Bệnh eczema có chữa khỏi được không?
Bệnh eczem có chữa khỏi được không là vấn đề được khá nhiều người qua tâm. Do căn nguyên gây bệnh phức tạp kết hợp vói tính chất dai dẳng, tái phát nhiều lần khi gặp các yếu tố nguy cơ càng khiến cho người bệnh tin rằng chàm eczema không thể chữa khỏi hoàn toàn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Mục lục
1.Bệnh eczema có chữa khỏi được không?
Eczema (chàm) là một dạng viêm lớp nông của da. Tổn thương da là dạng mãn tính, điển hình là tình trạng da viêm đỏ, nổi cộm, có mụn nước và ngứa ngáy. Sau đó là giai đoạn khô da, bong tróc vảy, nứt nẻ và dày sừng. Chàm eczema hầu như chỉ gây tổn thương lớp thượng bì và không ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
Mặc dù chỉ biểu hiện lâm sàng ngoài da nhưng eczema có cơ chế khá phức tạp. Dù đã được nghiên cứu trong nhiều năm nhưng đến nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể gây nên bệnh. Chính vì vậy, hiện nay việc điều trị bệnh còn gặp nhiều khó khăn. Vậy, bệnh eczema có chữa khỏi được không?
Thực tế, các biện pháp điều trị chàm hiện nay được áp dụng như sử dụng thuốc, liệu pháp ánh sáng,… chỉ có tác dụng giảm mức độ viêm da, kiểm soát cơn ngứa, ngăn ngừa bội nhiễm và giảm thiểu tổn thương mới hình thành. Như vậy, quá tình điều trị chàm hầu như chỉ hỗ trợ làm giảm về mặt lâm sàng và hầu như không tác động đến nguyên nhân gây bệnh. Điều này cũng trả lời cho câu hỏi đặt ra rằng: “Bệnh eczema không thể điều trị dứt điểm”.
Thống kê cho thấy, sau khi điều trị, tổn thương da có thể thuyên giảm hoặc biến mất hoàn toàn ở hơn 50% trường hợp mắc bệnh. Tuy nhiên, ở một số trường hợp nếu tiếp xúc với các yếu tố kích thích (môi trường sống, tâm lý, thuốc,…), bệnh có thể tái phát trở lại và phát triển trong suốt cả cuộc đời của họ.
Mặc dù chưa thể điều trị và phòng ngừa hoàn toàn nhưng chàm – eczema là bệnh lý tương đối lành tính, chỉ gây thương tổn ngoài da và hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Nếu bệnh được phát hiện sớm, tích cực điều trị, chăm sóc đúng cách và chủ động trong việc phòng ngừa, bạn có thể kiểm soát triệu chứng và tiến triển của bệnh lý này.
➤ Đọc thêm: Bệnh chàm có chữa được không? Cách chữa dứt điểm
2. Biện pháp giúp kiểm soát bệnh eczema
Như đã đề cập, bệnh eczema không thể điều trị hoàn toàn và có khả năng tái phát cao. Hiện nay bệnh eczema chưa thể chữa khỏi đứt diểm 100%. Những biện pháp điều trị hiện nay thường hướng đến giải quyết triệu chững cũng như kìm hãm tình trạng bệnh tái phát sau đó.
Vì vậy, quá tình điều tị bệnh eczema ngoài các biện pháp y tế, người bệnh cần kết hợp với một số cách chăm sóc và phòng ngừa khoa học như tránh tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên, chế độ ăn uống và luyện tập,…giúp giảm nguy cơ bệnh bùng phát trở lại.
Dưới đây là một số biện pháp giúp kiểm soát triệu chứng và giảm tần suất bệnh tái phát, bao gồm:
Tránh tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng
Chàm eczema là bệnh da liễu mãn tính với nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được xác định.Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, ngoài yếu tố di truyền, chàm eczema khởi phát có liên quan mật thiết đến yếu tố dị ứng.
Do đó để kiểm soát tổn thương và phòng ngừa bệnh chàm tái phát, người bệnh nên cách ly với các yếu tố dị nguyên sau:
- Tránh tiếp xúc với các yếu tố hóa chất có trong mỹ phẩm, các sản phẩm tẩy rửa, xà phòng, dung môi công nghiệp,… vì chúng có thể khiến chàm bùng phát.
- Ít tiếp xúc với động vật nuôi bởi đôi khi lông của chúng cũng có thể là nguyên nhân gây nên chàm.
