muối hạt. Chắt nước lá khế đã đun sôi vào chậu, chế thêm nước ấm có nhiệt độ vừa phải để tắm. Có thể tận dụng phần bã lá khế chà nhẹ lên vùng da tổn thương để tăng hiệu quả trị ngứa. Tắm lá trầu không trị mẩn ngứa Nhờ đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, lá trầu không có thể cải thiện tốt tình trạng mẩn ngứa trên da Theo Đông y, lá trầu không có tính ấm, vị cay nồng, có tác dụng kháng khuẩn và thải độc vô cùng hiệu quả. Ngoài ra, trong lá trầu không còn chứa thành phần hoạt chất như tinh dầu, tanin, cineol,… giúp ức chế sự phát triển, lây lan của vi khuẩn, tiêu diệt virus và làm lành các tổn thương trên da. Việc sử dụng lá trầu không để tắm sẽ giúp giảm ngứa trên da một cách nhanh chóng, đồng thời ngăn ngừa tình trạng tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn. Để làm nước tắm với lá trầu không ta thực hiện như sau: Chuẩn bị: Một nắm lá trầu không tươi. Cách làm: Rửa sạch lá trầu không, có thể ngâm qua nước muối, sau đó vớt ra, vò nát rồi cho vào nồi đun sôi cùng với 2 lít nước cho tinh dầu tiết ra hết. Chắt nước lá trầu không đã đun ra thau sạch, chế thêm nước nguội vừa đủ để tắm. Tắm lá tía tô trị mẩn ngứa Sử dụng lá tía tô để tắm không chỉ giúp cải thiện tình trạng mẩn ngứa, mà còn giúp phục hồi tổn thương da Ngoài là cây gia vị, lá tía tô cũng là một vị thuốc hữu hiệu thường được sử dụng để điều trị các bệnh ngoài da. Trong lá tía tô có chứa các thành phần như phốt pho, sắt, canxi, vitamin A, C, tinh dầu perillaldehyde, acid,… giúp chống viêm, kháng khuẩn và cải thiện, phục hồi hiệu quả các tổn thương trên da. Để sử dụng lá tía trị mẩn ngứa ta làm theo các bước sau: Chuẩn bị: Một nắm lá tía tô tươi và một ít muối hạt sạch. Thực hiện: Rửa sạch lá tía tô, ngâm qua nước muối loãng để loại bỏ tạp chất. Cho lá tía tô vào nồi đun sôi cùng 2 lít nước trong khoảng 10 phút. Chắt nước lá đã đun ra chậu tắm, hòa thêm nước ấm vừa đủ để tắm. Có thể tận dụng phần bã lá tía tô để chà nhẹ lên vùng da bị mẩn ngứa. Bạn nên áp dụng phương pháp tắm lá tía tô đều đặn mỗi ngày trong khoảng 1 tuần để cảm nhận được hiệu quả giảm ngứa. Tắm lá sài đất trị mẩn ngứa Tắm lá sài đất trị mẩn ngứa là bài thuốc dân gian quen thuộc với nhiều thế hệ người Việt Theo Đông y, sài đất có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn, giảm mẩn đỏ và các nốt sần, ngứa trên da. Bạn có thể áp dụng phương pháp này tại nhà một cách vô cùng đơn giản như sau: Chuẩn bị: Khoảng 200g lá sài đất tươi. Thực hiện: Rửa thật sạch lá sài đất với nước và ngâm nước muối để loại bỏ vi khuẩn, tạp chất. Vò nát lá sài đất, cho vào nồi đun sôi cùng 2 lít nước trong khoảng 5 phút. Chắt nước lá sài đất vừa đun (lọc bỏ bã) vào chậu, pha thêm nước ấm vừa đủ để tắm. Bạn nên áp dụng phương pháp này đều đặn mỗi ngày/1 lần, liên tục trong 3 tuần để đạt được hiệu quả rõ rệt. Tắm lá lốt trị mẩn ngứa Sử dụng lá lốt để tắm cũng là phương pháp giảm ngứa hiệu quả trong dân gian, chúng thường được sử dụng để điều trị các bệnh ngoài da như vẩy nến, viêm da cơ địa. Tắm lá lốt là phương pháp trị mẩn ngứa đơn giản tại nhà mà ta không nên bỏ qua. Theo y học cổ truyền, lá lốt có tính ấm, có khả năng giảm đau, chống phong hàn nhẹ, đau đầu do cảm lạnh, khó tiêu, mẩn ngứa,… Ta có thể chuẩn bị nước tắm với lá lốt theo cách sau: Chuẩn bị: Một nắm lá lốt tươi, muối hạt. Thực hiện: Ngâm lá lốt với nước muối và rửa thật sạch để loại bỏ tạp chất, vi khuẩn. Sau đó vớt lá lốt ra, vò nát. Đun sôi 2-3 lít nước, sau đó cho lá lốt đã vò nát vào đun cùng. Chắt nước ra chậu, thêm nước ấm vừa đủ để tắm. Sau khi tắm với nước lá nên tắm tráng lại với nước sạch để loại bỏ các vụn lá trên da. Cần lưu ý gì khi dùng lá tắm trị mẩn ngứa? Phương pháp điều trị mẩn ngứa bằng tắm các loại lá kể trên thường có nguyên liệu rẻ tiền, dễ kiếm và rất dễ thực hiện. Tuy nhiên các phương pháp này thường chỉ đem lại hiệu quả tốt cho những trường hợp mẩn ngứa nhẹ. Ngoài ra, khi áp dụng biện pháp tắm lá trị mẩn ngứa người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau: Không phải tất cả các trường hợp mẩn ngứa đều có thể sử dụng nước lá để tắm. Vì vậy bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ da liễu trước khi áp dụng biện pháp này. Cần đảm bảo các loại lá dùng để tắm đã được làm sạch, ngâm nước muối để loại bỏ vi khuẩn, tạp chất trước khi sử dụng. Không sử dụng nước lá để tắm nếu trên da có các vết trầy xước, vết thương hở hoặc đang có dấu hiệu nhiễm trùng, nhiễm khuẩn,… Nếu tắm nước lá vào lúc này có thể khiến tình trạng tổn thương trên da trở nên nghiêm trọng hơn. Sau khi tắm nước lá, cần tắm tráng lại với nước sạch để loại bỏ các vụn lá trên da, tránh tình trạng kích ứng và nhiễm khuẩn. Phương pháp tắm lá trị mẩn ngứa thường mang lại tác dụng chậm, do đó người bệnh cần kiên trì trong thời gian thực hiện. Đa phần tình trạng mẩn ngứa sẽ xuất hiện do dị ứng và các bệnh da liễu, do đó nhiều khi chỉ áp dụng biện pháp tắm lá sẽ không thể cải thiện được tình hình do  không thể điều trị tận gốc căn nguyên gây bệnh. Nếu gặp tình trạng mẩn ngứa kéo dài hoặc nghiêm trọng, bạn nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa da liễu để được thăm khám và điều trị kịp thời. Ngoài ra, bạn cũng có thể cân nhắc sử dụng các loại kem bôi giảm ngứa chuyên biệt, an toàn, lành tính như kem bôi Sodermix. Sodermix – giải pháp an toàn giúp giảm nhanh cơn ngứa Kem bôi Sodermix là liệu pháp đầu tiên và duy nhất trên thế giới giúp bổ sung Enzyme Superoxide Dismutase (SOD) – một chất chống oxy hóa đặc hiệu mạnh nhất trong cơ thể, giúp phân giải các gốc tự do một cách nhanh chóng, từ đó giúp chống viêm, giảm ngứa đặc biệt hiệu quả. Ngoài ra, sản phẩm còn chứa tinh dầu trái bơ và các thành phần dầu khoáng thiên nhiên, giúp cung cấp độ ẩm, làm dịu và mềm da, tái tạo, phục hồi những tổn thương trên da. Kem bôi Sodermix là giải pháp an toàn, hiệu quả giúp giảm ngứa, tái tạo và bảo vệ làn da Hãy để kem bôi Sodermix xoa dịu cơn ngứa và trả lại cho bạn làn da mềm mại, mịn màng. Sodermix hoàn toàn không chứa corticoid, đặc biệt an toàn cho người sử dụng. Sản phẩm thích hợp dùng cho cả trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và đang cho con bú. Để tìm mua Sodermix tại nhà thuốc gần nhất, vui lòng xem chi tiết địa chỉ TẠI ĐÂY Để đặt mua Sodermix giao hàng, thanh toán tại nhà, vui lòng BẤM VÀO ĐÂY Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến sản phẩm kem bôi Sodermix, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua tổng đài miễn cước 1800 6225 hoặc kết nối Zalo theo số điện thoại 0862 241 650 để được tư vấn và giải đáp nhanh nhất. Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp trên đây sẽ giúp bản giải quyết được tình trạng mẩn ngứa, khó chịu mà bản thân đang gặp phải. Chia sẻ

Mách cách trị ngứa bằng nước muối siêu đơn giản!

