Thuốc trị dị ứng ngứa da loại nào tốt?
Dị ứng da là căn bệnh phổ biến có thể xảy ra với bất cứ ai. Tình trạng dị ứng khiến người bệnh ngứa ngáy, khó chịu, gây ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ cũng như tâm lý người bệnh. Do đó, việc tìm hiểu về các thuốc trị dị ứng giảm ngứa nhận được sự quan tâm từ rất nhiều người. Nếu bạn cũng đang tìm kiếm thông tin về các thuốc trị dị ứng da, hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thêm thông tin nhé!
Mục lục
Thế nào là dị ứng da?
Dị ứng da là một phản ứng quá mẫn của cơ thể, xảy ra khi hàng rào bảo vệ da bị rối loạn. Da dễ bị kích ứng khi gặp các tác nhân như khói, bụi, lông thú vật, phấn hoa…
Ngoài ra, các bệnh lý về gan, thận còn làm giảm chức năng đào thải các chất độc, chất cặn bã trong cơ thể khiến cho các chất độc tích tụ dưới da dây ngứa, dị ứng.
☛ Tham khảo thêm về bệnh: Bệnh viêm da dị ứng: nguyên nhân và cách điều trị
Dị ứng da tại sao cần dùng thuốc điều trị?
Bệnh lý dị ứng da có những đặc điểm như:
- Các triệu chứng của bệnh: ngứa rát, nổi mẩn, đỏ ửng…
- Dễ lây lan và dễ tái phát.
- Thời gian bệnh kéo dài.
- Có thể tiến triển thành bệnh lý mãn tính hoặc các biến chứng nguy hiểm.
Vì vậy, người bệnh dị ứng da nên cân nhắc sử dụng thuốc điều trị vì:
- Thuốc giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu của bệnh như: ngứa ngáy, nổi mẩn…, hạn chế tình trạng lây lan từ vùng da bệnh sang vùng da lành. Nhờ đó, việc sử dụng thuốc giúp bệnh nhân có thể lấy lại sự tự tin và khôi phục cuộc sống bình thường.
- Sử dụng thuốc giúp kiểm soát tốt tình trạng bệnh, hạn chế tình trạng bệnh tiến triển thành bệnh lý mãn tính: Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, bệnh dị ứng da cấp tính có thể tiến triển thành bệnh lý mãn tính. Thậm chí, một số trường hợp, bệnh nhân có thể phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như hoại tử da, sốc phản vệ…
- Thuốc giúp ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả: Đặc biệt với các bệnh nhân dị ứng da theo mùa, dị ứng do thời tiết, phấn hoa… bệnh có thể tái phát liên tục.
Tiêu chí lựa chọn thuốc giảm ngứa dị ứng
Dưới đây là một số tiêu chí lựa chọn thuốc trị dị ứng da mà bệnh nhân có thể tham khảo:
Thành phần thuốc trị dị ứng ngứa da
Thuốc bôi sử dụng ngoài da:
- Chất sát trùng, kháng khuẩn.
- Chất dưỡng ẩm.
- Chất chống viêm.
- Chất làm dịu da, giảm ngứa.
Thuốc uống tác dụng toàn thân:
- Chất kháng Histamine.
- Corticoid toàn thân.
- Kháng sinh.
- Chất chống viêm.
Nguồn gốc, xuất xứ
Thuốc có thể được sản xuất trong hoặc ngoài nước. Bạn nên lựa chọn địa điểm bán uy tín, chất lượng, đảm bảo nguồn gốc rõ ràng. Đồng thời, bạn không nên mua các loại thuốc trôi nổi trên thị trường, chưa được cấp phép hoặc không có giấy chứng nhận tác dụng… không chỉ không chữa được bệnh, làm mất tiền của mà còn có thể làm tình trạng bệnh nặng thêm.
Tác dụng của thuốc trị dị ứng ngứa da
- Thuốc có tác dụng chống viêm.
- Thuốc giúp làm dịu da, giảm mẩn đỏ, ngứa ngáy, dị ứng ở vị trí tác dụng.
- Ngăn ngừa nhiễm trùng ở vùng da tổn thương.
- Phục hồi vùng da tổn thương, dưỡng da.
