Phác đồ điều trị viêm da tiếp xúc hiệu quả

Viêm da tiếp xúc là bệnh da liễu rất phổ biến, có thể xảy ra với bất cứ ai. Do đó, việc điều trị căn bệnh này luôn nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. Nếu bạn cũng quan tâm đến phác đồ điều trị viêm da tiếp xúc, hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thêm thông tin nhé.

Viêm da tiếp xúc là gì?

Viêm da tiếp xúc là tình trạng xuất hiện những tổn thương trên da sau khi tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng hoặc kích ứng bên ngoài.

Tình trạng này xảy ra do hoạt tính của chất gây dị ứng, kích ứng mà người bệnh đã tiếp xúc, không liên quan đến khả năng đáp ứng trung gian miễn dịch qua tế bào lympho T hoặc các dị nguyên liên quan đến đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào.

Khi bị viêm da tiếp xúc, trên da thường xuất hiện những nốt sẩn đỏ và nổi mụn nước

Để có thể điều trị tốt bệnh viêm da tiếp xúc, ta cần tìm ra căn nguyên gây bệnh. Viêm da tiếp xúc có thể được chia ra thành hai loại chính với những tác nhân gây bệnh khác nhau.

Viêm da tiếp xúc kích ứng

Trong các trường hợp viêm da tiếp xúc thì viêm da tiếp xúc kích ứng chiếm tới 80%. Phản ứng viêm sẽ xuất hiện trên da sau khi tiếp xúc với các chất gây kích ứng. Phản ứng này không liên quan đến hệ miễn dịch. Các tác nhân kích ứng sẽ lấy đi lớp dầu tự nhiên bảo da và tạo nên phản ứng dị ứng.

Một số chất có khả năng gây nên tình trạng viêm da tiếp xúc kích ứng có thể kể đến như:

  • Các hóa chất có đặc tính acid, bazơ mạnh
  • Chất tẩy rửa mạnh, thuốc tẩy quần áo, xà phòng có độ kiềm cao
  • Các loại sơn, aceton,
  • Nhựa thông, một số loại cây như ớt hoặc cây trạng nguyên,…
  • Các loại côn trùng như kiến ba khoang, bướm (phấn bướm),…
  • Nhựa, epoxy và một số chất dẻo.

☛ Chi tiết hơn về bệnh đọc tại bài viết: Viêm da tiếp xúc kích ứng

Viêm da tiếp xúc dị ứng

Viêm da tiếp xúc dị ứng là tình trạng viêm da có sự tham gia của hệ thống miễn dịch. Tình trạng này xảy ra do các phản ứng quá mẫn qua trung gian tế bào loại IV, được chia thành 2 giai đoạn: nhạy cảm với dị nguyên và phản ứng dị ứng sau khi tiếp xúc lại với dị nguyên đó.

Hình ảnh viêm da do tiếp xúc Niken khi đeo trang sức

Viêm da tiếp xúc dị ứng có thể khởi phát bởi những tác nhân sau:

  • Tiếp xúc với chất độc trong các loại cây như cây thường xuân độc, cây sơn độc
  • Tiếp xúc với thuốc nhuộm, uốn hoặc duỗi tóc
  • Dị ứng với Niken, kim loại phổ biến dùng chế tạo trang sức và khóa thắt lưng
  • Các sản phẩm làm từ da (dép, túi xách, thắt lưng,…), đặc biệt là các hóa chất được sử dụng để thuộc da
  • Cao su latex
  • Một số loại trái cây có múi, đặc biệt là vỏ trái cây, ví dụ như cam, quýt
  • Chất tạo mùi có trong xà phòng, dầu gội, kem dưỡng da, nước hoa và mỹ phẩm
  • Một số loại thuốc sử dụng ngoài da.

Một số loại viêm da tiếp xúc dị ứng hiếm gặp có xu hướng nặng lên do ánh sáng là dị ứng ánh sáng và ngộ độc ánh sáng.

☛ Có thể bạn quan tâm: Viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt

Chẩn đoán viêm da tiếp xúc

Các triệu chứng của viêm da tiếp xúc có thể khác nhau tùy theo từng căn nguyên gây bệnh, tuy nhiên chúng có dấu hiệu điển hình nhất là trên da xuất hiện tình trạng viêm đỏ, ngứa.