Trị ngứa bằng nước muối là phương pháp vẫn thường xuyên được truyền tai nhau qua nhiều thế hệ người Việt. Bạn đã từng nghe qua phương pháp này chưa? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về tác dụng giảm ngứa hiệu quả của nước muối qua bài viết dưới đây nhé. Mục lụcVì sao nước muối có thể trị ngứa?Cách lựa chọn muối để trị ngứaCách trị ngứa bằng nước muối hiệu quảTắm nước muối trị ngứa cho da khô hoặc bị viêm da cơ địaTắm nước muối trị ngứa do dị ứng hoặc do viêm da kích ứngVệ sinh da bằng nước muối sinh lý cho người viêm da cơ địaLưu ý khi trị ngứa bằng nước muốiSodermix – giải pháp an toàn chặn đứng cơn ngứa Vì sao nước muối có thể trị ngứa? Muối có thể giúp cải thiện tình trạng viêm và ngứa ngáy trên da Muối có đặc tính sát khuẩn cao, việc sử dụng nước muối để vệ sinh da đúng cách sẽ giúp loại bỏ các tác nhân gây hại, hạn chế sự sinh sôi của nấm, vi khuẩn,… Ngoài ra, trong muối có chứa nhiều loại khoáng chất có khả năng chống viêm rất tốt cho da. Thực tế trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm làm đẹp chứa thành phần muối biển bởi chúng có khả năng tẩy tế bào chết, tăng cường lưu thông máu dưới da, làm mềm và giữ ẩm da. Hơn nữa, nước muối đã được chứng minh có thể mang lại hiệu quả tích cực trong điều trị các triệu chứng ngứa ngáy trên da do dị ứng, bệnh chàm, vảy nến,… nhờ khả năng chống viêm, giảm ngứa và giảm sưng hiệu quả. Ngoài ra nước muối cũng có thể được dùng trong điều trị mụn, làm dịu da bị kích ứng,… Cách lựa chọn muối để trị ngứa Khi sử dụng muối để trị ngứa da, người bệnh nên lựa chọn những loại muối sạch, có nguồn gốc rõ ràng và không lẫn tạp chất. Cụ thể, tùy vào nhu cầu sử dụng, bạn nên chọn những loại muối sau: Muối biển tự nhiên có độ tinh khiết cao Nước muối sinh lý Muối tắm chuyên dùng không có thành phần hóa chất Lưu ý khi lựa chọn muối tắm: Người bệnh cần chú ý không nên sử dụng các loại muối có lẫn tạp chất vì chúng có thể làm tăng khả năng nhiễm khuẩn, khiến tình trạng ngứa ngáy và các vấn đề trên da trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra cũng không nên sử dụng muối i-ốt để tắm vì chúng có thể khiến da bị dị ứng. Cách trị ngứa bằng nước muối hiệu quả Ngâm mình trong bồn tắm chứa nước muối có thể giúp cải thiện tình trạng ngứa ngáy trên da Tắm nước muối trị ngứa cho da khô hoặc bị viêm da cơ địa Nếu trên da xuất hiện triệu chứng ngứa ngáy do quá khô hoặc bạn bị viêm da cơ địa dẫn đến tình trạng khô da, bạn có thể áp dụng phương pháp tắm bằng nước muối dưới đây để cải thiện tình trạng ngứa: Chuẩn bị:  1 – 2 chén muối sạch, 1 muỗng canh dầu oliu hoặc dầu hạnh nhân, ngoài ra cũng có thể sử dụng thêm bột yến mạch. Thực hiện: Bỏ muối sạch vào bồn tắm cùng với một lượng nước ấm vừa đủ, sau đó hòa cho muối tan hết. Bỏ thêm dầu oliu hoặc dầu hạnh nhân vào nước muối vừa pha, dùng tay khuấy cho dầu tan đều vào nước. Tắm và ngâm mình trong bồn khoảng 12 phút, sau khi tắm xong nên dùng khăn bông mềm thấm khô người. Với phương pháp này, bạn nên thực hiện từ 2 – 3 lần mỗi tuần để đạt được hiệu quả. Tắm nước muối trị ngứa do dị ứng hoặc do viêm da kích ứng Để làm dịu cơn ngứa do dị ứng, bạn có thể áp dụng biện pháp tắm nước muối theo cách sau: Chuẩn bị: 1 chén muối sạch, một chậu/bồn nước ấm Thực hiện: Đổ chén muối sạch vào chậu/bồn nước đã chuẩn bị, sau đó dùng tay để khuấy đều sao cho muối tan hết trong nước. Tắm và ngâm mình trong bông tắm chứa nước muối ít nhất 20 phút. Để tăng thêm hiệu quả giảm ngứa, chống viêm, bạn có thể thêm 3 – 4 giọt dầu tràm nước muối tắm. ☛ Tham khảo thêm: Đánh bay dị ứng mẩn ngứa với mẹo nhỏ! Vệ sinh da bằng nước muối sinh lý cho người viêm da cơ địa Người bệnh viêm da cơ địa có thể dùng nước muối sinh lý để giảm bớt cảm giác ngứa ngáy khó chịu với cách làm như sau: Chuẩn bị: Nước muối y tế 0.9%, bông y tế. Thực hiện: Làm sạch vùng da bị viêm da cơ địa bằng nước mát, thấm khô với khăn mềm Dùng bông y tế thấm nước muối sinh lý rồi đắp trực tiếp lên vùng da bị bệnh Giữ bông trên da khoảng 12 phút để nước muối làm dịu vùng da bị bệnh và làm giảm cảm giác ngứa ngáy. Với biện pháp này, người bệnh nên thực hiện mỗi tuần từ 2-3 lần để thấy hiệu quả, đồng thời giúp kích thích vùng da bị tổn thương được tái tạo, phục hồi tốt hơn. Lưu ý khi trị ngứa bằng nước muối Khi sử dụng muối tắm chữa trị ngứa và dị ứng bạn nên lưu ý những điều sau đây để mang lại kết quả cao: Không áp dụng biện pháp này nếu trên da có biểu hiện viêm da nặng và có vết thương hở. Tránh lạm dụng nước muối quá nhiều vì ngoài khả năng sát khuẩn, nước muối cũng có tính tẩy nhẹ, có thể làm mòn da. Chỉ nên tắm/ngâm với nước muối 2 – 3 lần mỗi tuần. Việc sử dụng nước muối quá đặc hoặc quá thường xuyên sẽ khiến da khô hơn, đồng thời tình trạng ngứa ngáy sẽ gia tăng và các bệnh ngoài da (nếu có) cũng có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu bị viêm da cơ địa, bạn nên tráng lại người với nước ấm sạch sau khi tắm nước muối. Nên tránh xa các tác nhân gây ngứa và dị ứng để tránh tình trạng ngứa ngáy nặng thêm. Tránh ăn các loại thực phẩm có thể gây kích ứng và làm ngứa ngáy gia tăng như như tôm, cua ghẹ, trứng, sữa, thịt bò,… Luôn giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tránh gãi cào khiến da tổn thương nghiêm trọng hơn. Trị ngứa bằng nước muối là phương pháp đơn giản với nguyên liệu dễ kiếm, rẻ tiền và dễ thực hiện. Tuy nhiên phương pháp thích hợp với các trường hợp ngứa ngáy mới khởi phát, kết quả điều trị còn tùy thuộc vào từng cơ địa. Ngoài ra biện pháp này chỉ mang tính kết hợp, người bệnh sẽ cần áp dụng song song với các phương pháp chăm sóc và điều trị khác. Trong trường hợp ngứa ngáy không thuyên giảm hoặc xuất hiện do bệnh lý, tốt nhất người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị. Đặc biệt, cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc sử dụng thuốc và chăm sóc da tại nhà. Sodermix – giải pháp an toàn chặn đứng cơn ngứa Sodermix là liệu pháp đầu tiên và duy nhất trên thế giới có chứa enzyme SOD,  được chiết xuất từ trái cà chua xanh châu Âu có khả năng trung hòa các gốc tự do, từ đó nhanh chóng làm dịu cảm giác ngứa ngáy do các bệnh ngoài da gây nên như viêm da, dị ứng, chàm, tổ đỉa,… Sodermix là liệu pháp an toàn, hiệu quả, giúp bạn giải quyết nhanh cơn ngứa trên da Ngoài ra, kem bôi Sodermix còn chứa thành phần dầu trái bơ và các dầu khoáng thiên nhiên, giúp làm dịu da, cung cấp độ ẩm khiến da trở nên mềm mại, mịn màng hơn, đồng thời ngăn ngừa tình trạng khô da và thúc đẩy quá trình tái tạo, phục hồi vùng da bị tổn thương. Sản phẩm được nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp, hoàn toàn không chứa Corticoid và được các chuyên gia da liễu hàng đầu trong và ngoài nước tin dùng. Sodermix hiện đã được phân phối tại hơn 5000 nhà thuốc trên toàn quốc, để tìm nhà thuốc gần bạn nhất, vui lòng xem chi tiết địa chỉ “TẠI ĐÂY” Để đặt mua Sodermix giao hàng thanh toán tại nhà, vui lòng “CLICK VÀO ĐÂY” Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp trên đây sẽ giúp bạn nhanh chóng nói lời tạm biệt với những cơn ngứa ngáy khó chịu. Chúc bạn sớm lấy lại được làn da khỏe mạnh, mịn màng. Chia sẻ

Da mặt bị ngứa và nổi mụn - Nguyên nhân và cách điều trị