- Tăng cường sức đề kháng cho da.
Khi nào bệnh nhân dị ứng da cần đi khám bác sĩ?
Mặc dù chỉ là bệnh lý ngoài da, ít gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng đôi khi, dị ứng da lại gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như cuộc sống ngày thường của người bệnh.
Khi gặp phải các trường hợp dưới đây, bệnh nhân cần tìm đến sự trợ giúp Y tế càng sớm càng tốt để được xử lý kịp thời:
- Các nốt phát ban, mẩn đỏ, dị ứng không biến mất với các phương pháp điều trị tại nhà hoặc khi thuốc đang dùng không có tác dụng.
- Tình trạng bệnh tiến triển: đau tăng lên hoặc đổi màu ở vùng phát ban, sưng mặt hoặc tứ chi, sốt…
- Dị ứng da đi kèm các triệu chứng khác như: khó thở, chóng mặt, đau đầu hoặc cổ dữ dội, nôn mửa hoặc tiêu chảy lặp đi lặp lại, đau khớp, đau họng…
Nhóm thuốc trị dị ứng da hiệu quả
Thuốc bôi điều trị ngoài da
Dung dịch sát khuẩn, sát trùng
Làn da đang bị dị ứng, hệ miễn dịch suy giảm kèm theo các tổn thương trên da tạo điều kiện thích hợp cho vi khuẩn trong không khí, vi khuẩn kí sinh trên da có cơ hội xâm nhập. Dung dịch sát khuẩn, khử trùng có tác dụng phòng chống sự xâm nhập và gây hại của các vi sinh vật đó.
Thuốc sát khuẩn thường được dùng trong giai đoạn dị ứng da cấp tính, khi các mẩn đỏ, mụn nước bắt đầu vỡ ra hoặc khi dị ứng kèm theo các tổn thương trên da.
Một số dung dịch sát khuẩn hiện nay thường được sử dụng: nước muối sinh lý, cồn Iod…
Thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh dạng bôi thường được dùng trong trường hợp dị ứng da có kèm bội nhiễm. Thuốc kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn, ngăn chặn nhiễm trùng.
Trong các đơn thuốc, thuốc kháng sinh thường được kê đơn cùng các thuốc bôi chứa Corticoid để nâng cao hiệu quả điều trị.
Thuốc Corticoid
Thuốc Corticoid là một thuốc ức chế miễn dịch thường được sử dụng cho người bệnh bị dị ứng da, đặc biệt với trường hợp bệnh cấp tính, tình trạng nặng, sau khi sử dụng nhiều cách nhưng không khỏi.
Corticoid cần được sử dụng dưới sự chỉ định và theo dõi chặt chẽ của bác sĩ. Do Corticoid là thuốc có nhiều tác dụng phụ gây hại với sức khỏe như làm da nóng rát, khiến da nhạy cảm, phát ban, bong tróc, khô da… Người bệnh nên trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng Corticoid, đồng thời cũng cần chú ý một số vấn đề như: hạn chế tiếp xúc với ánh nắng, tia UV…
Thuốc ức chế Calcineurin
Với những bệnh nhân dị ứng da mức độ nhẹ đến trung bình, các chất ức chế Calcineurin tại chỗ thường được ưu tiên sử dụng. Thuốc có vai trò là chất điều hòa miễn dịch, đồng thời có tính chống viêm. Ngoài ra, thuốc ức chế Calcineurin không gây ra nhiều tác dụng phụ như nhóm Corticoid, không làm mỏng da hoặc nguy cơ gây ra các tổn thương trên da.
Vì vậy, bệnh nhân dị ứng da ở các khu vực có làn da mỏng như: mặt, bộ phận sinh dục và nếp gấp cơ thể có thể cân nhắc sử dụng nhóm thuốc này.
Thuốc ức chế Calcineurin tại chỗ được sử dụng hiện nay là: kem Pimecrolimus (Elidel TM), thuốc mỡ Tacrolimus (Protopic TM)…
Thuốc uống trị dị ứng toàn thân
Thuốc kháng Histamine H1
Thuốc có tác dụng làm giảm các triệu chứng của bệnh dị ứng da do ức chế sự giải phóng Histamine – một chất trung gian tế bào gây ra phản ứng viêm. Thuốc kháng H1 có thể được sử dụng trong cả giai đoạn cấp và mãn tính của bệnh dị ứng da.
