Bệnh tổ đỉa là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Tổ đỉa là một bệnh da liễu phổ biến, xuất hiện nhiều ở những nước có khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm và Việt Nam là một trong số đó. Tuy phổ biến là vậy nhưng chưa chắc chúng ta đã biết rõ về chứng bệnh này, đặc trưng cơ bản của tổ đỉa như thế nào? Nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị bệnh làm sao cho hiệu quả. Để giải đáp hết những vấn đề này, các bạn hãy tham khảo các thông tin dưới đây nhé.
Mục lục
Bệnh tổ đỉa và Các thể lâm sàng của bệnh
Tổ đỉa (ếch xi ma tổ đỉa) là gì
Tổ đỉa hay còn gọi có tên gọi khác là ếch xi ma tổ đỉa, phong tổ đỉa được biết đến như một thể đặc biệt của bệnh chàm da, đây là một dạng viêm da mãn tính đặc trưng là những mụn nước mọc sâu trong cấu trúc da, dày cứng và khó vỡ. Mụn nước thường mọc khu trú ở lòng bàn tay, bàn chân, hai bên ngón tay,… có thể mọc rải rác hoặc tập trung thành từng cụm.
Cũng tương tự như các thể chàm khác, tổ đỉa cũng có tính chất dai dẳng, mãn tính và dễ tái phát nhiều lần. Bệnh tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng nhưng lại gây nhiều khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt và tinh thần của người bệnh. Ngoài ra, vị trí tổn thương thường ở tay và chân nên sẽ tác động không nhỏ đến khả năng đi lại và hiệu suất làm việc, cùng với đó thì nguy cơ bị bội nhiễm cũng cao hơn so với các thể chàm khác.
Các thể lâm sàng của bệnh tổ đỉa
Dựa vào các biểu hiện và tổn thương lâm sàng, bệnh tổ đỉa được chia thành các thể chính sau:
Tổ đỉa thể giản đơn
Đây là thể phổ biến nhất với đặc trưng điển hình của bệnh đó là nổi mụn nước sâu dưới da kèm theo khó chịu, ngứa ngáy dữ dội.
Tổ đỉa thể bỏng nước
Thể này thường khởi phát do tiếp xúc, dị ứng với hóa chất, khi đó lòng bàn tay bàn chân sẽ xuất hiện các mụn nước kích thước to bằng hạt ngô, chứa đầy dịch trong suốt.
Tổ đỉa thể nhiễm khuẩn
Ở thể này, các tổn thương giống thể giản đơn nhưng do cào gãi nhiều, vệ sinh kém dẫn đến nhiễm trùng, bội nhiễm từ đó hình thành các mụn mủ với quầng viêm đỏ ở xung quanh.
Tổ đỉa thể khô
Thể khô là một thể khá đặc biệt của bệnh này, nó thường xuất hiện ở những trường hợp đã khởi phát bệnh trong nhiều năm. Lúc này trên da không xuất hiện mụn nước khu trú mà thay vào đó là các tổn thương khác như da đỏ, khô, bề mặt da tróc vảy, nóng rát,…
Nguyên nhân gây tổ đỉa và các yếu tố kích thích
Tượng tự như bệnh chàm da thì cho tới hiện tại các chuyên gia vẫn chưa tìm được nguyên nhân trực tiếp gây nên bệnh tổ đỉa, tuy nhiên có nhiều giả thuyết cho rằng bệnh có mối liên quan mật thiết với yếu tố cơ địa, di truyền, rối loạn chức năng nội tạng và thần kinh.
Bệnh tổ đỉa liên quan đến yếu tố cơ địa và di truyền
Ngoài ra, còn có rất nhiều yếu tố được cho là làm tăng nguy cơ khởi phát bệnh, bao gồm:
- Yếu tố cơ địa: Bệnh tổ đỉa sẽ có nguy cơ khởi phát cao hơn ở những người có cơ địa nhạy cảm, sức đề kháng yếu, có tiền sử bị viêm gan thận hay các bệnh liên quan đến đường hô hấp như hen suyễn, viêm mũi dị ứng,…
- Yếu tố dị ứng: Khi cơ thể tiếp xúc với yếu tố gây dị ứng thì hệ miễn dịch sẽ kích hoạt, giải phóng histiamine và kháng thể IgE vào da làm bùng phát các triệu chứng dị ứng, tăng nguy cơ phát sinh tổ đỉa. Đặc biệt nếu bị dị ứng hóa chất thì sẽ xuất hiện mụn nước với kích thước lớn hơn.
- Yếu tố thần kinh: Căng thẳng, rối loạn thần kinh sẽ làm tuyến mồ hôi và bã nhờn hoạt động mạnh mẽ hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh tấn công, làm tổn thương da, bùng phát các triệu chứng tổ đỉa.
