Viêm da cơ địa L20 là gì?

Chào bác sĩ, Em đang bị viêm da cơ địa ở tay và mãi không thấy đỡ dù đã làm nhiều cách như ngâm rửa bằng lá trầu không, lá chè xanh,... Hôm trước em có đi khám, khi xem kết quả thấy ghi là bị viêm da cơ địa L20. Em đang thắc mắc không biết viêm da cơ địa L20 là gì? Bác sĩ có thể giải thích giúp em được không ạ? Và bị viêm da cơ địa như em thì nên ăn gì, kiêng gì cho bênh nhanh khỏi. Em cảm ơn bác sĩ!

Trần Cường - Bắc Ninh

Trả lời

Chào bạn Cường, cám ơn bạn đã gửi những thắc mắc đang gặp phải cho chúng tôi. Về câu hỏi của bạn, chuyên gia giải đáp như sau:

Thứ nhất, viêm da cơ địa L20 là gì?

Viêm da cơ địa (tiếng anh gọi là Atopic dermatitis) là một bệnh lý viêm da mãn tính, thường dai dẳng và dễ tái phát. Đặc điểm của chứng bệnh này đó là tiến triển theo từng đợt, rất hay tái phát, thường gặp nhiều ở trẻ nhỏ với các tổn thương dạng chàm trên da gây ngứa ngáy, trợt loét, nứt nẻ và bong tróc,... (Xem chi tiết tại: Viêm da cơ địa - Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị) Viêm da cơ địa mãn tính đặc trưng bởi tình trạng viêm lớp nông ở da, biểu hiện lâm sàng gồm: da xuất hiện tình trạng ửng đỏ, khô, nứt nẻ, bong tróc từng mảng, ngứa ngáy và xuất hiện nhiều mụn nước,... Cho đến hiện tại thì vẫn chưa biết được chính xác nguyên nhân gây viêm da cơ địa, các nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh có liên quan đến tình di truyền và hệ miễn dịch. Ngoài ra, một số yếu tố được coi là có thể kích thích viêm da cơ địa bùng phát như: thời tiết thay đổi đột ngột, tiếp xúc với lông động vật, phấn hoa, hóa chất,... Nhiều người thắc mắc khi thấy thuật ngữ viêm da cơ địa l20, không biết thuật ngữ này chỉ bệnh gì. Thật ra viêm da cơ địa L20 là quy định đặt mã cho chứng bệnh này trong y tế, dùng để chỉ bệnh viêm da cơ địa cần điều trị dài ngày.

Thứ hai, viêm da cơ địa L20 có nguy hiểm?

Các triệu chứng của viêm da cơ địa gây ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng xấu đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Tuy viêm da cơ địa không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không điều trị dứt điểm, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng như:
  • Gây nhiễm trùng và bội nhiễm da, đặc biệt là khi người bệnh gãi nhiều. Gãi khiến vùng da bị bệnh có thể lan rộng, đồng thời tạo điều kiện cho vi khuẩn từ móng tay xâm nhập gây nhiễm trùng, lở loét, nặng hơn có thể là hoại tử
  • Nếu viêm da cơ địa bội nhiễm do virus thì có thể gây tình trạng sốt, mọc mụn nước, nặng hơn có thể gây tổn thương nội tạng, thậm chí là tử vong nếu bệnh tiến triển nặng
  • Viêm da cơ địa xuất hiện ở vùng da quanh mắt có thể khiến thị lực suy giảm, vi khuẩn xâm nhập vào mắt gây viêm kết mạc, viêm mí mắt, chảy nước mắt liên tục,...
  • Gây sẹo: Viêm da cơ địa có thể gây ra sẹo, ảnh hưởng đến thẩm mỹ của người bệnh, khiến người bệnh mất tự tin khi tiếp xúc với mọi người
Ngoài các biến chứng trên, viêm da cơ địa có thể khiến người bệnh đối mặt với các bệnh dị ứng khác như suy hô hấp, viêm mũi dị ứng, hen phế quản, hen suyễn Không những vậy, viêm da cơ địa rất dễ tái phát và lan rộng ra các vùng da khác khiến việc điều trị tốn kém và mất thời gian.

Thứ ba, viêm da cơ địa nên ăn gì, kiêng gì?

