Thuốc trị tổ đỉa loại nào tốt? Hướng dẫn cách lựa chọn!
Trong các phương pháp điều trị tổ đỉa thì dùng thuốc là phương pháp thông dụng và đem lại hiệu quả nhanh chóng nhất. Vậy thuốc trị tổ đỉa nào tốt? Hãy cùng sodermix điểm mặt các loại thuốc trị tổ đỉa hiệu quả trong bài viết này nhé.
Mục lục
- Tổ đỉa có cần dùng thuốc điều trị không?
- Tiêu chí lựa chọn thuốc trị tổ đỉa
- Thuốc trị tổ đỉa dạng bôi!
- Thuốc trị tổ đỉa dạng uống
- Ưu nhược điểm của việc sử dụng thuốc trị tổ đỉa
- Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị tổ đỉa
- Sodermix – kem trị tổ đỉa hiệu quả, an toàn của Pháp
- Cách rút ngắn thời gian điều trị bệnh tổ đỉa tại nhà
Tổ đỉa có cần dùng thuốc điều trị không?
Tổ đỉa (chàm tổ đỉa, viêm da cơ địa tổ đỉa) là một thể của bệnh chàm – eczema. Bệnh có dấu hiệu đặc trưng là sự xuất hiện của những nốt mụn nước ngứa ngáy, vô cùng khó chịu. Các nốt mụn nước này thường xuất hiện ở lòng bàn tay và lòng bàn chân hoặc các ngón tay chân.
Bệnh tổ đỉa tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại là bệnh lý có tính chất dai dẳng và có nguy cơ tái phát rất cao. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh rất dễ chuyển nặng và lan rộng ra xung quanh, có thể phồng rộp và chảy nước, kéo theo đó là khả năng nhiễm trùng cao với nguy cơ biến chứng, để lại những tổn thương vĩnh viễn trên da.
Bệnh không thể tự khỏi, do đó việc dùng thuốc điều trị là vô cùng cần thiết. Hiện nay tuy chưa có loại thuốc đặc hiệu nào trị khỏi hoàn toàn được bệnh tổ đỉa, tuy nhiên ta vẫn có thể điều trị dứt điểm các triệu chứng của bệnh theo từng đợt khởi/tái phát và ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm cũng như cải thiện thương tổn trên da.
Để bệnh tổ đỉa được đẩy lùi nhanh chóng và tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra, bạn nên đến gặp các bác sĩ da liễu ngay khi bệnh mới khởi phát để được thăm khám và điều trị kịp thời.
☛ Tham khảo chi tiết: Bệnh tổ đỉa – nguyên nhân và giải pháp điều trị
Tiêu chí lựa chọn thuốc trị tổ đỉa
Đối với bất kỳ căn bệnh nào cũng vậy, việc sử dụng thuốc nên được tuân thủ theo hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo một vài tiêu chí để lựa chọn thuốc trị tổ đỉa dưới đây:
- Hiệu quả: Thuốc có đủ bằng chứng tin cậy về hiệu quả điều trị, tỷ lệ người bệnh được chữa khỏi cao, có khả năng làm giảm được các triệu chứng ngứa ngáy khó chịu và cải thiện, khắc phục được các tổn thương trên da.
- An toàn: Độ an toàn của thuốc cần được (nhà sản xuất) chứng minh qua các thử nghiệm lâm sàng, ít tác dụng phụ. Đặc biệt, bệnh tổ đỉa cần điều trị trong thời gian dài, vậy nên ta càng phải quan tâm đến tác dụng phụ của thuốc để cân nhắc thời gian sử dụng.
- Phù hợp với tình trạng và cơ địa: Tùy vào tình trạng bệnh và cơ địa mỗi người sẽ có những loại thuốc phù hợp, hoặc không. Các bác sĩ sẽ là người quyết định nên sử dụng thuốc nào cho người bệnh.
- Tiện dụng: Thuốc được bào chế dưới dạng thích hợp (bôi hoặc uống), dễ bảo quản và sử dụng.
- Sẵn có: Nên lựa chọn những loại thuốc có thể tìm mua dễ dàng để việc mua thuốc được thuận tiện hơn.