Chẩn đoán lâm sàng

Việc chẩn đoán viêm da tiếp xúc được dựa trên bệnh sử và các dấu hiệu lâm sàng như những tổn thương trên da (vị trí, cách phân bố). Ngoài ra, việc nghiên cứu cấu trúc tế bào (mô học) có thể giúp chẩn đoán chính xác hơn. Các yếu tố dị nguyên có thể được phát hiện bằng Patch test. Việc chẩn đoán lâm sàng cần nhận định rõ viêm da tiếp xúc kích ứng hay viêm da tiếp xúc dị ứng.

Viêm da tiếp xúc kích ứng: tình trạng thương tổn cấp tính trên da diễn tiến từ hồng ban đến hình thành mụn nước, ăn mòn da, sau đó đến phỏng và hoại tử. Hồng ban xuất hiện trên da có giới hạn rõ ràng, phù nông tương ứng với vị trí da tiếp xúc với chất gây kích ứng. Với trường hợp viêm da tiếp xúc mãn tính sẽ nhận thấy da khô, nứt nẻ, hồng ban, dày sừng, da bong tróc thành các kẽ nứt và tạo mày. Những tổn thương này có thể phân bố đơn độc, tại một vị trí rồi sau đó lan ra vùng da khác hoặc toàn thân tùy vào độc tính của tác nhân kích ứng.

Viêm da tiếp xúc dị ứng: Những tổn thương trên da phụ thuộc vào tình trạng dị ứng nặng – nhẹ, vị trí và thời gian tiếp xúc. Viêm da dị ứng có thể chia thành 3 cấp độ khác nhau, cụ thể:

  • Thương tổn cấp tính trên da có những biểu hiện như: xuất hiện mụn nước trên nền da hồng ban có giới hạn rõ ràng, kèm theo phù và/hoặc sần. Trong trường hợp nặng, có thể xuất hiện các bọng nước, các vết trợt, xuất tiết và tạo mày.
  • Thương tổn bán cấp tính trên da xuất hiện những mảng hồng ban nhỏ, da có vảy khô, có thể kèm theo sẩn đỏ đầu nhọn hoặc chắc tròn.
  • Thương tổn mãn tính: trên da xuất hiện các mảng lichen hóa, tróc vảy, có những vết sẩn nhỏ, tròn cứng hoặc sẩn đầu dẹt, các vết trầy xước, kèm theo hồng ban và da trở nên sậm màu hơn. Những tổn thương trên da ban đầu phân bố đơn độc, tại một vị trí rồi sau đó lan đến một vùng hoặc toàn thân.
Phân biệt viêm da tiếp xúc kích ứng và viêm da tiếp xúc dị ứng

Chẩn đoán cận lâm sàng

Việc chẩn đoán cận lâm sàng viêm da tiếp xúc có thể được tiến hành bằng các phương pháp khác nhau, trong đó 2 phương pháp mô học và Patch test thường được sử dụng và đem lại kết quả tốt.

Các dấu hiệu chẩn đoán cận lâm sàng viêm da tiếp xúc

Phác đồ điều trị viêm da tiếp xúc

Một số liệu pháp điều trị viêm da tiếp xúc

Sử dụng thuốc Corticosteroid

Tình trạng viêm da dị ứng cấp tính có thể điều trị tại chỗ bằng corticosteroid nhóm II hoặc -III. Tùy vào vị trí vùng da tổn thương, cũng như mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm da tiếp xúc, loại corticosteroid phù hợp sẽ được lựa chọn.

Nếu quá trình điều trị buộc phải sử dụng thuốc trong thời gian dài, các chế phẩm corticosteroid có nguy cơ teo da thấp sẽ được ưu tiên sử dụng, ví dụ như mometasone furoate, methylprednisolone aceponate, hydrocortisone butyrate.

Thuốc kháng calcineurin

Những loại thuốc kháng calcineurin thường kém hiệu quả hơn corticosteroid mạnh trong điều trị viêm da tiếp xúc. Tuy nhiên, trong trường hợp phải sử dụng lâu dài, những loại thuốc này có thể có lợi cho người bệnh trong điều trị viêm da tiếp xúc hơn so với corticosteroid, đặc biệt ở những vùng da mỏng, nhạy cảm vì chúng không có nguy cơ teo da như corticosteroid.

Liệu pháp quang trị liệu

Tia cực tím sóng ngắn (UVB) và PUVA (psoralen kết hợp với UV-A) có khả năng đem hiệu quả cao trong điều trị bệnh viêm da tiếp xúc mãn tính.

Phương pháp này được xem xét áp dụng sau khi phương pháp điều trị tại chỗ và uống thuốc không mang lại hiệu quả mong muốn.