Da mặt bị ngứa và nổi mụn khiến bạn trở nên khó chịu, ảnh hưởng lớn tới thẩm mỹ? Đây có thể là một trong những triệu chứng báo hiệu cho tình trạng cơ thể đang có vấn đề. Vậy nguyên nhân của nó là gì, cách giải quyết như thế nào? Mọi thắc mắc của bạn đều sẽ được giải quyết thông qua bài viết dưới đây. Mục lụcDa mặt ngứa và nổi mụn là gì?Nguyên nhân da mặt bị mụn và ngứa?Viêm da cơ địa mặtViêm da dị ứngTổ đỉaÁ sừngDa bị nhiễm khuẩnBệnh Zona thần kinh, thủy đậuNguyên nhân khácMụn ngứa ở da mặt có nguy hiểm không?Khi nào bị mụn ngứa ở da mặt cần gặp bác sĩ?Cách khắc phục da mặt ngứa và nổi mụn hiệu quảCách chăm sóc da mặt đúng cáchCác mẹo dân gian trong giảm mụn ngứa da mặtGiảm mụn ngứa bằng phương pháp Đông yĐiều trị bằng thuốc Tây, mỹ phẩm đặc hiệuSử dụng Sodermix nếu mụn ngứa do viêm da dị ứng Da mặt ngứa và nổi mụn là gì? Ngứa và nổi mụn vùng da mặt là tình trạng phổ biến hiện nay mà ai cũng từng ít nhất một lần gặp phải. Các nốt mụn đỏ, có thể bị viêm xuất hiện tại một số vị trí như trán, cằm, má hoặc trên toàn bộ gương mặt, kèm theo là ngứa ngáy khó chịu, làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt, tự ti trong giao tiếp. Có 2 loại mụn thường gặp là mụn có nhân và mụn không nhân, chạm vào da mặt nhiều lần để gãi ngứa có thể làm lây lan vi khuẩn, làm mụn nổi nhiều hơn. Các dạng mụn viêm có xu hướng đau và ngứa cùng một lúc, sưng to gây khó chịu. Ngoài ra, người bệnh còn xuất hiện một số triệu chứng khác có thể kèm theo trên vùng da mặt như: Da khô, bong tróc, nhất là ở vùng chữ T. Da đổ nhiều dầu, đặc biệt khi thời tiết mùa hè hanh khô và nóng nực. Da thiếu sức sống, sạm đen, để lại sẹo do không được điều trị đúng cách. Chạm vào da có thể có cảm giác tê rát, nhức và đau. Mụn ngứa ở da mặt còn kèm theo đau, sưng tấy đỏ và bong tróc da. Nếu không xác định rõ nguyên nhân và có phương pháp điều trị đúng đắn, tình trạng này không những khiến bạn tự ti trong giao tiếp mà còn có nguy cơ trở nặng, làm da nhiễm trùng, để lại sẹo xấu, sần sùi trên da. Để được tư vấn kỹ hơn về tình trạng da mặt bị ngứa và nổi mụn, các bạn có thể liên hệ trực tiếp đến tổng đài miễn cước 1800.6225 hoặc số Zalo 0862.241.650 để được chuyên gia da liễu giải đáp nhanh nhất. Nguyên nhân da mặt bị mụn và ngứa? Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến da mặt bạn nổi nhiều mụn ngứa, phổ biến nhất có thể kể đến như: dị ứng, da khô, mắc các bệnh da liễu, nhiễm trùng, rối loạn nội tiết,…các yếu tố này khiến lỗ chân lông bị tắc, da nhiễm trùng và khô, kèm theo cơn ngứa từ nhẹ đến nặng. Đôi khi, ngứa là dấu hiệu cho thấy mụn đang giảm dần. Khi da mặt của chúng ta đang hồi phục, lớp da tổn thương được thay thế bằng làn da mới khỏe mạnh hơn, tốt hơn. Quá trình này diễn ra sẽ làm bong tróc lớp tế bào cũ. Hầu hết tình trạng nổi mụn ngứa là triệu chứng của một số bệnh lý da liễu dưới đây: Viêm da cơ địa mặt Theo thống kê, tỷ lệ mắc bệnh viêm da cơ địa là 15 – 30% ở đối tượng trẻ em và 2 – 10% ở người trưởng thành. Viêm da cơ địa mặt ở người lớn có xu hướng kéo dài, tái đi tái lại, có liên quan mật thiết đến yếu tố di truyền nên không lây nhiễm qua tiếp xúc. Bên cạnh đó, việc điều trị bệnh cũng rất khó khăn, vùng da bệnh dễ lan rộng khi không được điều trị kịp thời. Biểu hiện của bệnh nếu xảy ra ở vùng mặt là tổn thương trên da, xuất hiện các mụn đỏ sưng và ngứa. ☛ Tham khảo thêm: Tất tần tật về viêm da cơ địa Một trường hợp viêm da dị ứng ở mặt với nhiều vết mụn đỏ chi chít. Viêm da dị ứng Xảy ra khi da mặt tiếp xúc với một số yếu tố như thời tiết hanh khô, môi trường ô nhiễm, xà phòng có chất tẩy mạnh, tiêu thụ thực phẩm có nguy cơ dị ứng như hải sản, thịt đỏ, sữa,…Các nốt mụn ngứa lúc này thường xảy ra ngay sau khi tiếp xúc với dị nguyên. Các cơn ngứa châm chích, nặng hơn khi gãi hoặc không điều trị đúng cách. Dễ trở thành mãn tính và tái phát nhiều lần. ☛ Tham khảo chi tiết hơn: Viêm da dị ứng tiếp xúc ở mặt là gì? Tổ đỉa Tổ đỉa là một dạng viêm da đặc trưng, xuất hiện các vết mụn nước bé, có thể trên da mặt hoặc tại vị trí khác, các vết phồng rộp, hay mọc thành từng cụm. Mụn vỡ ra có thể để lại các vết sẹo trên da mặt nên người bệnh cần đặc biệt chú ý chăm sóc trong quá trình điều trị để tránh sẹo thâm, sẹo rỗ sau này. Á sừng Á sừng da mặt gây ngứa bong tróc da mặt, khiến mặt dễ nổi mụn, nhiều trường hợp da mặt quá khô nứt, dễ chảy máu. Á sừng có thể dễ dàng kiểm soát nếu như bạn phát hiện bệnh và can thiệp sớm. Ngược lại, nếu không được điều trị đúng cách, á sừng dễ lan rộng sang các vùng da lành, có thể gây bội nhiễm, tổn thương không hồi phục. ☛ Tham khảo thêm: Bệnh á sừng – nguyên nhân triệu chứng và cách chữa! Da bị nhiễm khuẩn Hằng ngày, da mặt bạn là một trong những nơi tiếp xúc trực tiếp với không khí nên là nơi chứa nhiều vi khuẩn nếu không được chăm sóc kỹ. Vi khuẩn tấn công da mặt rất dễ gây nên các dạng mụn bọc, ngứa kèm theo đau nhức tại vị trí viêm. Nếu không xử lý tốt, chọc vỡ nhân mụn làm cho ổ khuẩn lan sang vùng da bên ngoài, khiến mụn lên nhiều hơn. Để lại sẹo xấu, các vết thâm đen. Các tác nhân làm da mặt dễ nhiễm khuẩn như: Tiếp xúc với môi trường khói bụi nhưng không rửa mặt, tẩy trang hoặc tẩy trang không sạch sau khi trang điểm. Do chạm, nặn mụn thường xuyên nhưng sai cách. Hệ miễn dịch kém, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Do nội tiết tố, tuổi dậy thì khiến da bị bít tắc lỗ chân lông. Bệnh Zona thần kinh, thủy đậu Các nốt thủy đậu chứa dịch mủ bên trong, khi vỡ để lại sẹo lõm. Thủy đậu nổi lên chứa dịch mủ và rất dễ vỡ, gây đau rát, không chỉ xuất hiện ở mặt mà còn có thể ở toàn thân. Thường để lại sẹo xấu nếu không được chăm sóc kỹ. Đối với Zona thần kinh, hầu hết bệnh ảnh hưởng nhiều ở mạn sườn nhưng cũng có thể xuất hiện tại vị trí khuôn mặt. Một số biến chứng có thể xảy đến nếu không điều trị đúng cách như mất thị lực, đau tai, mất thính giác, viêm não,… Nguyên nhân khác Ngoài các nguyên nhân do bệnh da liễu, nổi mụn và ngứa tại khuôn mặt còn bởi các tác nhân như: Thay đổi nội tiết tố: Đặc biệt đối với trẻ đang trong độ tuổi dậy thì, da mặt dễ đổ nhiều dầu, là môi trường thuận lợi để các loại mụn khác nhau từ mụn không viêm đến viêm phát triển mạnh. Vệ sinh da sai cách: Da mặt hằng ngày đều tiếp xúc với môi trường khói bụi, ô nhiễm, nếu không chăm sóc sạch sẽ mỗi ngày, có thể dẫn đến tình trạng ngứa ngáy, mẩn đỏ khó chịu. Thiếu nước: Không cung cấp nước đầy đủ làm cho quá trình trao đổi chất bên trong ảnh hưởng, là một trong những nguyên nhân làm da bị ngứa, nổi mụn. Stress kéo dài: Có thể khiến da mặt bị mụn ngứa do làm thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể. Hậu quả của lạm dụng Corticoid: Sử dụng Corticoid trong điều trị mụn có thể có tác dụng trong thời gian đầu nhưng ngưng thuốc hoặc dùng lâu dài làm cho da nổi mụn, ngứa trở lại. Ngoài ra còn khiến da bị mỏng, thâm sạm mà khó khắc phục. mắc hội chứng Cushing… Các bệnh bên trong cơ thể: Một số vấn đề về gan hoặc thiếu vi chất dinh dưỡng cũng có thể gây ra tình trạng nổi mụn ngứa trên da mặt. Mụn ngứa ở da mặt có nguy hiểm không? Các biến chứng thâm, viêm nhiễm mẩn đỏ làm người bệnh tự ti trong cuộc sống. Tùy vào cơ địa của từng người mà biểu hiện của mụn ngứa khác nhau, trong trường hợp nhẹ, không cần các can thiệp y tế, bệnh vẫn có thể tự khỏi được. Thời gian khỏi thường từ 2 – 5 ngày cho đến vài tuần. Nhưng nếu mức độ ngứa nặng, mụn to, viêm đỏ với số lượng nhiều, gây đau rát khó chịu. cần được điều trị chuyên sâu đúng cách để có thể hồi phục da tối đa, tránh các biến chứng như: Không kiểm soát được mong muốn gãi khi ngứa khiến da bị trầy xước, chảy máu, vỡ các bọc mủ (nếu có) tạo sẹo rỗ, thâm gây mất thẩm mỹ. Nguy cơ bội nhiễm da khi không điều trị đúng cách, gây ra những tổn thương rất khó điều trị. E ngại, tự ti trong giao tiếp xã hội do các vết sẹo rỗ, thâm nám để lại. Ngứa nhiều ảnh hưởng đến sự tập trung trong công việc, học tập. Tình trạng mụn ngứa trên da mặt nếu liên quan đến các vấn đề bên trong cơ thể như bệnh gan, ung thư da…hay thiếu dinh dưỡng, thiếu vitamin thì cần đặc biệt lưu ý thăm khám và điều trị đúng cách sớm nhất. Có thể khẳng định rằng, da mặt khi bị ngứa, nổi mụn thường không nguy hiểm nhiều đến sức khỏe của người mắc phải, tuy nhiên bạn vẫn không nên chủ quan hay xem thường triệu chứng này. Cần xác định chính xác nguyên nhân để được lựa chọn phương pháp điều trị đúng. Để được tư vấn kỹ hơn về tình trạng này, các bạn kết nối qua Zalo Chuyên gia TẠI ĐÂY hoặc gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được giải đáp nhanh nhất. Khi nào bị mụn ngứa ở da mặt cần gặp bác sĩ? Da mặt bị ngứa và nổi mụn tuy là triệu chứng không nguy hiểm nhiều nhưng nếu không có các biện pháp điều trị kịp thời, nhất là trong trường hợp nặng, rất có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ, đời sống của người bệnh, làm họ thiếu tự tin trong giao tiếp. Điều trị mụn ngứa dưới sự tư vấn của bác sĩ giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức. Bạn cần đến gặp bác sĩ nếu da mặt có một hoặc nhiều dấu hiệu sau: Nổi mụn và ngứa kéo dài trên hai tuần mà không thuyên giảm, kể cả sử dụng các biện pháp cải thiện tại nhà hay dùng mỹ phẩm. Có viêm nhiễm nặng, các mụn bọc sưng tấy, đau, chảy dịch. Kèm theo cơ thể mệt mỏi, suy nhược, sút cân, đau nhức. Mụn mủ vỡ có mùi hôi, có máu. Da bong tróc, sần sùi, để lại sẹo thâm, Tình trạng kéo dài ảnh hưởng đến thẩm mỹ, gây khó chịu, mất tập trung trong công việc. Cách khắc phục da mặt ngứa và nổi mụn hiệu quả Dù với nguyên nhân gì, nguyên tắc số một khi nổi mụn ngứa là ngừng ngay hành động gãi. Việc gãi không giúp bạn bớt đi triệu chứng mà chỉ khiến tình trạng nặng thêm, nguy cơ lây lan vi khuẩn và nổi nhiều mụn hơn. Cách chăm sóc da mặt đúng cách Để hạn chế tình trạng da mặt nổi mụn ngứa, quá trình chăm sóc da hàng ngày là một trong những yếu tố quyết định, để chăm sóc da đúng cách, bạn cần phải thực hiện các bước chăm sóc da tối thiểu như: Ra đường che chắn bằng các vật dụng như khẩu trang, sử dụng thêm kem chống nắng trước khi ra đường, kể cả khi thời tiết không quá nhiều nắng. Rửa mặt hàng ngày, tùy tình trạng da của mỗi người mà có phương pháp rửa mặt khác nhau, bạn có thể sử dụng sữa rửa mặt dành riêng cho từng loại da. Hạn chế chạm tay lên da mặt, tránh vi khuẩn từ tay làm cho da bị viêm nhiễm, nổi mụn. Các mẹo dân gian trong giảm mụn ngứa da mặt Trong dân gian có rất nhiều cách giúp các nốt mụn đỏ cũng như ngứa ở da mặt giảm bớt đi, thích hợp dành cho những đối tượng bị tổn thương da không quá nghiêm trọng, mụn mới hình thành. Ưu điểm của phương pháp này là tính an toàn cao, nguyên liệu tự nhiên dễ tìm kiếm, cách thực hiện đơn giản và không tốn nhiều chi phí khi áp dụng. Bạn có thể tham khảo một số biện pháp cải thiện như: Chườm đá lạnh Phương pháp này chỉ có tác dụng giúp giảm ngứa, gần như không hiệu quả trong giảm kích thước hay số lượng mụn. Người bệnh dùng khăn sạch để bọc đá lạnh hoặc cho nước lạnh vào túi chườm, không đặt trực tiếp đá lên da. Da sau khi chườm đá sẽ giảm cảm giác ngứa và hạn chế tiết bã nhờn gây bít tắc lỗ chân lông. Thường được phối hợp cùng với phương pháp khác hoặc khi ngứa nhiều nhưng chưa có thuốc điều trị. Đắp mặt nạ chanh mật ong Chanh giúp tẩy đi những tế bào chết, mật ong có khả năng kháng khuẩn. Hai thành phần này làm lỗ chân lông thông thoáng, da giữ được độ ẩm và mịn màng. Đầu tiên, trộn hai hỗn hợp với nhau theo tỉ lệ 1:1, thoa đều hỗn hợp lên mặt. Lưu ý, trước khi thực hiện cần rửa mặt thật sạch để tránh bít tắc lỗ chân lông và giúp hấp thu dưỡng chất nhanh hơn. Để yên khoảng 15 – 20 phút, sau đó rửa mặt với nước ấm. Thực hiện mỗi tuần từ một đến hai lần, bạn sẽ thấy cải thiện rõ rệt tình trạng ngứa ngáy, mụn giảm đi nhiều. Mặt nạ chanh mật ong giúp tẩy tế bào chết, hạn chế mụn viêm. Rửa mặt với nước muối ấm  Muối giúp sát khuẩn các vết thương, sử dụng một lượng muối nhỏ pha loãng với nước ấm khi rửa mặt hàng ngày giúp làm sạch da, sát khuẩn và giảm ngứa hiệu quả. Nên rửa vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ hoặc sau khi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm khói bụi. ☛ Chi tiết tham khảo: Mẹo giảm ngứa da mặt nhanh Giảm mụn ngứa bằng phương pháp Đông y Đông y tuy là phương pháp an toàn, ít tốn kém nhưng khả năng đáp ứng thuốc còn tùy thuộc vào cơ địa và nguyên nhân bệnh của từng người. Chính vì vậy trước khi thực hiện các bài thuốc dưới đây, bạn cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên môn. Bài thuốc 1 Theo y học cổ truyền, lá Đơn Đỏ có vị đắng ngọt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, lợi niệu, giảm đau, trong khi đó triệu chứng mụn nhọt và ngứa do dị ứng chủ yếu do huyết nhiệt. Đầu tiên, dùng khoảng 30 – 50 gam lá Đơn Đỏ sao vàng, sắc uống ngày một thang, chia làm 2 – 3 lần, uống nhiều ngày cho đến khi khỏi hẳn. Có thể kết hợp lá Đơn Đỏ 20 gam với một số vị thuốc khác như Kim Ngân Hoa, Ké Đầu Ngựa, Mã Đề, mỗi vị 12 gam, sắc uống mỗi lần một thang, chia ba lần trước bữa ăn. Lá đơn đỏ giúp giảm mụn nhọt, ngứa do dị ứng. Bài thuốc 2 Rau Má có khả năng thanh nhiệt, giải độc, mát gan, dưỡng âm, là vị thuốc thích hợp trong điều trị mụn nhọt mẩn ngứa. Dùng khoảng 30 – 50 gam Rau Má rửa sạch, giã cho nát, sau đó cho nước vào nấu kỹ, nước này chỉ uống trong ngày để giảm mụn nhọt. Ngoài là một loại rau tốt cho sức khỏe, Rau Má còn giúp da mặt giảm các chứng mụn viêm, mụn bọc. Điều trị bằng thuốc Tây, mỹ phẩm đặc hiệu Sử dụng thuốc Tây trong điều trị da mặt bị mụn ngứa là giải pháp phổ biến và vô cùng hữu hiệu với ưu điểm là hiệu quả nhanh chóng, tiện lợi. Thường được các bác sĩ kê đơn đối với các tình trạng nặng, nhiều ngày không thuyên giảm. Một số thuốc bệnh nhân có thể được kê như: Thuốc bôi chứa Corticoid: Giúp giảm nhanh chóng các triệu chứng ngứa và nổi mụn, giảm viêm. Tuy nhiên thuốc có thể làm mỏng da, dễ bị thâm sạm sau này, ngưng dùng thuốc thì các tình trạng mụn ngứa thường quay trở lại. Thuốc kháng Histamin: Được sử dụng trong giảm ngứa, ở dạng bôi hoặc thuốc viên. Thuốc kháng sinh: Dùng trong tình trạng mụn viêm, bội nhiễm, mụn trứng cá. Kem chứa Retinol: Hiệu quả cao do giúp thu nhỏ lỗ chân lông, ngăn tụ bã nhờn, dầu thừa, giảm các mụn viêm, mụn sưng trên da mặt. Kem trị mụn hiện nay đang được sử dụng phổ biến. Sử dụng các thuốc Tây y đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ, tuyệt đối không tự ý dùng, lạm dụng để tránh các hậu quả đáng tiếc như dị ứng thành phần thuốc, dùng quá liều. Một số mỹ phẩm như sữa rửa mặt, serum trị mụn chứa thành phần dịu nhẹ cho da, giúp da không bị khô, ngứa. Ưu điểm của mỹ phẩm là thường không cần sự kê đơn của bác sĩ, có nhiều sự lựa chọn tùy theo kinh tế và nhu cầu của từng người. Để được tư vấn cụ thể về tình trạng bệnh cũng như cách sử dụng thuốc điều trị phù hợp, bạn có thể kết nối Zalo theo số điện thoại 0862.241.650 hoặc gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 các chuyên gia da liễu luôn sẵn sàng giải đáp tận tình và nhanh chóng nhất. Sử dụng Sodermix nếu mụn ngứa do viêm da dị ứng Sodermix là sản phẩm được nhập khẩu trực tiếp từ Pháp chuyên biệt cho viêm da dị ứng, viêm da cơ địa, chàm,…Chứa enzyme SOD có khả năng làm trung hòa các gốc tự do chiết xuất từ những thành phần hoàn toàn thiên nhiên như cà chua xanh Châu Âu, trái bơ, dầu khoáng. Sodermix giúp giảm nhanh các triệu chứng mẩn ngứa, mụn nhọt do viêm da dị ứng trên da mặt. Enzyme SOD có trong Sodermix giảm viêm ngứa, mẩn đỏ, làm mờ sẹo thâm,…trong khi đó dầu quả bơ và dầu Paraffin giúp dưỡng ẩm, làm mềm da, khôi phục vùng da bị tổn thương hiệu quả. Chính vì vậy, đây là sản phẩm phù hợp với hầu hết các bệnh lý về da.mặt Sản phẩm hoàn toàn không chứa CORTICOID, vô cùng an toàn cho người sử dụng, kể cả ở phụ nữ có thai, đang cho con bú hoăc trẻ sơ sinh có làn da nhạy cảm. Thành phần thiên nhiên, an toàn và hiệu quả nhanh, sau khi sử dụng từ 2 – 3 ngày giảm cảm giác ngứa rõ rệt, sau liệu trình sử dụng từ 1 – 2 tháng đã thấy mụn ngứa dần mất đi, tái tạo và phục hồi da một cách tối ưu nhất. Giúp bạn tự tin trong giao tiếp thường ngày. Để tìm nhà thuốc gần nhất bán SODERMIX®, bạn xem TẠI ĐÂY Để đặt mua SODERMIX® (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY Lời kết Da mặt bị ngứa và nổi mụn tuy luôn khiến chúng ta tự ti, nhưng bạn cũng đừng lo lắng vì nay đã có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả mà không hề tốn kém. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình điều trị, mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ đến tổng đài tư vấn miễn phí cước 1800.6225 hoặc bình luận trực tiếp dưới bài viết để được các chuyên gia tư vấn. ham khảo https://www.healthline.com/health/itchy-acne#treatment https://www.medicalnewstoday.com/articles/327161#treatments https://syt.bacgiang.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc/-/asset_publisher/6CWBO9WiZqsQ/content/di-ung-da-mat-nguyen-nhan-va-cach-ieu-tri-nhanh-chong Chia sẻ

Đánh bay nỗi lo dị ứng mẩn ngứa nổi mề đay!