- Giá thành: Nhiều người bệnh sẽ cần quan tâm đến giá thành của thuốc trên 1 liệu trình điều trị.
Thuốc trị tổ đỉa dạng bôi!
Trong điều trị tổ đỉa, thuốc bôi thường được sử dụng trong cả giai đoạn mới khởi phát và các giai đoạn sau của bệnh. Những thuốc này có tác dụng điều trị tại chỗ, giúp cải thiện triệu chứng và phục hồi tổn thương da. Dưới đây là một số loại thuốc bôi thường được dùng trong điều trị tổ đỉa:
Dung dịch bạc nitrat 0.5%
Thuốc bôi này có tác dụng sát khuẩn và giảm ngứa nhẹ, thường được sử dụng khi bệnh tổ đỉa mới khởi phát với tổn thương da còn nhẹ, chỉ có mụn nước đơn thuần và chưa vỡ.
Dung dịch tím methyl 1%, Milan
Khi những tổn thương trên da xuất hiện mụn mủ, trợt loét và rỉ dịch, người bệnh có thể được kê sử dụng thuốc Milian hoặc thuốc tím methyl 1%. Những thuốc này có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và ngăn ngừa viêm nhiễm lan rộng sang vùng da xung quanh.
Thuốc mỡ corticoid
Thuốc mỡ corticoid có tác dụng chính là giảm viêm và ngứa. Sau khi các mụn nước trên da có dấu hiệu giảm bớt, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc mỡ có chứa corticoid như Dermovate, Tempovate và Flucinar. Tuy nhiên không nên lạm dụng nhóm thuốc này trong thời gian dài vì chúng có thể gây mỏng da, teo da, giãn tĩnh mạch, suy giảm sức đề kháng,…
Thuốc kháng sinh bôi kết hợp corticoid
Những thuốc này có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, điều trị các nhiễm trùng, chống viêm và giảm ngứa. Do đó, nếu trên da xuất hiện các dấu hiệu nhiễm khuẩn, bạn sẽ cần sử dụng các thuốc bôi chứa corticoid và hoạt chất kháng sinh.
Thuốc bôi chống nấm
Tác dụng chính của các thuốc bôi chống nấm là ức chế vi nấm và giảm tổn thương da. Do đó, nếu nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa của bạn được xác định là do bệnh nấm da thì bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc bôi chống nấm kết hợp cùng các loại thuốc điều trị khác.
Thuốc Tacrolimus
Nếu bạn gặp tác dụng phụ khi điều trị tổ đỉa bằng thuốc bôi corticoid, bác sĩ có thể chỉ định chuyển sang dùng thuốc Tacrolimus. Thuốc này có tác dụng ức chế miễn dịch tại chỗ nhằm giảm viêm, ngứa và cải thiện tình trạng tổn thương trên da.
Thuốc trị tổ đỉa dạng uống
Ngoài sử dụng thuốc bôi, các bác sĩ có thể sẽ kê một số loại thuốc uống để điều trị tổ đỉa. Thuốc uống thường có hoạt tính mạnh, giúp giảm ngứa, chống viêm, ức chế nấm và vi khuẩn, tuy nhiên những thuốc này thường ẩn chứa nhiều tác dụng phụ hơn thuốc bôi nên các bác sĩ sẽ chỉ định với các trường hợp bệnh nghiêm trọng hoặc khi thật sự cần thiết.
Bạn có thể tham khảo một số loại thuốc uống thường dùng trong điều trị tổ đỉa dưới đây:
Thuốc kháng histamnine H1 dạng uống
Trong điều trị các bệnh da liễu, thuốc kháng histamine H1 thường được chỉ định để giảm ngứa và cải thiện tình trạng tổn thương da. Thuốc có khả năng ức chế các chất trung gian histamine ở thụ thể H1, từ đó ức chế quá trình phóng thích histamine và da và niêm mạc, cải thiện tình trạng ngứa ngáy, khó chịu, nóng rát.
Thuốc kháng histamine thường có độ an toàn cao, tuy nhiên chúng có thể gây buồn ngủ, làm giảm hiệu quả đối với những công việc cần sự tập trung. Đặc biệt cần tránh lá xe sau khi sử dụng thuốc.