Điều trị toàn thân

Trong trường hợp điều trị tại chỗ không đem lại hiệu quả cần thiết, biện pháp điều trị toàn thân là điều cần thiết. Trong đó:

  • Có thể sử dụng thuốc có chứa corticosteroid để điều trị toàn thân ngắn hạn (từ 3 ngày đến 2 tuần), đặc biệt đối với viêm da tiếp xúc diện rộng trong các trường hợp cấp tính, nặng
  • Với những bệnh nhân bị viêm da tay kháng trị liệu, có thể dùng đường uống dài hạn cyclosporine A
  • Trong trường hợp cyclosporine không hiệu quả hoặc chống chỉ định, có thể sử dụng các thuốc điều hòa miễn dịch khác như azathioprine, mycophenolate mofetil, hoặc methotrexate.
Phác đồ chung điều trị viêm da tiếp xúc

☛ Thông tin tham khảo: Viêm da tiếp xúc bôi thuốc gì?

Phác đồ điều trị viêm da tiếp xúc theo từng trường hợp

Điều trị viêm da tiếp xúc kích ứng cấp tính

  • Xác định và loại bỏ tác nhân gây viêm da tiếp xúc kích ứng
  • Chườm mát để giảm viêm và hạn chế tạo mụn nước
  • Sử dụng Glucocorticoid tại chỗ loại I
  • Trong trường hợp viêm da tiếp xúc kích ứng có dấu hiệu nặng,  có thể được chỉ định dùng Glucocorticoid toàn thân. Sử dụng thuốc Prednisone trong 2 tuần, khởi đầu dùng 60mg, giảm dần mỗi 10mg mỗi lần.

Điều trị viêm da tiếp xúc bán cấp và mạn tính

  • Xác định và loại bỏ các nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc kích ứng.
  • Sử dụng Glucocorticoid tại chỗ nhóm mạnh betamethasone dipropionate hoặc clobetasol propionate và sử dụng đủ các chất bôi giữ ẩm.
  • Ngay cả khi các triệu chứng đã biến mất, vẫn cần ít nhất khoảng 4 tháng trở lên thì hàng rào bảo vệ da mới khôi phục được chức năng bình thường do đó nên duy trì bôi kem/ thuốc mỡ để dưỡng ẩm ngay cả khi da đã lành.
  • Sử dụng Pimecrolimus, tacrolimus tại chỗ để làm giảm tình trạng viêm đỏ, ngứa trên da.
  • Nếu các phương pháp điều trị trên không đáp ứng, hoặc đáp ứng ít, cần cân nhắc điều trị bằng liệu pháp ánh sáng UVB/PUVA.

Phác đồ trị viêm da tiếp xúc dị ứng

Để quá trình điều trị bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng đạt hiệu quả cao nhất thì việc xác định và loại bỏ các tác nhân gây bệnh tiềm ẩn là vô cùng quan trọng. Nếu không tìm được tác nhân dị ứng, người bệnh sẽ đối diện với nguy cơ bị viêm da mãn tính hoặc có khả năng tái phát rất cao.

Quá trình điều trị viêm da tiếp xúc dị ứng có thể tiến hành theo dưới đây:

  • Phát hiện và chẩn đoán các dị nguyên, xác định nguồn dị nguyên để có biện pháp tránh tiếp xúc
  • Áp dụng các biện pháp giữ ẩm và tạo hàng rào kem bảo vệ da, sử dụng Corticosteroids tại chỗ
  • Sử dụng Pimecrolimus, tacrolimus tại chỗ để gây ức chế calcineurin, làm giảm tình trạng viêm ngứa trên da.
  • Đắp ướt/ nhúng vùng bị tổn thương với dung dịch Burow (aluminum acetate), thuốc tím pha loãng 1/10.000.
  • Ở giai đoạn sớm của bệnh có thể sử dụng Glucocorticoid tại chỗ loại I đến III
  • Trong trường hợp bệnh nặng có thể sử dụng thuốc uống có chứa Corticosteroids đường uống: Prednisolone
  • Sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch: Azathioprine, Ciclosporin
  • Sử dụng kháng sinh tại chỗ và toàn thân (tùy từng trường hợp)
  • Trong trường hợp viêm da tiếp xúc dị ứng do Dị ứng ánh sáng cần tránh ánh sáng tử ngoại bằng cách sử dụng kem chống nắng kết hợp các biện pháp che chắn
  • Trong trường hợp bệnh nặng, vùng da tổn thương chảy dịch, cuộc sống sinh hoạt của người bệnh bị ảnh hưởng có thể sử dụng Glucocorticoid toàn thân.
  • Sử dụng liệu pháp ánh sáng PUVA/UVB.
Các loại thuốc điều trị nêu trên mang tính chất tham khảo. Người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khi không có sự tư vấn, kê đơn của bác sĩ.