- Bị nhiễm khuẩn: Độc tố từ các loại liên cầu khuẩn và vi khuẩn Proteus (vi khuẩn thường gây nhiễm trùng đường hô hấp và đường ruột ở người) thường có khả năng kích thích bệnh tổ đỉa và các bệnh viêm da mãn tính bùng phát. Ngoài ra, việc thường xuyên tiếp xúc với đất, nước bẩn cũng dễ khiến da bị tổn thương, cộng với các tác nhân gây hại tích tụ trên da sẽ làm các triệu chứng tổ đỉa bùng phát dữ dội.
- Bị nhiễm nấm: Tổ đỉa có thể khởi phát ở những vùng da bị nhiễm nấm. Theo các nhà khoa học lý giải, vi nấm sẽ ăn mòn và làm hư hại tế bào sừng da, từ đó khiến da suy yếu, dễ bị kích thích khi cọ sát hoặc tiếp xúc với dị nguyên.
- Tác dụng phụ của thuốc: Lạm dụng các sản phẩm dược mỹ có tính bào mòn cao khiến da ngày càng mỏng đi, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây hại, từ đó làm tăng nguy cơ bùng phát tổ đỉa.
- Các yếu tố khác: Ngoài các yếu tố kể trên, bệnh tổ đỉa còn bùng phát do các yếu tố khác như thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm, suy giảm miễn dịch,…
Do căn nguyên và cơ chế sinh bệnh tổ đỉa chưa xác định được rõ ràng nên trong một số trường hợp, bệnh có thể khởi phát do một số yếu tố nào đó không được nhắc đến trong bài viết.
Triệu chứng nhân biết bệnh tổ đỉa
Tổ đỉa là một thể đặc biệt của bệnh chàm – eczema và chỉ gây tổn thương khu trú ở khu vực lòng bàn tay, lòng bàn chân, kẽ ngón tay, ngón chân, mặt dưới ngón tay, một số ít trường hợp có thể xuất hiện ở mu bàn tay, bàn chân. Tuy nhiên thì hiếm khi nào các tổn thương mà tổ đỉa gây ra vượt quá cổ tay, cổ chân.
Các bạn có thể dựa vào những triệu chứng điển hình sau để nhận biết được chứng bệnh này:
- Xuất hiện các mụn nước sâu trong cấu trúc da, chỉ có một số mụn nổi lên trên bề mặt da. Vị trí chủ yếu là lòng bàn tay, lòng bàn chân, có thể được bao phủ bởi một lớp da cứng, dày, khó vỡ.
- Mụn nước có thể mọc rải rác hoặc tập trung lại thành từng cụm, đường kính mụn từ 1-2mm. Trong một số trường hợp các mụn nước nhỏ sẽ tăng kích thước dần theo thời gian.
- Những mụn nước mà tổ đỉa gây ra thường không tự vỡ nhưng chúng lại có xu hướng tự tiêu sau vài tuần xuất hiện.
- Mụn nước sau khi tự tiêu, trên da sẽ hình thành một lớp vảy sừng dày màu vàng, sau một thời gian lớp sừng này sẽ bong ra để lộ nền da màu hồng, bóng và có viền vằn vèo.
- Kèm theo mụn nước đó là tình trạng ngứa ngáy dữ dội, nếu cào gãi và ma sát mạnh vào mụn nước có thể gây ra các tổn thương thứ phát như nổi mụn mủ sưng tấy, có quầng viêm đỏ, đau rát, phù nề, sưng hạch lân cận kèm sốt cao,…
Các triệu chứng của bệnh tổ đỉa thường có xu hướng khởi phát thành từng đợt, thường bùng phát mạnh mẽ vào mùa xuân hè và giảm dần vào mùa thu đông. Ngoài ra mức độ tổn thương da còn phụ thuộc vào yếu tố gây khởi phát và tình trạng sức khỏe tổng thể của người bệnh.
Chẩn đoán tổ đỉa như thế nào?
Để chẩn đoán tổ đỉa, các bác sĩ sẽ dựa vào các biểu hiện lâm sàng và triệu chứng cơ năng đi kèm, đặc biệt là xác định vị trí cũng như hình thái tổn thương. Nếu trường hợp tổ đỉa đã phát sinh tổn thương thứ phát hoặc có các triệu chứng không điển hình, rõ ràng thì các bác sĩ có thể tiến hành chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý da liễu khác có triệu chứng tương tự như:
- Nấm da hay nấm kẽ do Trichophyton rubrum: Trường hợp da bị tổn thương do vi nấm Trichophyton rubrum gây ra có thể khiến mụn nước mọc ở bàn tay, bàn chân. Lúc này bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm nấm để phân biệt với tổ đỉa.
- Các thể chàm thông thường ở tay và chân: Chàm thông thường xuất hiện ở tay và chân cũng gây nổi mụn nước, tuy nhiên chúng chỉ là những mụn nước nông, có xu hướng tự vỡ, sau đó gây nhiễm cộm hoặc liken hóa. Còn tổ đỉa thì gây những mụn nước sâu dưới da, có lớp sừng dày bên ngoài, cực kỳ khó vỡ và có xu hướng tự tiêu.