Một số loại thuốc kháng histamine thường được dùng trong điều trị tổ đỉa có thể kể đến như: Clorpheniramin, Cetirizin, Loratadin…
Thuốc corticoid đường uống
Các thuốc corticoid đường uống thường ẩn chứa nhiều rủi ro, do đó các bác sĩ chỉ kê đơn sử dụng từ 5-10 ngày trong trường hợp tổn thương da nghiêm trọng, gây phù nề và không có đáp ứng với các loại thuốc điều trị tại chỗ.
Thuốc corticoid đường uống có thể gây suy tuyến thượng thận, loãng xương, tăng đường huyết, suy giảm miễn dịch, loét dạ dày,… do đó bạn chỉ nên sử dụng thuốc khi các bác sĩ chuyên khoa yêu cầu.
Thuốc kháng sinh toàn thân
Trong trường hợp trên da xuất hiện tình trạng bội nhiễm, các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng kháng sinh trong khoảng từ 7-10 ngày.
Kháng sinh được sử dụng chủ yếu trong điều trị tổ đỉa là penicillin ( Ticarcillin hoặc Carbenicillin ), tuy nhiên nếu bạn bị dị ứng với penicillin thì cần thông báo với bác sĩ, lúc này có thể các bác sĩ sẽ kê thay thế bằng nhóm cephalosporin (Cefixim, Ceftriaxon và Cefuroxim).
Thuốc kháng nấm
Thuốc kháng nấm được sử dụng trong điều trị chàm tổ đỉa khởi phát do nấm da và nấm kẽ. Thuốc kháng nấm được sử dụng phổ biến nhất là Griseofulvin.
Ưu nhược điểm của việc sử dụng thuốc trị tổ đỉa
Ưu điểm
Việc sử dụng thuốc tây y trong điều trị tổ đỉa có thể mang lại những ưu điểm như:
- Giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của bệnh tổ đỉa như ngứa ngáy, nổi mụn nước và bong tróc trên da
- Các loại thuốc đa dạng phong phú, tùy theo cơ địa và tình trạng của người bệnh các bác sĩ sẽ kê những loại thuốc khác nhau.
Nhược điểm
Ngoài những ưu điểm kể trên, việc sử dụng thuốc tây điều trị tổ đỉa cũng tồn tại một số nhược điểm dưới đây:
- Tồn tại nhiều rủi ro trong quá trình sử dụng, nếu không sử dụng đúng, đủ liều sẽ dẫn đến hiện tượng nhờn thuốc, nhất là đối với các loại thuốc kháng sinh
- Lạm dụng thuốc hoặc không tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ sẽ gây ra những tác dụng phụ như teo da, giãn tĩnh mạch, suy giảm miễn dịch, suy thận, loãng xương,… Ngoài ra một số thuốc uống khi sử dụng sẽ gây ảnh hưởng đến dạ dày, gan, thận,…
Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị tổ đỉa
Để đảm bảo quá trình sử dụng thuốc điều trị tổ đỉa được an toàn và đạt kết quả như mong muốn, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
- Không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa hoặc những người có chuyên môn.
- Cần tuân thủ đúng liều dùng và cách dùng và thời gian sử dụng mà bác sĩ đã hướng dẫn, kê đơn. Tránh tuyệt đối việc lạm dụng thuốc.
- Nếu bạn đang sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào khác, hoặc đang điều trị một căn bệnh nào đó, hãy thông báo với bác sĩ.
- Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu xuất hiện bất kỳ tác dụng phụ nào, bạn cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ.
Sodermix – kem trị tổ đỉa hiệu quả, an toàn của Pháp
Sodermix là dòng kem bôi chuyên biệt trị tổ đỉa, á sừng, viêm da cơ địa,… được nhập khẩu nguyên hộp trực tiếp từ Pháp. Sản phẩm hoàn toàn không chứa corticoid , được các bác sĩ chuyên khoa da liễu hàng đầu trong và ngoài nước tin dùng.
Sodermix là liệu pháp đầu tiên và duy nhất trên thị trường giúp bổ sung Enzyme Superoxide Dismutase (SOD) tự nhiên từ chiết xuất cà chua xanh, giúp chống lại các gốc tự do vô cùng hiệu quả, từ đó cải thiện các triệu chứng viêm da cơ địa, tổ đỉa một cách nhanh chóng, hiệu quả và cực kỳ an toàn.