Da nổi mẩn ngứa, mề đay không còn là tình trạng xa lạ, bệnh gây nhiều khó chịu, phiền phức cho cuộc sống người bệnh. Tuy vậy, nhiều người còn hiểu biết hạn chế khiến việc phòng và điều trị bệnh rất khó khăn. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin tổng quát nhất về dị ứng mẩn ngứa mề đay. Cùng tìm hiểu nhé! Mục lụcDị ứng nổi mẩn ngứa là gì?Nguyên nhân nào gây mẩn ngứa nổi mề đayCơ địa dị ứngViêm da tiếp xúcDo côn trùng đốtNguyên nhân bệnh lý bên trong cơ thểMẩn ngứa nổi mề đay có nguy hiểm không?Phải làm gì khi bị mẩn ngứa nổi mề đay?Thay đổi thói quen sốngKhi nào cần gặp khám bác sĩ?Cách trị dứt điểm dị ứng mẩn ngứa nổi mề đayMẹo dân gian đẩy lùi dị ứng mẩn ngứa, mề đaySử dụng thuốc Tây Y theo chỉ định của bác sĩKem bôi Sodermix – khắc tinh của bệnh dị ứng nổi mẩn ngứa, mề đay Dị ứng nổi mẩn ngứa là gì? Dị ứng gây nổi mẩn ngứa, mề đay Dị ứng nổi mẩn ngứa là tình trạng xuất hiện các sẩn cục màu đỏ, hồng nổi cộm trên da, có thể đi kèm cảm giác ngứa ngáy hoặc nóng rát, châm chích. Hiện tượng này thực chất là phản ứng viêm mao mạch trung bì do phản xạ bảo vệ của cơ thể với các tác nhân gây viêm nội sinh hoặc ngoại sinh. Nổi mẩn ngứa mề đay có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Theo thống kê, tình trạng này làm ảnh hưởng đến khoảng 20% dân số thế giới. Tùy vào mức độ dị ứng và cơ địa mỗi người mà thời gian kéo dài và mức độ nổi mẩn ngứa, mề đay có thể khác nhau. Nguyên nhân nào gây mẩn ngứa nổi mề đay Da dị ứng nổi mề đay, mẩn ngứa hầu hết là do các bệnh lý về da, cơ địa mỗi người, đôi khi cũng có thể do tình trạng bệnh lý. Hiểu được nguyên nhân gây bệnh giúp việc điều trị và phòng bệnh dễ dàng hơn. Một số nguyên nhân gây bệnh dị ứng, nổi mẩn ngứa ngoài da thường gặp là: Cơ địa dị ứng Dị ứng thuốc Một số loại thuốc kể cả đường uống, tiêm, bôi có thể gây tình trạng dị ứng với nhiều biểu hiện lâm sàng khác nhau, trong đó có nổi mẩn ngứa, mề đay. Hiện tượng này xảy ra là do phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch với các thành phần có trong thuốc. Tùy vào mức độ quá mẫn mà các triệu chứng dị ứng như mẩn đỏ, ngứa có thể nặng hay nhẹ, khu trú ở một khu vực hay ở toàn thân. Bệnh nhân thường bị mẩn đỏ, có hoặc không kèm theo ngứa ngáy trong thời gian ngắn, bệnh tự rút đi sau vài ngày. Một số trường hợp nặng, dị ứng nghiêm trọng, bệnh nhân còn có thể bị phù, đỏ da toàn thân, nghẹn cổ họng, nôn, khó thở… cần can thiệp y tế. Dị ứng thời tiết Dị ứng thời tiết thường xảy ra khi chuyển đổi thời tiết, từ mùa nóng chuyển sang mùa lạnh. Sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm, phấn hoa… trong không khí gây ảnh hưởng đến da và cơ quan hô hấp. Trong đó, biểu hiện mẩn ngứa, nổi mề đay là biểu hiện hay gặp nhất của bệnh lý này. Các phản ứng dị ứng thời tiết chỉ gặp ở một số bệnh nhân có cơ địa nhạy cảm, ở các vùng da hở như mặt, cổ, tay và chân. Một số người dị ứng nặng có thể lan ra toàn thân, đi kèm các phản ứng khác như ho, hắt hơi, sổ mũi, ngứa dữ dội… Hầu hết dị ứng da do thời tiết không nguy hiểm và sẽ tự hết sau một vài ngày. Tuy vậy, bệnh lại dễ tái phát theo chu kì, gây nhiều khó chịu cho bệnh nhân. ☛ Tham khảo chi tiết: Viêm da dị ứng thời tiết Dị ứng thức ăn Một số người bị dị ứng với các protein lạ có trong thực phẩm như hải sản, các loại đậu… Các chuyên gia dinh dưỡng giải thích: hệ miễn dịch nhận diện các thức ăn lạ này là các dị nguyên xâm nhập, kích thích cơ thể tự bảo vệ bằng cách tăng kháng thể IgE trong huyết tương để đối kháng với các tác nhân này. Hậu quả là hoạt hóa các chất trung gian tế bào gây viêm, điển hình là Histamin, gây các phản ứng dị ứng trên da, hệ tiêu hóa và đường hô hấp. Tùy mức độ nhạy cảm của mỗi người bệnh với thức ăn mà phản ứng dị ứng có thể khác nhau, từ phản ứng ngoài da như mẩn ngứa, mề đay… đến các triệu chứng nguy hiểm hơn như khó thở, shock phản vệ… Viêm da tiếp xúc Bệnh viêm da tiếp xúc xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với các yếu tố kích ứng như hóa chất, xà phòng, chất tẩy rửa… có thể gây ra tổn thương da. Đa số các tổn thương này là nhỏ, không gây hại và tự khỏi sau một vài ngày. Tuy nhiên, với những người có cơ địa nhạy cảm hơn, viêm da tiếp xúc có thể kéo dài, lan dần trên diện rộng hoặc thậm chí bùng phát toàn thân. Tham khảo chi tiết: Viêm da tiếp xúc là bệnh gì? Do côn trùng đốt Côn trùng đốt gây ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ là tình trạng ai ai cũng từng gặp phải. Phần lớn các vết thương do côn trùng không khó điều trị, ít gây nguy hiểm đến tính mạng nên thường bị bỏ qua hoặc giảm ngứa bằng các mẹo tại nhà. Tuy vậy, với một số côn trùng có nọc độc, da có thể xuất hiện mụn mủ, mụn nước dễ lở loét, nhiễm trùng gây nhức nhối, khó chịu. Nguyên nhân bệnh lý bên trong cơ thể Các bệnh lý bên trong cơ thể cũng có thể là nguyên nhân của dị ứng, nổi mẩn ngứa: Bệnh về gan: Gan hoạt động kém khiến độc tố không được loại bỏ, tích tụ dưới da gây ngứa. Bệnh về thận: Tương tự như gan, thận có chức năng lọc bỏ các chất cặn bã của cơ thể ra ngoài. Khi thận bị suy yếu, các chất này vẫn tồn tại trong máu có thể gây ngứa, nổi mẩn đỏ, mề đay ở da. Bệnh nội tiết: Nội tiết tố rối loạn khiến hoạt đông sinh lý của cơ thể thay đổi, biểu hiện là các triệu chứng mẩn ngứa, mề đay dưới da. Một số bệnh lý thường gặp như: tuổi dậy thì, tiền mãn kinh, stress nặng, đái tháo đường… Mẩn ngứa nổi mề đay có nguy hiểm không? DỊ ứng gây mẩn ngứa gây khó chịu và ảnh hưởng sinh hoạt Nhìn chung, triệu chứng mẩn ngứa nổi mề đay do các bệnh lý ngoài da chỉ xuất hiện trong một thời gian rồi thuyên giảm rất nhanh sau khi chăm sóc hoặc sử dụng thuốc. Vì vậy, bệnh không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng lại là khiến người bệnh khó chịu, ảnh hưởng đến thẩm mĩ và sinh hoạt bình thường. Một số trường hợp, nổi mề đay, mẩn ngứa có thể là những dấu hiệu ban đầu cho tình trạng dị ứng rất nghiêm trọng. Nếu không được điều trị kịp thời, dị ứng có thể gây các triệu chứng khác phức tạp hơn như: khó thở, sưng cổ họng, sưng mí mắt, choáng váng, hạ huyết áp quá mức… rất nhanh chuyển biến xấu và gây ra shock phản vệ – một tình trạng tai biến đe dọa tính mạng. Với trường hợp dị ứng mẩn ngứa, nổi mề đay do tình trạng bệnh lý tiềm ẩn bên trong cơ thể, các triệu chứng nổi mẩn ngứa thường kéo dài dai dẳng và mạn tính. Khi người bệnh điều trị khỏi bệnh lý tiềm ẩn, mẩn ngứa sẽ tự tiêu biến. Phải làm gì khi bị mẩn ngứa nổi mề đay? Thay đổi thói quen sống Phần lớn các bệnh lý ngoài da xảy ra do một số thói quen xấu gây hại cho da. Vì vậy, nếu đang bị mẩn ngứa, nổi mề đay, bạn cần những thói quen sống lành mạnh hơn: Hạn chế tiếp xúc Các tác nhân có thể gây ngứa như: khói bụi, nấm mốc, chất bẩn, hóa chất… có khả năng làm tái phát và nặng hơn tình trạng dị ứng da. Vì vậy, bạn nên hạn chế tiếp xúc với chúng bằng cách: Đeo khẩu trang, găng tay, mặc áo nắng khi làm việc và khi ra đường. Thay trang phục bảo hộ lao động khi phải làm việc trong môi trường đó. Vệ sinh đảm bảo môi trường sống, giảm bụi bẩn, ô nhiễm, côn trùng gây hại. Bên canh đó, một số loại mỹ phẩm, thuốc… cũng có thể là nguyên nhân gây nổi mề đay. Bạn nên lựa chọn cho mình những loại thuốc an toàn, dịu nhẹ, không chứa các chất kích ứng với da. Chăm sóc da Với những bệnh nhân dị ứng nổi mề đay do thời tiết, người có làn da khô cần chú ý việc chăm sóc và bảo vệ da hằng ngày với kem dưỡng ẩm hoặc Vaseline. Da được cung cấp đủ ẩm giúp tăng cường sức để kháng, hàng rào bảo vệ da hoạt động tốt, ngăn ngừa các tác động từ bên ngoài. Chế độ ăn uống Chế độ ăn uống hợp lý cũng giúp cải thiện tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ. Theo đó, một số thực phẩm gây ngứa ngáy như: tôm, cua, ốc, thịt chó, nhộng tằm, da gà, các chất kích thích… cần được loại bỏ trong thực đơn hằng ngày. Với người bệnh bị nổi mẩn đỏ do dị ứng thực phẩm cũng cần hạn chế tối đa ăn các thực phẩm bị dị ứng. Thay vào đó, người bệnh nên thực hiện chế độ ăn đủ chất, nhiều vitamin A, B, C, E và khoáng chất như các loại rau củ quả tươi, nước… Sinh hoạt lành mạnh Để phòng ngừa mẩn ngứa, mề đay lan rộng, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau: Khi bị dị ứng, nên mặc trang phục rộng rãi, thoải mái, chất liệu cotton mềm nhẹ, thấm hút mồ hôi tốt. Hạn chế tối đa thói quen ma sát, cào gãi vùng da bị ngứa, nổi mẩn do có thể làm bệnh lan rộng hoặc gây tổn thương cho da. Tập luyện thể dục, thể thao hằng ngày để nâng cao sức khỏe, sức đề kháng với các tác nhân gây bệnh. Luôn duy trì tâm trạng lạc quan, vui vẻ tránh tâm lý stress, xúc động quá mức… có thể khiến bệnh nặng hơn. Khi nào cần gặp khám bác sĩ? Hầu hết các trường hợp mẩn ngứa, mề đay đều thuyên giảm nhanh sau vài ngày. Tuy vậy trong một số trường hợp, dị ứng, mẩn ngứa mề đay có thể gây nguy hiểm hoặc tiến triển nhanh nếu không được kiểm