Trị viêm da tiếp xúc với kem bôi Sodermix

Sodermix là dòng kem bôi chuyên biệt cho viêm da cơ địa, á sừng, chàm ngứa, viêm da tiếp xúc, tổ đỉa,… Sản phẩm KHÔNG CHỨA CORTICOID, đặc biệt an toàn cho người sử dụng.

Kem bôi Sodermix chứa hoạt chất SOD giúp làm giảm nhanh các triệu chứng viêm ngứa của bệnh viêm da tiếp xúc

Sodermix giúp bổ sung enzyme Superoxide Dismutase (SOD) từ trái cà chua xanh châu Âu, với khả năng chống oxy hóa đặc hiệu, mang lại hiệu quả nhanh chóng với các tình trạng viêm, ngứa và tổn thương trên da. Ngoài ra, Sodermix còn chứa tinh dầu trái bơ và thành phần dầu khoáng thiên nhiên, giúp bổ sung độ ẩm, phục hồi da hư tổn, giúp da trở nên mềm mại, mịn màng hơn, không còn bong tróc, nứt nẻ.

Kem bôi Sodermix là giải pháp an toàn thay thế corticoid ở những bệnh nhân viêm da tiếp xúc thể vừa và nhẹ, đồng thời làm giảm thời gian sử dụng corticoid ở bệnh nhân thể nặng, đã qua giai đoạn cấp tính. Sản phẩm hoàn toàn không gây tác dụng phụ, thích hợp cho cả trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

Sau khi làm sạch da, người bệnh viêm da tiếp xúc có thể lấy một lượng kem vừa đủ, thoa một lớp mỏng lên vùng da bị tổn thương. Nên thực hiện thoa kem lên vùng da bị tổn thương ít nhất 2 lần 1 ngày.

Bạn có thể tìm mua sản phẩm kem bôi Sodermix tại các nhà thuốc trên toàn quốc XEM TẠI ĐÂY

Hoặc có thể đặt mua online giao hàng tận nhà bằng cách CLICK VÀO ĐÂY

Bệnh viêm da tiếp xúc, đặc biệt là viêm da tiếp xúc kích ứng rất dễ khởi phát ở tất cả mọi người. Cách phòng bệnh tốt nhất là tránh xa các tác nhân gây bệnh. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về bệnh lý hoặc sản phẩm Sodermix, bạn có thể gọi điện trực tiếp đến tổng đài miễn cước 1800 6225 hoặc kết nối Zalo theo số điện thoại 0862 241 650 để được tư vấn và giải đáp nhanh nhất.

Nguồn tham khảo:

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4484750/

https://phacdochuabenh.com/phac-do/da-lieu/13.php

https://syt.bacgiang.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc/-/asset_publisher/6CWBO9WiZqsQ/content/benh-viem-da-tiep-xuc-thuoc-va-cach-ieu-tri

Cập nhật lúc: 08/11/2023

Bài viết liên quan

Xem thêm »

Thông tin về Kem bôi da SODERMIX® - Nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp®

Sodermix đã có mặt tại 108 nước trên thế giới sau 10 năm

  • Hiệu quả:

    Đối với viêm da cơ địa, chàm sữa:

    - Chống viêm, giảm ngứa, mẩn đỏ, mụn nước

    - Dưỡng ẩm, mềm da, không còn bong tróc, nứt nẻ

    - Ngăn ngừa tái phát khi dùng đều đặn 2-3 tháng

    Đối với sẹo lồi, sẹo thâm:

    - Sáng da, mờ thâm chỉ từ 2 tuần

    - Làm mềm, làm nhỏ và co chân sẹo chỉ từ 4 tuần

  • Giá bán: 310.000đ/ tuýp(Dùng được khoảng 1 tháng)
  • Đối tượng sử dụng:

    Người bị Viêm da cơ địa, Chàm sữa, Eczema, Tổ đỉa, Ngứa, Sẹo lồi, sẹo thâm...

    Đặc biệt, Sodermix hoàn toàn không có Corticoid nên có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...