Ngoài ra trong kem bôi Sodermix còn chứa thành phần dầu trái bơ và dầu khoáng thiên nhiên, giúp cung cấp độ ẩm cần thiết cho da, cải thiện rõ rệt tình trạng bong tróc, phục hồi và tái tạo hư tổn trên da. Sodermix thực sự là giải pháp an toàn, tối ưu, tiện lợi cho người bị chàm tổ đỉa.
Để đặt mua sản phẩm Sodermix giao hàng tận nhà vui lòng “BẤM VÀO ĐÂY”
Ngoài ra, bạn có thể tìm mua kem bôi sodermix tại các nhà thuốc trên toàn quốc, địa chỉ xem chi tiết “TẠI ĐÂY”
Cách rút ngắn thời gian điều trị bệnh tổ đỉa tại nhà
Ngoài việc sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và sử dụng kem bôi Sodermix, bạn có thể thực hiện thêm một số biện pháp dưới đây để rút ngắn thời gian điều trị bệnh tổ đỉa:
- Luôn giữ vùng da bị bệnh như bàn tay, bàn chân trong tình trạng sạch sẽ và khô thoáng, tránh tình trạng hầm bí khiến ra mồ hôi nhiều, sau khi tắm hoặc rửa tay chân cần dùng khăn mềm thấm khô nước trên da.
- Không gãi, cào lên vùng da tổn thương, việc làm này có thể khiến các mụn nước bị vỡ hoặc tạo các vết xước trên da, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Tránh sử dụng các loại chất tẩy rửa, hóa chất, xà phòng,… Nếu buộc phải sử dụng, bạn nên đeo găng tay cao su, tránh tiếp xúc trực tiếp với các chất này.
- Cung cấp đủ độ ẩm cho da để hạn chế tình trạng da khô, bong tróc, nứt nẻ, chảy máu,… bạn có thể bổ sung độ ẩm bằng cách uống đủ nước và thoa kem dưỡng ẩm.
- Nếu bị tổ đỉa ở chân, người bệnh nên sử dụng tất chân có chất liệu cotton với khả năng thấm hút tốt, tránh đi giày dép chật, bí hoặc chất liệu quá cứng.
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Tránh ăn các loại thực phẩm dễ gây kích ứng như tôm, cua, ghẹ, thịt bò, sữa, đậu phộng,…
Hy vọng những thông tin sodermix.com cung cấp trên đây sẽ giúp ích được cho bạn trong việc điều trị bệnh tổ đỉa. Để điều trị căn bệnh này hiệu quả nhất, bạn cần phải kiên trì và không được chủ quan, việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời là vô cùng quan trọng để tránh những biến chứng có thể xảy ra.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến bệnh tổ đỉa hoặc sản phẩm Sodermix, bạn có thể liên hệ trực tiếp đến tổng đài miễn cước 1800 6225 hoặc kết nối Zalo theo số điện thoại 0862 241 650 để được tư vấn và giải đáp nhanh nhất.
Thông tin về Kem bôi da SODERMIX® - Nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp®
Sodermix đã có mặt tại 108 nước trên thế giới sau 10 năm
- Hiệu quả:
Đối với viêm da cơ địa, chàm sữa:
- Chống viêm, giảm ngứa, mẩn đỏ, mụn nước
- Dưỡng ẩm, mềm da, không còn bong tróc, nứt nẻ
- Ngăn ngừa tái phát khi dùng đều đặn 2-3 tháng
Đối với sẹo lồi, sẹo thâm:
- Sáng da, mờ thâm chỉ từ 2 tuần
- Làm mềm, làm nhỏ và co chân sẹo chỉ từ 4 tuần
- Giá bán: 310.000đ/ tuýp(Dùng được khoảng 1 tháng)
- Đối tượng sử dụng:
Người bị Viêm da cơ địa, Chàm sữa, Eczema, Tổ đỉa, Ngứa, Sẹo lồi, sẹo thâm...
Đặc biệt, Sodermix hoàn toàn không có Corticoid nên có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.