soát kịp thời. Nếu nhận thấy các triệu chứng sau, bạn nên đi khám bác sĩ ngay để được điều trị sớm nhất: Mẩn ngứa, mề đay không kiểm soát được bằng các biện pháp đang sử dụng. Ngứa ngáy do bệnh khiến bạn mất ăn mất ngủ, suy nhược cơ thể. Bệnh gây tổn thương da, có nguy cơ nhiễm trùng. Mẩn ngứa mề đay không rõ nguyên nhân. Nổi mề đay, mẩn ngứa do bệnh lý bên trong cơ thể. Cách trị dứt điểm dị ứng mẩn ngứa nổi mề đay Mẹo dân gian đẩy lùi dị ứng mẩn ngứa, mề đay Các mẹo dân gian sử dụng thảo dược và nguyên liệu có nguồn gốc thiên nhiên nên rất an toàn và được nhiều người bệnh sử dụng. Với những bệnh nhân dị ứng, mẩn ngứa vừa và nhẹ do các nguyên nhân ngoài da, các mẹo dân gian rất hữu ích. Bạn có thể tham khảo: Tắm lá chè xanh giảm mề đay ngay tại nhà Các phân tích về thành phần chiết xuất có trong lá chè xanh cho thấy: lá chè chứa các chất cho người bị mề đay mẩn ngứa như EGCG, catechin, quercetin,… giúp giảm viêm, ngứa ngáy và phục hồi da tổn thương. Để thực hiện phương pháp này, bạn chỉ cần nấu nước lá chè xanh, pha với nước ấm để tắm hằng ngày. Bằng cách này, các khoáng chất trong lá chè sẽ kích thích hoạt động của hàng rào bảo vệ da, ngăn chặn sự xâm nhập của các yếu tố có hại. Giảm mẩn ngứa tại nhà bằng muối ăn Muối ăn được biết đến với đặc tính sát trùng và làm dịu da. Vì vậy, dân gian lưu truyền phương pháp dùng muối để cải thiện ngứa ngáy và giảm các nốt mẩn, mề đay. Bạn có thể dùng muối biển sao nóng đắp vào vùng da bị mẩn ngứa hoặc chườm, tắm với nước muối loãng đều đem lại công dụng trị mẩn ngứa rất hiệu quả. Lá nha đam trị mề đay mẩn ngứa đơn giản Lá nha đam được ứng dụng nhiều trong chiết xuất các sản phẩm dưỡng ẩm, chăm sóc da. Nhưng ít người biết rằng, nha đam còn có khả năng đẩy lùi các triệu chứng dị ứng, nổi mẩn ngứa ngoài da. Nếu bị ngứa do nguyên nhân tiếp xúc hóa chất, bụi bẩn, côn trùng cắn… bạn có thể dùng một ít phần gel trong của lá nha đam đắp lên da. Sau một thời gian ngắn, bạn sẽ thấy ngạc nhiên vì công dụng của nó đấy! Các biện pháp dân gian mặc dù rất an toàn và dễ thực hiện nhưng chỉ là biện pháp hỗ trợ, không loại bỏ được triệt để nguyên nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, hiệu quả trị dị ứng, nổi mề đay của các phương pháp này rất khó xác định, còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa của người bệnh. Sử dụng thuốc Tây Y theo chỉ định của bác sĩ Thuốc bôi ngoài da Thuốc bôi ngoài da thường được kê đơn trong các trường hợp bệnh dị ứng nhẹ và vừa, khu trú trong một khu vực. Các nhóm thuốc thường dùng là: Dung dịch sát khuẩn, sát trùng, làm sạch bề mặt: Với làn da đang dị ứng, các thuốc này giúp loại bỏ tác nhân gây bệnh còn bám trên da. Đồng thời, thuốc còn giúp bảo vệ da khỏi các tác động của vi khuẩn, vi nấm – những yếu tố cơ hội tồn tại trên bề mặt da, có thể xâm nhập gây bệnh khi da bị tổn thương. Thuốc ức chế Calcineurin: Với bệnh nhân dị ứng, mẩn ngứa mề đay nhẹ đến trung bình, bác sĩ có thể chỉ định thuốc ức chế Calcineurin tại chỗ, giúp chống viêm và điều hòa phản ứng miễn dịch. Nhờ đó giúp kiểm soát tốt tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, tăng cường hoạt động bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại. Corticoid bôi ngoài da: Corticoid giúp ức chế nhanh các phản ứng dị ứng, mẩn ngứa da nặng, kéo dài, không khỏi sau khi đã thực hiện nhiều biện pháp khác. Kháng sinh: Một số kháng sinh được kê đơn đi kèm giúp tăng cường tác dụng chống viêm, tiêu diệt vi khuẩn của các thuốc trị dị ứng, nổi mề đay khác. Thuốc uống trị dị ứng Thuốc uống thường được kê đơn cho bệnh nhân dị ứng da, nổi mẩn ngứa mề đay toàn thân. Có thể kể đến: Thuốc kháng Histamin: Nhờ việc ức chế hoạt động của Histamine – chất trung gian tế bào gây viêm, thuốc kháng Histamin được dùng cho cả trường hợp dị ứng nổi mẩn ngứa cấp và mạn tính, giúp giảm nhanh triệu chứng bệnh, ngăn ngừa tái phát. Một số thuốc hiện nay trên thi trường như: Loratidin, Cetirizin… Coritcoid đường uống: Thuốc được dùng trong trường hợp viêm nặng, có thể gây biến chứng phù nề, khó thở, tắc nghẽn đường thở… gây nguy hiểm tính mạng. Kháng sinh đường uống, tiêm: Nếu bạn bị dị ứng da, nổi mề đay có kèm theo bội nhiễm, bác sĩ có thể kê thêm các thuốc kháng sinh trong 7 – 10 ngày theo phác đồ điều trị để cải thiện tình trạng nhiễm trùng, tránh lan rộng. ☛ Chi tiết tại bài viết: Thuốc trị mẩn ngứa mề đay nên dùng loại nào? Mặc dù đem lại tác dụng điều trị triệu chứng rất nhanh nhưng các thuốc Tây Y lại không thể điều trị tận gốc các triệu chứng dị ứng da, gây ra nhiều tác dụng phụ có hại cho da. Đặc biệt với người bệnh dị ứng do cơ địa cần điều trị lâu dài với thuốc, nhóm thuốc Tây Y có thể gây nhiều phản ứng có hại cho da, thậm chí làm tăng tình trạng dị ứng, nổi mẩn ngứa. Lúc này, bệnh nhân có thể tham khảo kem bôi Sodermix – an toàn, lành tính nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả điều trị tối ưu. Kem bôi Sodermix – khắc tinh của bệnh dị ứng nổi mẩn ngứa, mề đay Sodermix Cream được nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp, hiện đã có mặt tại hơn 100 quốc gia khác nhau trên thế giới. Đây là liệu pháp chữa dị ứng da, mẩn ngứa, mề đay hoàn toàn không chứa Corticoid, rất an toàn và lành tính với da. Sodermix được chiết xuất hoàn toàn từ các thành phần từ thiên nhiên nên rất an toàn với làn da phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, người có cơ địa da nhạy cảm… Sản phẩm có chứa enzym SOD – chiết xuất từ cà chua xanh châu Âu có khả năng trung hòa các gốc tự do – nguyên nhân chính gây ra các bệnh dị ứng, viêm da, ngứa ngoài da, nổi mề đay. Ngoài ra, sản phẩm còn chứa các thành phần như dầu quả bơ, dầu khoáng… giúp làm mềm da, tránh tình trạng da khô, bong tróc, hỗ trợ tái tạo và phục hồi da. Kem bôi Sodermix là một trong số ít sản phẩm trên thị trường hiện nay đã được chứng minh hiệu quả trị bệnh viêm da cơ địa bằng các nghiên cứu lâm sàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy: sau 3 tuần sử dụng, có đến 93,1% bệnh nhân thuyên giảm hoàn toàn, cao hơn rất nhiều so với nhóm không dùng sản phẩm. “BẤM VÀO ĐÂY” để đặt mua sản phẩm Sodermix giao hàng tận nhà vui lòng Ngoài ra, bạn có thể tìm mua kem bôi sodermix tại các nhà thuốc trên toàn quốc, địa chỉ xem chi tiết “TẠI ĐÂY” Lời kết Trên đây là những thông tin về bệnh dị ứng mẩn ngứa nổi mề đay. Rất mong su bài viết, người bệnh sẽ hiểu rõ về bệnh cũng như tìm được phương pháp trị dị ứng nổi mẩn ngứa, mề đay hiệu quả và phù hợp nhất với bản thân. Tài liệu tham khảo: https://medlineplus.gov/itching.html https://www.healthline.com/health/itching https://syt.bacgiang.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc/-/asset_publisher/6CWBO9WiZqsQ/content/noi-man-o-ngua-khap-nguoi-nhu-muoi-ot-la-bi-gi https://syt.bacgiang.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc/-/asset_publisher/6CWBO9WiZqsQ/content/7-cach-tri-noi-me-ay-man-ngua-tai-nha-theo-dan-gian Chia sẻ

Ngứa lòng bàn tay bàn chân - Mách cách "bắt bệnh tìm thuốc"!

Nhiều người cho rằng, ngứa lòng bàn tay trái hay ngứa lòng bàn tay phải là điềm báo của việc bạn sắp cho đi hay nhận được một số tiền. Nhưng thực tế có phải là như vậy hay đây là dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể? Bài viết hôm nay sẽ phân tích chi tiết triệu chứng ngứa lòng bàn tay, chân để giúp bạn tìm ra đáp án chính xác. Mục lụcNgứa lòng bàn tay, chân  xảy ra như thế nào?Ngứa lòng bàn tay và ngứa lòng bàn chân có phải một bệnh?Top 7 nguyên nhân gây ngứa lòng bàn tay, bàn chânBệnh tổ đỉaBệnh vẩy nếnViêm da dị ứngBệnh tiểu đườngXơ ganHội chứng ống cổ taySuy giảm chức năng thậnKhi nào ngứa lòng bàn tay, chân cần gặp bác sĩ?Cách chữa ngứa lòng bàn chân, bàn tayĐiều trị nguyên nhân gây tình trạng ngứaCải thiện triệu chứng ngứa tại nhàSodermix – Trị ngứa lòng bàn tay với tác động “3 trong 1”Phòng ngứa lòng lòng bàn chân, bàn tay bằng cách nào? Ngứa lòng bàn tay, chân  xảy ra như thế nào? Ngứa lòng bàn tay, bàn chân là phản ứng của cơ thể cảnh báo bệnh lý về da hay các bệnh lý xảy ra tại cơ quan trong cơ thể (gan, thận, máu, nội tiết, thần kinh). Triệu chứng ngứa lòng bàn tay, bàn chân có thể xuất hiện cấp tính hoặc tồn tại như một bệnh mạn tính (kéo dài trên 6 tuần). Ngứa lòng bàn tay là một dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý Cơ chế gây ngứa lòng bàn tay chân khá phức tạp. Các chuyên gia da liễu đã xác định được vai trò của nơron cảm giác ngoại vi (chứa chứa thụ thể, MrgA3) chịu trách nhiệm trung gian cho cảm giác ngứa. Những nơron này sẽ nhận tín hiệu từ da  và “gửi thông báo” đến thần kinh trung ương. Tai đây, thông tin sẽ được phân tích để xác định cảm giác ngứa và thúc đẩy phản xạ gãi. Ngứa lòng bàn tay có thể bị kích hoạt bởi 4 cơ chế dưới đây: Cơ chế gây ngứa lòng bàn tay Kích thích thụ thể (Pruritoceptive