Một số thuốc kháng H1 được dùng hiện nay: Loratidin, Cetirizin, Fexofenadin…
Thuốc Corticoid đường uống
Corticoid đường uống thường được chỉ định cho tình trạng dị ứng nghiêm trọng toàn thân, có thể gây viêm và phù nề nghiêm trọng. Tuy nhiên, thuốc chỉ được dùng trong thời gian ngắn, giảm liều từ từ khi các triệu chứng của bệnh giảm.
Mặc dù đem lại tác dụng chống viêm, chống dị ứng mạnh nhưng Corticoid lại được ví như một con dao hai lưỡi. Thuốc có rất nhiều tác dụng phụ, dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như: suy tuyến thượng thận, loãng xương, tăng huyết áp…
Ngoài ra, với bệnh nhân dị ứng da mạn tính, Corticoid cũng không được bác sĩ chỉ định.
Thuốc kháng sinh đường uống, tiêm
Thuốc kháng sinh đường uống, tiêm được chỉ định với bệnh nhân dị ứng da có kèm bội nhiễm. Thuốc kháng sinh giúp ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh, cải thiện tình trạng nhiễm trùng, ngăn ngừa bệnh lan rộng.
Thông thường, thuốc kháng sinh sẽ được chỉ định dùng trong 7 – 10 ngày, tùy vào tình trạng bệnh. Người bệnh cần lưu ý dùng đều đặn và đúng liều, tránh tình trạng kháng thuốc.
Một số thuốc được dùng hiện nay trong bệnh viện:
- Bội nhiễm do vi khuẩn: Kháng sinh nhóm Penicillin, kháng sinh Macrolid.
- Bội nhiễm do nấm: Fluconazole, Itraconazole…
Thuốc chống viêm không Steroid
Thuốc chống viêm không Steroid có khả năng ức chế Enzym COX – 1,2, làm giảm quá trình sản xuất Prostaglandin – là một chất trung gian hóa học gây viêm.
Thuốc thường được dùng cho đối tượng bệnh nhân dị ứng da có các triệu chứng như: sưng viêm nhẹ, nóng rát, nổi mẩn đỏ… hoặc các bệnh nhân dị ứng da có kèm bội nhiễm. Ngoài ra, thuốc được chống chỉ định với các bệnh nhân có tiền sử bệnh viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày…
☛ Tham khảo chi tiết: Viêm da dị ứng uống thuốc gì?
Việc sử dụng thuốc cần có sự kê đơn và theo dõi của bác sĩ, bệnh nhân không nên tự ý sử dụng thuốc. Mặc dù giúp làm giảm nhanh các triệu chứng bệnh nhưng các dòng thuốc Tây Y tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ có hại cho cơ thể. Bên cạnh đó, một số đối tượng có làn da nhạy cảm dễ bị kích ứng khi sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da.[/tds_note]Lúc này, bạn nên cân nhắc sử dụng sản phẩm kem bôi Sodermix – giúp trị dứt điểm bệnh dị ứng da một cách an toàn.
Sodermix – trị dứt điểm dị ứng ngứa trên da an toàn
Sodermix được biết đến là dòng sản phẩm chuyên biệt cho viêm da cơ địa, viêm da dị ứng, chàm sữa và sẹo lồi. Sản phẩm được nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp với ưu điểm vượt trội là hoàn toàn KHÔNG CHỨA CORTICOID.
Kem bôi Sodermix được chiết xuất hoàn toàn từ các nguyên liệu thiên nhiên nên rất an toàn cho da. Vì thế, sản phẩm có thể dùng cho đối tượng có làn da nhạy cảm nhất, phụ nữ có thai, trẻ sơ sinh…
Về thành phần và công dụng, Sodermix là dòng sản phẩm duy nhất trên thị trường hiện nay có chứa enzym SOD – một hoạt chất chống viêm, giảm ngứa được chiết xuất từ quả cà chua xanh châu Âu. Enzym SOD giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh dị ứng da, giảm mẩn đỏ, ngứa ngáy… Ngoài ra, Sodermix còn có chứa dầu quả bơ, dầu khoáng… giúp làm mềm da, dưỡng da, tái tạo vùng da bị tổn thương.