- Không mặc các trang phục từ sợi len, dạ hoặc chất liệu thô cứng, điều này có thể gây ma sát trực tiếp trên da và khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
- Có thể bạn chưa biết, thực phẩm cũng là một trong số những nguyên nhân gây nên chàm eczema. Do đó, bạn cần hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm có nguy có gây dị ứng cao như hải sản, đậu hộng, đậu nành, sữa bò và các chế phẩm từ sữa.
- Trong thời gian điều trị chàm, hạn chế các tác động cơ học lên da như ma sát, cào gãi, đè nén quá mạnh lên da.
- Nếu bạn có tiền sử dị ứng hoặc có vấn đề về sức khỏe (ví dụ như dị ứng với mốt số thành phần của thuốc) cần thông báo với bác sĩ để được kê đơn đúng.
- Tránh làm việc trong môi trường ô nhiễm, nhiều bụi bẩn và khói thuốc lá.
Trên đây được xem là các yếu tố có nguy cơ khởi động và làm nghiêm trọng triệu chứng của bệnh chàm – eczema. Do đó, cách ly với yếu tố dị nguyên có thể làm giảm tần suất bệnh tái phát và hỗ trợ kiểm soát tổn thương da.
Chăm sóc da và cải thiện lối sống tại nhà
Thường xuyên dưỡng ẩm cho da: Hầu hết các trường hợp bị chàm đều thiếu hụt filaggrin ở lớp thượng bì khiến da không giữ được độ ẩm và luôn trong trạng thái khô ráp, bong tróc,… Vì vậy nên dưỡng ẩm cho da đều đặn từ 2 – 4 lần/ ngày. Nên chọn sản phẩm không mùi, có khả năng giảm sưng viêm, dưỡng ẩm, có khả năng hỗ trơ điều trị bệnh chàm da. Nếu bạn đang băn khoăn không biết lựa chọn sản phẩm nào, tốt nhất là bạn nên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn sản phẩm dưỡng da phù hợp.
Vệ sinh da sạch sẽ: Cần vệ sinh sạch sẽ vùng da bị chàm bằng cách tắm rửa thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn các các tác nhân gây bệnh chàm. Tuy nhiên, tắm nhiều lần trong ngày với nước nóng cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho da bị khô. Do đó, bạn chỉ nên tắm 1 – 2 lần/ngày và chỉ nên dùng nước ấm để tắm.
Lựa chọn sản phẩm làm sạch từ thiên nhiên: Nếu bạn có nhu cầu sử dụng các loại xà phòng để làm sạch da trong quá trình tắm, thì nên ưu tiên lựa chọn sản phẩm dành riêng cho da bị chàm hoặc những sản phẩm có chiết xuất từ thiên nhiên, không mùi, dịu nhẹ, độ pH cân bằng.
Sử dụng kem chống nắng mỗi ngày: Luôn thoa kem chống nắng khi ra ngoài đường, bất kể là nắng hay mưa. Bởi tia UV không chỉ làm tăng sắc tố melanin mà còn gây thoái hóa tế bào và khiến da dễ bị tổn thương khi có các yếu tố khác tác động.
Xây dựng một lối sống lành mạnh: Nên uống nhiều nước, nghỉ ngơi đủ giờ và xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học bằng cánh tránh ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, thực phẩm dễ gây dị ứng. Thay vào đó, ăn nhiều rau xanh, bổ sung vitamin từ trái cây, tăng cường sử dụng chất đạm từ cá, thịt bò. Ngoài ra người bệnh cũng cần luyện tập thể dục nhằm tăng cường sức khỏe, cải thiện hệ miễn dịch. Tất cả những thay đổi trong lối sống này giúp nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh từ bên trong.
Hạn chế căng thẳng: Căng thẳng là một trong những yếu tố nguy cơ kích hoạt bệnh chàm hoặc khiến cho bệnh bùng phát nghiêm trọng hơn. Trong cuộc sống hằng ngày, hãy thường xuyên thư giãn, tham gia hoặc động giải tỏa căng thẳng để hạn chế tối đa tác động tiêu cực của bệnh với sức khỏe.