itch) như: Thụ thể cảm giác, chất trung gian hóa học (histamin, bradykinin,…),… Nhạy cảm thần kinh (Neurogenic itch) dẫn đến: Giảm ngưỡng neuro, sinh độc chất thần kinh. Bệnh thần kinh (Neuropathic itch) dẫn đến: Truyền sai tín hiệu. Tâm lý – tâm thần (Psychogenic itch) dẫn đến: Đọc sai thông tin (ảo giác xúc giác). Gãi ngứa có thể tạm thời làm giảm cơn ngứa do kích hoạt nơron thần kinh ức chế. Tuy nhiên, hành động này cũng khuếch đại tín hiệu ngứa tại não bộ tạo ra vòng xoắn: càng gãi – càng ngứa. Mặt khác, gãi ngứa mạnh có thể còn làm trầy xước trên da, gây viêm nhiễm và tăng nguy cơ tiến triển đến nhiễm trùng. Để hiểu rõ hơn về chứng ngứa lòng bàn tay, bạn có thể kết nối Zalo chuyên gia theo số điện thoại 0862.241.650 hoặc gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để nhận giải đáp tận tình và nhanh chóng nhất. Ngứa lòng bàn tay và ngứa lòng bàn chân có phải một bệnh? Ngứa lòng bàn tay và ngứa lòng bàn chân thường hay xuất hiện cùng nhau khiến nhiều người băn khoăn: Liệu đây có phải là một bệnh? Ngứa lòng bàn tay và ngứa lòng bàn chân không phải lúc nào cũng do một bệnh Thực tế cho thấy, một bệnh lý có thể là nguyên nhân gây ra ngứa cả ở lòng bàn tay và bàn chân. Thế nhưng bị ngứa cùng lúc ở lòng bàn chân – tay chưa hẳn đã là cùng một bệnh. Ví dụ: Do một bệnh: Bệnh tổ đỉa có thể gây ra triệu chứng ngứa xuất hiện đồng thời cả ở lòng bàn chân và lòng bàn tay. Do hai bệnh khác nhau: Bệnh tổ đỉa gây ngứa ở lòng bàn tay và viêm da dị ứng gây ngứa tại lòng bàn chân. Muốn phán đoán ngứa lòng bàn tay – chân có phải cùng một bệnh không, bạn có thể dựa vào biểu hiện của vết ngứa. Nếu biểu hiện giống nhau thì tỷ lệ cao là cùng một bệnh và ngược lại. Tuy nhiên, cách này không cho kết quả chính xác. Vậy nên, lời khuyên tốt nhất cho bạn là tìm đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán. Hoặc nhanh hơn, bạn có thể tham khảo trực tiếp ý kiến chuyên gia da liễu thông qua Zalo TẠI ĐÂYhay gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được hỗ trợ Top 7 nguyên nhân gây ngứa lòng bàn tay, bàn chân Ngứa lòng bàn tay và bàn chân không chỉ gây bất tiện trong cuộc sống mà còn là biểu hiện của một số bệnh lý. Nếu bạn đang thắc mắc về những nguy cơ tiềm ẩn đó thì dưới đây chính là câu trả lời. Bệnh tổ đỉa Tổ đỉa là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra ngứa lòng bàn chân, tay. Bệnh gây ra các triệu chứng phổ biến như: Đỏ da, nứt nẻ, mọc mụn nước nhỏ kèm theo triệu chứng ngứa dữ dội ở lòng bàn tay – chân, kẽ ngón tay – chân. Tổn thương do tổ đỉa gây ra lặp đi lặp lại nhiều lần có thể khiến da bị sần sùi kèm theo các lỗ rỉ nước vàng như mồm con đỉa. Tổ đỉa là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra ngứa lòng bàn tay Bệnh tổ đỉa thường khởi phát thường khởi phát theo mùa, do dị ứng hoặc căng thẳng. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tổ đỉa gồm có: Di truyền: Nếu bạn có người thân bị tổ đỉa thì nguy cơ bạn mắc phải căn bệnh này cũng cao hơn. Nghề nghiệp: Những người phải tiếp xúc với hóa chất nhiều có nguy cơ bị tổ đỉa cao hơn như: thợ làm tóc, công nhân cơ khí, tạp vụ,… Suy giảm miễn dịch: Điều này khiến da yếu, dễ bị tác nhân gây bệnh tổ đỉa tấn công. ☛ Tham khảo chi tiết: Bệnh tổ đỉa là gì? Bệnh vẩy nến Ngứa lòng bàn chân hoặc lòng bàn tay cũng là triệu chứng phổ biến của bệnh vẩy nến – Một bệnh tự miễn gây viêm da mãn tính. Bệnh vẩy nến xảy ra khi hệ thống miễn dịch nhầm lẫn tế bào da bình thường với vi rút hoặc nhiễm trùng và phản ứng bằng cách liên tục sản sinh tế bào da mới. Quá trình này xảy ra ngay cả khi tế bào da cũ chưa chết đi và bong ra. Hệ quả là da của người bệnh bị dày sừng, bong tróc và ngứa ngáy. Lòng bàn tay của người bệnh vẩy nến dày sừng, bong tróc và ngứa ngáy. Nguyên nhân gây bệnh vảy nên chủ yếu là do di truyền. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể được kích hoạt bởi các yếu tố như: căng thẳng, thời tiết lạnh, nội tiết tố hoặc nhiễm khuẩn tụ cầu hoặc viêm họng. Ngoài ra, những thuốc như lithium và thuốc chẹn beta, cũng được chứng minh có liên quan đến việc bùng phát bệnh vẩy nến. Ngoài gây ngứa lòng bàn tay, bệnh nhân vảy nến còn gặp phải một số triệu chứng khác như: Nổi mụn nước nhỏ, mụn mủ ở bàn chân, bàn tay và vùng da mẩn đỏ Da khô cứng, nứt nẻ, chảy máu Viêm đau các khớp chân, tay, ngón chân, ngón tay. Để hiểu rõ hơn về vảy nến cũng như các biện pháp khắc phục bệnh hiệu quả, các bạn có thể liên kết Zalo TẠI ĐÂYhay gọi đến tổng đài miễn cước 1800.6225  để nhận được sự tư vấn tận tình từ các chuyên gia da liễu Viêm da dị ứng Ngứa lòng bàn chân, lòng bàn tay cũng có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đã tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Tùy vào loại dị nguyên (nguyên nhân gây dị ứng) mà triệu chứng ngứa có thể khởi phát ngay lập tức hoặc sau vài giờ. Những yếu tố gây viêm da dị ứng phổ biến như: Kim loai (niken hoặc coban), chất tẩy rửa hóa học, nước hoa, bụi bẩn, dịch tiết côn trùng, lông động vật,… Dị ứng có thể gây mẩn, ngứa ở toàn thân Phản ứng dị ứng sẽ không xuất hiện ở lần đầu cơ thể tiếp xúc với dị nguyên. Bởi lẽ, lúc này cơ thể mới bắt đầu thực hiện “ghi nhớ” dị nguyên và sản sinh ra histamin – chất trung gian gây ngứa . Ở lần tiếp xúc sau, cơ thể ngay lập tức giải phóng histamin và kích thích phản ứng dị ứng. Ngoài triệu chứng ngứa lòng bàn tay, bàn chân, một số triệu chứng khác cũng hay xuất hiện trong viêm da dị ứng như: Phát ban da Khô da Nổi mụn nước Da bị nóng rát hoặc châm chích ☛ Chi tiết: Nguyên nhân triệu chứng và cách trị viêm da dị ứng! Bệnh tiểu đường Eruptive xanthomatosis là tình trạng ngứa lòng bàn chân, bàn tay trong bệnh lý tiểu đường. Theo các bác sĩ, phản ứng ngứa trong bệnh tiểu đường xảy ra là do: Tăng đường huyết cũng gây ngứa lòng bàn tay và chân Tổn thương các sợi thần kinh ở bàn tay và bàn chân. Trước khi tổn thương này xảy ra, cơ thể tiết ra Cytokine – Chất trung gian hóa học gây ngứa. Biến chứng suy gan – suy thận làm các chất cặn bã tăng đào thải qua tuyến mồ hôi ở lòng bàn tay, bàn chân gây ra ngứa. Dị ứng thuốc điều trị tiểu đường gây ngứa. Để nhận diện ngứa lòng bàn tay, bàn chân do tiểu đường, bạn có thể dựa vào triệu chứng nổi mụn nước nhỏ – màu vàng có mẩn đỏ bao quanh. Tình trạng ngứa ngáy tay, chân và mụn nước chỉ cải thiện khi bệnh tiểu đường được kiểm soát. Xơ gan PBC – Một rối loạn tự miễn dịch được gọi là viêm đường mật nguyên phát hay xơ gan mật nguyên phát có thể gây ngứa lòng bàn bàn tay có đốm. Quá trình này xảy ra là do ống dẫn mật kết nối giữa gan với dạ dày bị ảnh hưởng khiến mật bị tích tụ và gây tổn thương cho gan. Xơ gan mật nguyên phát gây ngứa lòng bàn tay có đốm Ngoài ngứa lòng bàn tay, người bị PBC có thể gặp một số triệu chứng khác như: Xuất hiện lấm tấm trắng trong lòng bàn tay Buồn nôn Đau xương Tiêu chảy Nước tiểu đậm màu Vàng da Hội chứng ống cổ tay Những người bị rối loạn chức năng thần kinh cũng xuất hiện triệu chứng ngứa lòng bàn tay. Tình trạng này xuất hiện khi hệ thần kinh bị tổn thương bởi một số bệnh lý như: Bệnh tiểu đường, hội chứng ống cổ tay. Hội chứng ống cổ tay gây rối loạn chức năng thần kinh dẫn đến ngứa lòng bàn tay Trong đó, hội chứng ống cổ tay gây áp lực lên dây thần kinh giữa ở tay gây tê, yếu, ngứa và đau tay. Cảm giác ngứa bắt đầu ở lòng bàn tay và thường xảy ra vào ban đêm. Suy giảm chức năng thận Vai trò chính của thận là thanh lọc, đào thải các chất độc hại với cơ thể. Ở bệnh nhân suy chức năng thận, chất độc hại sẽ đi di chuyển vào máu và được đào thải qua da, lòng bàn tay, lòng bàn chân. Quá trình này có thể gây ra triệu chứng ngứa. Ngoài ra, ngứa lòng bàn tay trong suy thận có thể gây xảy ra đồng thời cùng một số triệu chứng khác như: Phù nề Cơ thể mệt mỏi Suy nhược Khi nào ngứa lòng bàn tay, chân cần gặp bác sĩ? Đa số các trường hợp ngứa lòng bàn tay, bàn chân sẽ không tạo thành nguy hiểm ngay lập tức. Đặc biệt, trong một số bệnh lý da liễu, bệnh nhân có thể tự xử trí tại nhà khi hiểu rõ vấn đề của mình. Ngược lại, những người chưa chắc chắn về nguyên nhân gây ngứa lòng bàn tay – bàn chân, hãy tìm đến bác sĩ để được tư vấn. Hãy đến gặp bác sĩ khi có triệu chứng bất thường Bên cạnh đó, bạn cũng cần ngay lập tức đến gặp bác sĩ nếu nằm trong những trường hợp này: Xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng: Biểu hiện là tình trạng sưng tấy, nóng, đau, chảy mủ và vết thương không thể tự lành. Triệu chứng ngứa không giảm bớt: các phương pháp cải thiện triệu chứng ngứa lòng bàn chân, bàn tay tại nhà vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm. Cơ thể mệt mỏi, suy nhược: Lúc này, vấn đề của bạn không phải là ngứa. Rất có thể bạn đang gặp một căn bệnh nghiêm trọng. Vậy nên, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. Khó thở, phù nề và nổi ban khắp người: Đây có thể là dấu