Nên ăn

Các thực phẩm có chứa vitamin nhóm B Vitamin nhóm B bao gồm các loại như B1, B2, B6, B12,... là nhóm vitamin không thể thiếu đối với cơ thể con người. Thiếu các vitamin này có thể gây ra tình trạng khô da, thiếu máu, chán ăn, rụng tóc, suy nhược cơ thể,... Với trường hợp bị viêm da cơ địa, bổ sung các vitamin nhóm B sẽ giúp da khỏe mạnh hơn, hạn chế tình trạng khô, bong tróc da. Ngoài ra, vitamin nhóm B còn tham gia vào hoạt động tiêu diệt các gốc tự do - căn nguyên dẫn đến tình trạng viêm da cơ địa. Các thực phẩm chứa nhiều vitamin nhóm B được kể đến như chuối, đậu đỏ, đậu phộng, óc chó, gạo lứt, hạt điều,... Người bệnh có thể bổ sung những loại thực phẩm này vào bữa ăn hàng ngày. Lưu ý chỉ nên bổ sung đủ, không nên bổ sung quá liều nhóm vitamin này vì như vậy có thể gặp phải các tác dụng phụ như lượng đường trong máu cao,... Và nếu có ý định bổ sung bằng cách uống vitamin B tổng hợp thì người bệnh cần tham khảo trước ý kiến của bác sĩ, không nên tự ý mua về sử dụng tùy tiện Thực phẩm chứa vitamin A Người bệnh viêm da cơ địa nên ăn các thực phẩm chứa nhiều vitamin A như cà rốt, khoai lang, lươn, trứng vịt lộn, gan lợn, cá chép, bí ngô,... giúp da khỏe mạnh, chống lại các kích ứng, cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát, kích thích phục hồi da. Những thực phẩm này thích hợp dùng cho cả người lớn và trẻ em bị viêm da cơ địa Thực phẩm có chứa vitamin E Những thực phẩm chứa nhiều vitamin E như uả bơ, quả đu đủ, rau cải, hạt hướng dương, quả ô liu, giá đỗ,… cực kỳ tốt cho người bệnh viêm da cơ địa. Chúng giúp làn da khỏe mạnh, giảm thiểu tình trạng khô ráp, ngứa rát, kích thích sản sinh collagen đẩy nhanh quá trình phục hồi da.

Nên kiêng

Ngoài việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng giúp tăng cường thể trạng, nâng cao đề kháng thì người bệnh viêm da cơ địa cần phải kiêng một số loại thực phẩm dễ gây dị ứng, khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Dưới đây là một số loại thực phẩm nên kiêng:
  • Hải sản
  • Thịt bò
  • Thịt gà
  • Các đồ ăn muối chua
  • Đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ
  • Các loại mắm tốm, mắm ruốc
  • Các loại đồ ăn chế biến sẵn, đồ đóng hộp
  • Các loại đồ uống chứa cồn như rượu, bia,...
  • Các chất kích thích như thuốc lá, cà phê,...
☛ Xem chi tiết tại bài: Viêm da cơ địa nên ăn gì, kiêng gì?

Cuối cùng, cần lưu ý gì khi bị viêm da cơ địa l20

Viêm da cơ địa l20 là chứng bệnh mãn tính, rất dễ tái phát nên người bệnh cần chú ý thực hiện các biện pháp sau vừa giúp bệnh nhanh khỏi vừa hạn chế được bệnh bùng phát trở lại:
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tắm gội thường xuyên giúp loại bỏ mồ hôi, bụi bẩn trên da
  • Không nên tắm bằng nước quá nóng, chỉ nên tắm bằng nước âm và kỳ cọ nhẹ nhàng để làm sạch da
  • Sử dụng các loại xà phòng, sữa tắm lành tính, phù hợp với làn da
  • Tuyệt đối không được cào gãi vùng da tổn thương vì có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, bội nhiễm
  • Giữ môi trường sống sạch sẽ, hạn chế tối đa việc tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố kích thích bằng cách đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài, mặc ấm mỗi khi trời lạnh, đeo gang tay mỗi khi phải tiếp xúc với chất tẩy rửa, hạn chế tiếp xúc với lông chó mèo,..
  • Bôi kem dưỡng ẩm thường xuyên giúp da mềm mại, hạn chế khô nứt
  • Uống đủ nước mỗi ngày
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng giúp nâng cao đề kháng, tăng cường miễn dịch
  • Cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi, luôn giữ tinh thần lạc quan, hạn chế tình trạng căng thắng, stress kéo dài
Trên đây là những giải đáp về viêm da cơ địa L20 cũng như những lời khuyên về những thực phẩm nên ăn, nên kiêng khi bị viêm da cơ địa mà chuyên gia tư vấn muốn gửi đến bạn Trần Cường. Hi vọng với những thông tin này bạn đã có thêm phần nào kiến thức để chăm sóc tốt cho sức khỏe bản thân. Chúc bạn nhanh khỏi bệnh!

Bài viết liên quan

Xem thêm »

BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT

Xem thêm »
Loading...