➤ Đọc chi tiết: Chữa bệnh chàm eczema tại nhà đơn giản mà hiệu quả
Giảm triệu chứng bệnh chàm bằng phương pháp dân gian
Ngoài những cách điều trị kể trên thì còn có những phương pháp dân gian khá đơn giản, dễ thực hiện và đồng thời không lo đến tác dụng phụ. Người bệnh có thể tìm kiếm những nguyên liệu tự nhiên rất dễ, được thực hiện ngay tại nhà. Qua đó giúp bạn tiết kiệm khá nhiều chi phí khá tốt, hãy tham khảo một số mẹo chữa bệnh chàm theo dân gian phổ biến bao gồm:
Cách chữa bệnh eczema bằng dầu dừa
Dầu dừa chứa hàm lượng axit béo cao rất hữu ích với việc làm dịu da và giảm bong tróc. Do đó, từ lâu, dầu dừa đã được nhiều người ưa chuộng sử dụng thay cho các loại kem dưỡng ẩm.
Thực hiện thoa tinh dầu dừa nguyên chất lên vùng da bị bệnh eczema và giữ nguyên vùng da như vậy trong khoảng từ 30 – 60 phút sau đó rửa lại bằng nước sạch. Làm đều đặn hàng ngày bạn sẽ thấy được những hiệu quả rõ ràng.
Chữa chàm bằng lá trầu không
Trong 100g lá trầu không có tới 2.5% tinh dầu. Lượng tinh dầu này có chứa rất nhiều các chất chống oxy hóa, ức chế hoạt động của các vi khuẩn. Chính vì vậy mà lá trầu không có tác dụng rất tốt trong việc đẩy lùi các triệu chứng của bệnh chàm như: mẩn ngứa, tấy đỏ, mụn nước.
Để trị bệnh chàm bạn có thể dùng một nắm lá trầu tươi, rửa sạch, vò nát để lấy tinh dầu. Sau đó bôi tinh dầu lá trầu không lên vùng da bị chàm, để nguyên trong 15-20 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.
Chữa chàm bằng lá trà xanh
Lá trà xanh có tác dụng làm sạch da, kháng khuẩn, hỗ trợ phục hồi và tái tạo vùng da bị chàm. Lá trà xanh có chứa hoạt chất Epigallocatechin gallate (EGCG), ngoài ra còn chứa các nguyên tố vi lượng như magie, sắt, canxi, mangan cùng các vitamin nhóm B, C. Các hoạt chất này có khả năng làm sạch da, kháng viêm, kháng khuẩn, làm chậm quá trình lão hóa, hỗ trợ phục hồi và tái tạo vùng da bị chàm.
Chữa chàm từ lá trà xanh bằng cách đun sôi lá trà xanh với nước, để tăng tính kháng khuẩn bạn có thể cho thêm một chút muối. Dùng nước này để ngâm rửa vùng da bị chàm 1 lần/ngày để nhận thấy sự thay đổi.
Sử dụng thuốc Tây khắc phục bệnh chàm eczema
Bên cạnh các biện pháp điều trị chàm trên thì sử dụng thuốc Tây là phương pháp phổ biến nhất hiện nay để khắc phục chàm – eczema. Tùy vào vì trí tổn thương và mức độ nghiêm trọng của bệnh chàm mà bác sĩ sẽ chỉ định dùng những loại thuốc điều trị phù hợp, bao gồm:
Dung dịch sát khuẩn: Các dung dịch sát khuẩn (Milian, xanh metylen, hồ nước,…) được sử dụng trong giai đoạn da nổi nhiều mụn nước nhằm sát trùng, làm khô vùng da tổn thương và ngăn ngừa bội nhiễm.
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Hiện nay, có một loại thuốc chống viêm mới gọi là crisaborole (Eucrisa) có thể được dùng cho điều trị bệnh chàm từ nhẹ đến trung bình. Thuốc được chỉ định cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Bôi crisaborole 2 lần mỗi ngày để nhanh chóng cải thiện tình trạng viêm da, giúp da trở lại trạng thái bình thường.
Corticosteroid (bôi ngoài da dạng kem, thuốc mỡ): Khi tổn thương da khô lại, thuốc mỡ corticoid thường được sử dụng nhằm giảm viêm, chống dị ứng và kiểm soát cơn ngứa. Corticoid hoạt động bằng cách ức chế miễn dịch nên không được sử dụng lên vùng da bội nhiễm.