Theo nghiên cứu thực hiện tại Ukraine, sau khi sử dụng sản phẩm tình trạng ngứa, mẩn đỏ giảm đáng kể sau 3 – 4 ngày. Bên cạnh đó nếu sử dụng đều đặn 2-3 tháng tình trạng dị ứng mẩn ngứa có thể hoàn toàn biến mất không tái phát.
Với công dụng đa trong một, hiệu quả trị dị ứng da vượt trội, Sodermix được rất nhiều bệnh nhân và bác sĩ, chuyên gia tin tưởng và ưu tiên lựa chọn.
Để tìm địa chỉ gần nhất có bán kem bôi Sodermix, vui lòng “XEM TẠI ĐÂY”
“BẤM VÀO ĐÂY” Để đặt mua Sodermix giao hàng thanh toán tại nhà.
Lưu ý khi sử dụng thuốc trị dị ứng da
Khi bị dị ứng da, song song với việc sử dụng thuốc, bệnh nhân cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Hỏi ý kiến bác sĩ điều trị về các thuốc bạn đang dùng để tránh tương tác thuốc có hại.
- Vệ sinh da sạch sẽ trước khi bôi thuốc để tránh bội nhiễm.
- Hỏi ý kiến bác sĩ khi bôi thuốc cho vùng da bị tiết dịch.
- Sau khi bôi thuốc, nên dùng băng, gạc mỏng để che lại vùng da bị tổn thương để tránh viêm nhiễm, bội nhiễm.
- Lưu ý với một số dược chất mà bệnh nhân bị dị ứng.
- Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, đặc biệt một số thuốc không bôi lên vùng mắt, miệng, tai…
- Tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn điều trị của bác sĩ.
- Không tự ý mua thuốc về sử dụng khi không có sự chỉ định của bác sĩ.
- Tái khám hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ khi bệnh không được cải thiện, các triệu chứng bệnh nặng hơn hoặc dị ứng da kèm theo các triệu chứng khác.
Dị ứng da không phải căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng nhưng rất khó chịu, gây nhiều ảnh hưởng tới sinh hoạt và đời sống của người bệnh. Sử dụng thuốc là biện pháp nhanh chóng đẩy lùi các triệu chứng của bệnh gây ra. Trên đây là toàn bộ thông tin về việc sử dụng thuốc trị dị ứng da, rất mong đem đến cho bạn những thông tin hữu ích.
Tài liệu tham khảo:
- https://www.aaaai.org/Tools-for-the-Public/Conditions-Library/Allergies/Allergic-Skin-Conditions
- https://medlineplus.gov/medlineplus-videos/histamine-the-stuff-allergies-are-made-of/
- https://medlineplus.gov/lab-tests/allergy-skin-test/
- https://www.healthline.com/health/allergies/allergic-reaction
- https://suckhoedoisong.vn/thuoc-dieu-tri-viem-da-di-ung-169196084.htm
Thông tin về Kem bôi da SODERMIX® - Nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp®
Sodermix đã có mặt tại 108 nước trên thế giới sau 10 năm
- Hiệu quả:
Đối với viêm da cơ địa, chàm sữa:
- Chống viêm, giảm ngứa, mẩn đỏ, mụn nước
- Dưỡng ẩm, mềm da, không còn bong tróc, nứt nẻ
- Ngăn ngừa tái phát khi dùng đều đặn 2-3 tháng
Đối với sẹo lồi, sẹo thâm:
- Sáng da, mờ thâm chỉ từ 2 tuần
- Làm mềm, làm nhỏ và co chân sẹo chỉ từ 4 tuần
- Giá bán: 310.000đ/ tuýp(Dùng được khoảng 1 tháng)
- Đối tượng sử dụng:
Người bị Viêm da cơ địa, Chàm sữa, Eczema, Tổ đỉa, Ngứa, Sẹo lồi, sẹo thâm...
Đặc biệt, Sodermix hoàn toàn không có Corticoid nên có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.