hiệu của sốc phản vệ của bệnh dị ứng. Vậy nên, hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế để được can thiệp kịp thời. Cách chữa ngứa lòng bàn chân, bàn tay Điều trị ngứa lòng bàn tay, bàn chân hướng đến 2 mục đích chính gồm: Điều trị nguyên nhân và điều trị giảm nhẹ triệu chứng. Tùy vào mục đích điều trị mà người bệnh cần sử dụng thuốc hoặc áp dụng biện pháp khác nhau. Điều trị nguyên nhân gây tình trạng ngứa Phương pháp điều trị này hướng đến việc loại bỏ dứt điểm tình trạng ngứa lòng bàn chân, bàn tay. Để có phác đồ phù hợp, người bệnh cần đến bệnh viện thăm khám và làm rõ nguyên nhân. Dựa trên kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra hướng dẫn điều trị, cụ thể: Người bệnh cần sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ Do bệnh tổ đỉa: Ở thể bệnh nhẹ, bệnh nhân có thể được hướng dẫn sử dụng thuốc mỡ steroid (ví dụ: hydrocortisone 0,5%) và kem dưỡng ẩm để cải thiện triệu chứng. Ngoài ra, bác sĩ có thể kê thêm các thuốc ức chế miễn dịch như: pimecrolimus hoặc tacrolimus. Hoặc, những trường hợp bệnh nhân không đáp ứng với thuốc thông thường sẽ được kê viên nang alitretinoin. (☛ Tham khảo chi tiết: Thuốc trị tổ đỉa) Bệnh vẩy nến: Để điều trị bệnh vẩy nến, các bác sĩ thường chỉ định thuốc điều trị tại chỗ gồm: kem bôi steroid kết hợp acid salicylic để tiêu sừng, giảm ngứa, kẽm oxyd giúp làm dịu da. Các thuốc điều trị toàn thân thường là: Methotrexate trị đỏ da toàn thân, Acitretin điều hòa quá trình sừng hóa, Cyclosporin ức chế miễn dịch. Ngoài ra, một số bệnh nhân có thể phải kết hợp điều trị cùng liệu pháp quang động bằng các tia: UVA (320-400nm), UVB (290-320nm), PUVA (Psoralen phối hợp UVA). Viêm da dị ứng: Điều đầu tiên trong điều trị dị ứng là phải tách cơ thể khỏi dị nguyên. Sau đó, người bệnh có thể sử dụng các thuốc điều trị tại chỗ là kem bôi kháng histamin và thuốc điều trị toàn thân là Corticoid liều thấp. (☛ Tham khảo chi tiết: Thuốc trị viêm da dị ứng) Bệnh tiểu đường: Để giảm ngứa lòng bàn tay, chân trong bệnh tiểu đường người bệnh cần kiểm soát được nồng độ đường trong máu để hạn chế tổn thương đến thần kinh. Những thuốc điều trị tiểu đường thường gặp như: Insulin, Metformin, Sulfonylurea, Thiazolidinedione,… Xơ gan: Người bị PBC có thể dùng thuốc theo toa gọi là cholestyramine (Questran) để giảm các triệu chứng ngứa. Hội chứng ống cổ tay: Nếu bạn đang nghi ngờ mình bị hội chứng ống cổ tay, hãy đến gặp bác sĩ để có phác đồ điều trị rõ ràng. Trường hợp nhẹ, bạn sẽ chỉ cần nghỉ ngơi và đeo nẹp cổ tay. Tuy nhiên, nếu bệnh đã tiến triển nặng, bạn có thể phải phẫu thuật để giảm áp lực lên các dây thần kinh giữa. Suy giảm chức năng thận: Tình trạng này có thể xảy ra do nhiều bệnh lý khác nhau tại thận. Do vậy, người bệnh cần đến bệnh viện thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết để xác định thuốc điều trị phù hợp. Cần lưu ý là tất cả những thuốc điều trị trên đây đều tồn tại nhiều tác dụng phụ. Vậy nên, người bệnh chỉ được phép sử dụng thuốc để điều trị ngứa lòng bàn tay, chân khi có chỉ định từ phía bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý tìm mua thuốc về tự uống. Để nhận tư vấn về sử dụng thuốc đúng cách và hiệu quả, bạn có thể kết nối với Zalo theo số điện thoại 0862.241.650 hoặc gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 các chuyên gia da liễu luôn sẵn sàng hỗ trợ. Cải thiện triệu chứng ngứa tại nhà Ngứa lòng bàn chân và lòng bàn tay thường khiến người bệnh rất khó chịu. Để khắc phục nhanh chóng triệu chứng này, bạn có thể áp dụng một số cách dưới đây: Ngâm lá khế là cách chữa ngứa lòng bàn chân, tay hiệu quả Chườm mát: Tình trạng ngứa lòng bàn tay trái và ngứa lòng bàn tay phải có thể được giải quyết chỉ với một chiếc khăn lạnh. Bạn chỉ cần đặt một miếng vải ẩm và mát lên lòng bàn tay trong 5 – 10 phút sẽ thấy ngay hiệu quả. Ngâm nước lá khế: Bạn lấy khoảng 200g lá khế tươi, rửa sạch và vò nát. Sau đó, đun sôi cùng 2 lít nước và thêm một chút muối hạt. Bạn dùng nước này để ngâm, rửa tay chân sẽ thấy triệu chứng được cải thiện rõ rệt. Đắp lá kinh giới: Bạn lấy một nắm lá kinh giới tươi rồi rửa sạch, để ráo nước. Tiếp đó, cho lá kinh giới vào chảo, đảo nóng đến khi lá héo thì dừng. Bạn đợi một chút để lá nguội bớt rồi lấy chườm lên lòng bàn tay và lòng bàn chân sẽ thấy cơn ngứa dịu nhanh. Nước gừng: Với cách này, bạn cắt gừng thành những lát mỏng rồi đun với đường nâu theo tỉ lệ 1:1. Khi hỗn hợp sôi, bạn thêm chút nước rồi đợi hỗn hợp nguội bớt thì đắp lên lòng bàn tay, bàn chân. ☛  Tham khảo thêm: Mẹo trị ngứa an toàn hiệu quả tại nhà! Những cách này được rất nhiều người áp dụng bởi tính an toàn cao. Tuy nhiên, mức độ hiệu quả chưa được nghiên cứu và thống kê rõ ràng. Vì vậy, bạn không nên quá kỳ vọng hay dùng nó để thay thế phác đồ điều trị chuyên khoa. Để nhận hỗ trợ về cách sử dụng mẹo dân gian trị ngứa mang lại hiệu quả cao, bạn có thể kết nối với Zalo chuyên gia TẠI ĐÂYhoặc gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được giải đáp nhanh nhất. Sodermix – Trị ngứa lòng bàn tay với tác động “3 trong 1” Khuyến cáo hàng đầu cho những người bị ngứa lòng bàn tay và lòng bàn chân là nên sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên để chăm sóc da. Điển hình như Sodermix – Sản phẩm trị ngứa, chăm sóc da được nhiều bình chọn từ chuyên gia da liễu nhất. Sodermix “xóa tan” cơn ngứa lòng bàn tay, bàn chân bằng cách cung cấp enzyme SOD cho cơ thể. Enzyme có tác dụng trung hòa gốc tự do, ngăn cản phản ứng viêm và phản ứng dị ứng. Nhờ đó, giải quyết triệu chứng ngứa nhanh chóng và hiệu quả. Sodemix có thành phần hoàn toàn tự nhiên trị ngứa hiệu quả do bệnh lý về da! Bên cạnh đó, Sodermix sở hữu bảng thành phần vô cùng “đẹp”. Các dưỡng chất từ tinh dầu quả bơ giúp dưỡng ẩm, làm mềm và nuôi dưỡng da, kích thích tái tạo vùng da bị tổn thương. Thành phần dầu khoáng tự nhiên giúp khóa ẩm, tạo lớp bảo vệ cho da, ngăn cản sự tấn công của bụi bẩn hay vi khuẩn. Kem Sodermix là một trong số ít các sản phẩm điều trị bệnh lý ngoài da hiện nay được chứng minh hiệu quả trên lâm sàng. Trong đó, nghiên cứu hiệu quả giảm ngứa của Sodermix được thực hiện bởi Hiệp hội Da liễu Croatica năm 2011. Kết quả cho thấy: kem Sodermix có hiệu quả giảm thời gian khởi phát cơn ngứa, giảm thời gian và mức độ ngứa. Đặc biệt hơn, Sodermix ngăn cản phản ứng viêm, giúp da lành nhanh hơn đồng thời, làm giảm sự lắng đọng và tăng sinh collagen quá mức. Nhờ đó, bạn sẽ hạn chế được tối đa nguy cơ bị sẹo. Bởi vậy, Sodermix tạo ra tác động “3 trong 1” – Vừa trị ngứa, vừa dưỡng da lại ngăn cản sẹo xuất hiện. Sản phẩm chính là sự lựa chọn hoàn hảo cho những người bị ngứa lòng bàn tay, bàn chân. Để tìm mua Sodermix tại các nhà thuốc trên toàn quốc, chi tiết XEM TẠI ĐÂY Để đặt mua Sodermix giao hàng thanh toán tại nhà, vui lòng BẤM VÀO ĐÂY Phòng ngứa lòng lòng bàn chân, bàn tay bằng cách nào? Trên thực tế, đối tượng bị ngứa lòng bàn tay, ngứa lòng bàn chân phổ biến nhất là bệnh nhân da liễu. Ngứa trong những trường hợp này thường không khó để kiểm soát nhưng lại rất dễ tái phát. Để hạn chế tần suất bệnh xuất hiện trở lại, bạn hãy lưu ý những điều sau: Rửa tay bằng các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên để tránh bị ngứa Tránh sử dụng găng tay làm bằng len hay vải tổng hợp: Những chất liệu này có thể cọ xát vào da tay và gây ngứa. Thay vào đó, bạn hãy sử dụng găng tay từ cotton hoặc sợi organic. Rửa tay bằng nước ấm: Dùng nước quá nóng hoặc quá lạnh sẽ tăng nguy cơ khởi phát triệu chứng ngứa. Sử dụng xà phòng có nguồn gốc tự nhiên: Hay đơn giản hơn là bạn hãy chọn những sản phẩm ít hoặc không có mùi thơm để rửa tay. Đừng để da tay bị khô quá mức: Bạn hãy tạo cho mình thói quen sử dụng kem dưỡng ẩm ngay sau khi làm khô tay. Bảo hộ tay khi làm việc: Những người thường xuyên tiếp xúc với chất tẩy rửa, chất hóa học tuyệt đối không sử dụng tay trần. Hãy đeo găng tay cotton bên trong găng tay cao su để tránh bị kích ứng. Hạn chế dùng gel rửa tay chứa cồn: Sản phẩm này sẽ khiến da bạn bị khô, kích ứng và gây ngứa. Ngứa lòng bàn tay và ngứa lòng bàn chân không phải là một “điềm báo” như quan niệm tâm linh. Nó là biểu hiện của khá nhiều bệnh lý. Mặc dù, bạn sẽ không ngay lập tức gặp nguy hiểm bởi triệu chứng nay. Tuy nhiên, hãy cẩn trọng và có biện pháp điều trị sớm để tránh gặp phải những tiến triển nghiêm trọng. Nếu bạn còn bất thứ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ trực tiếp đến tổng đài miễn cước 1800.6225 hoặc số Zalo 0862.241.650 để được các chuyên gia tư vấn. Tài liệu tham khảo: https://www.medicalnewstoday.com/articles/321047#causes https://www.netdoctor.co.uk/ask-the-expert/skin-hair-nails/a3101/itchy-hands/ https://www.healthline.com/health/itchy-palms#treatment Chia sẻ

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...