Corticosteroid dạng uống, tiêm: Corticosteroid dạng uống, tiêm có hoạt lực mạnh, có khả năng làm giảm các triệu chứng của bệnh chàm nghiêm trọng hoặc khó điều trị. Thuốc có thể gây một số tác dụng phụ như tổn thương da, loãng xương nên chỉ dùng trong thời gian ngắn.
Thuốc ức chế hệ thống miễn dịch: Nhóm thuốc này thường được chỉ định cho người bị chàm eczem atuf trung bình đến nặng khi những phương pháp điều trị khác không phát huy tác dụng. Tuy nhiên, thuốc có thể gây một số tác dụng phụ như: cao huyết áp, vấn đề về thận.
Thuốc kháng sinh: Gãi nhiều do ngứa ngáy hoặc không vệ sinh da sạch sẽ là những yếu tố tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng. Kháng sinh được chỉ định trong trường hợp này để tiêu diệt vi khuẩn gây viêm nhiễm. Nhóm thuốc này được dùng liên tục trong 7 – 10 ngày để đảm bảo vi khuẩn được ức chế và kìm hãm hoàn toàn.
Thuốc kháng Histamin: Những loại thuốc thuộc nhóm này có khả năng ứng chế chất trung gian gây viêm, ngứa ngáy, dị ứng, từ đó làm giảm triệu chứng ngứa ngáy và cảm giác khó chiu, nhất là vào ban đêm.
3. SODERMIX CREAM – Kem bôi hiệu quả cho người mắc bệnh eczema
Sodermix được biết đến là dòng sản phẩm chuyên biệt cho viêm da cơ địa chàm sữa và sẹo lồi, được nhập khẩu từ Pháp với ưu điểm nổi trội là hoàn toàn KHÔNG CORTICOID.
Đặc biệt, Sodermix chứa hoạt chất Enzym Superoxide Dismutase (SOD) được chiết xuất từ quả cà chua xanh hoàn toàn tự nhiên có tác dụng chống viêm, giảm ngứa. Do đó sản phẩm có độ lành tính cao, rất an toàn cho cả trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai và cho con bú.
Ngoài ra, thành phần của Sodermix còn có thêm dầu trái bơ và các dầu khoáng tự nhiên giúp làm mềm da, chống viêm, giảm ngứa, giảm mẩn đỏ, dưỡng ẩm, làm sáng da, khôi phục vùng da bị tổn thương, cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của eczema.
Cơ chế hoạt động của Sodermix đó là dùng các SOD tự nhiên trung hòa các gốc tự do, từ đó làm giảm các triệu chứng viêm ngứa. Kết hợp với dầu trái bơ và dầu paraffin giúp dưỡng ẩm, làm mềm da, hỗ trợ khôi phục làn da bị tổn thương.
Sodermix là kem bôi trị viêm da có độ uy tín cao. Hiện nay, sản phẩm hiện đã có mặt và được sử dụng rộng rãi trên 104 quốc gia chỉ sau 8 năm ra đời.
Công dụng của Sodermix trong việc điều trị viêm da cơ địa đã được chứng minh lầm sang, bạn có thể xem chi tiết qua bài viết: Sodermix kem bôi trị viêm da cơ địa hiệu quả của Pháp
Để mua SODERMIX® tại nhà thuốc gần nhất, bạn xem TẠI ĐÂY
Để đặt mua hàng Online (Giao hàng, thu tiền tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY
Nguồn: Sodermix.vn
Bài viết liên quan
Thông tin về Kem bôi da SODERMIX® - Nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp®
Sodermix đã có mặt tại 108 nước trên thế giới sau 10 năm
- Hiệu quả:
Đối với viêm da cơ địa, chàm sữa:
- Chống viêm, giảm ngứa, mẩn đỏ, mụn nước
- Dưỡng ẩm, mềm da, không còn bong tróc, nứt nẻ
- Ngăn ngừa tái phát khi dùng đều đặn 2-3 tháng
Đối với sẹo lồi, sẹo thâm:
- Sáng da, mờ thâm chỉ từ 2 tuần
- Làm mềm, làm nhỏ và co chân sẹo chỉ từ 4 tuần
- Giá bán: 310.000đ/ tuýp(Dùng được khoảng 1 tháng)
- Đối tượng sử dụng:
Người bị Viêm da cơ địa, Chàm sữa, Eczema, Tổ đỉa, Ngứa, Sẹo lồi, sẹo thâm...
Đặc biệt, Sodermix hoàn toàn không có Corticoid nên có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.