Sau khi thăm khám, chẩn đoán, xác định nguyên nhân và mức độ bệnh, các bác sĩ sẽ tư vấn, đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất.
Bệnh tổ đỉa có nguy hiểm không? Có lây không?
Bệnh tổ đỉa có nguy hiểm không?
Tuy là một bệnh da liễu mãn tính, dễ tái đi tái lại nhiều lần nhưng tổ đỉa hầu như không gây nguy hiểm đến tính mạng cũng như ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh. Dù vậy nhưng các triệu chứng mà tổ đỉa gây ra lại ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, công việc cũng như sinh hoạt của người mắc.
Đặc biệt, nếu việc chăm sóc không đúng cách, thường xuyên cào gãi lên vùng da tổn thương có thể sẽ gây nên những biến chứng như:
Gây nhiễm trùng
Tuy các mụn nước mà tổ đỉa gây ra nằm sâu dưới da và khó vỡ nhưng vùng bàn tay, bàn chân lại là vị trí có tần suất tiếp xúc cao, nếu cào gãi, cọ sát mạnh thì các mụn nước vẫn có thể vỡ ra, chảy dịch,… Cộng với việc bài tiết mồ mạnh ở vị trí này khiến các tổn thương dễ dàng bị nhiễm nấm và nhiễm trùng. Khi đó sẽ xuất hiện các mụn mủ sưng đau, nóng rát, thậm chí chúng có thể lan rộng nếu không được kiểm soát sớm.
Gây biến dạng móng
Nếu tổ đỉa xuất hiện ở khu vực ngón tay, ngón chân chúng sẽ gây nên tình trạng nứt nẻ, khô móng và thậm chí là biến dạng móng,…
Gây ảnh hưởng đến ngoại hình và tâm lý
Các triệu chứng ngứa ngáy, nổi mụn,… mà tổ đỉa gây ra không những ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc và sinh hoạt của người bệnh mà nó còn khiến người bệnh trở nên tự ti, e ngại trong giao tiếp, luôn trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi,…
Bệnh tổ đỉa có lây không?
Bệnh tổ đỉa có lây không là câu hỏi mà rất được quan tâm vì nhiều người có quan điểm rằng các bệnh lý ngoài da thường có nguy cơ lây lan cao. Tuy nhiên, các chuyên gia da liễu cho biết mặc dù tổ đỉa có tính chất mãn tính, tiển triển dai dẳng và dễ tái phát nhưng đây không phải là chứng bệnh có khả năng lây nhiễm, kể cả khi tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị bệnh. Dù vậy với trường hợp tổ đỉa nhiễm khuẩn thì chúng ta nên chú ý hơn bởi các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng có thể lây truyền qua tiếp xúc vật lý.
Tuy không lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp nhưng tổ đỉa lại có thể di truyền từ cha mẹ sang con cái. Lý giải cho điều này thì như đã nói ở trên, mặc dù căn nguyên gây bệnh chưa được làm rõ nhưng tổ đỉa có mối liên hệ với yếu tố di truyền, hệ miễn dịch và chức năng nội tạng.
☛ Chi tiết tại bài viết: Tổ đỉa có lây không, lây qua đâu?
Phương pháp điều trị bệnh tổ đỉa hiệu quả
Khi thấy bắt đầu xuất hiện các triệu chứng của bệnh tổ đỉa chúng ta cần nhanh chóng xử lý và điều trị bệnh sớm nhất có thể nhằm cải thiện các triệu chứng bệnh, giảm nguy cơ bội nhiễm da. Việc điều trị tổ đỉa hiện nay chủ yếu là sử dụng thuốc (thuốc bôi, thuốc uống) kết hợp với các biện pháp chăm sóc da, phòng ngừa tái phát. Nếu điều trị kịp thời, chăm sóc đúng cách thì các triệu chứng có thể được khắc phục trong khoảng từ 3-5 tuần. Dưới đây là một số phương pháp điều trị tổ đỉa phổ biến, hay được áp dụng:
Trị tổ đỉa bằng các mẹo dân gian
Các mẹo dân gian thường sử dụng các loại dược liệu tự nhiên nên khá an toàn và lành tính, nguyên liệu dễ kiếm, chi phí lại rẻ nên được khá nhiều người áp dụng. Phương pháp này mang lại hiệu quả tương đối tốt với giai đoạn sớm của bệnh, có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của tổ đỉa, làm giảm tổn thương cũng như góp phần đẩy nhanh tốc độ hồi phục da.
Sử dụng lá trầu không trị tổ đỉa
Trong lá trầu không chứa nhiều các hoạt chất có tác dụng diệt khuẩn, sát trùng, kháng viêm nấm hiệu quả. Không những vậy, tinh dầu từ lá trầu không còn có thể giúp giảm ngứa, giảm viêm, kiểm soát hoạt động tuyến bã nhờn rất tốt. Các bạn có thể sử dụng lá trầu không trị tổ đỉa bằng cách sau:
Lấy một nắm lá trầu không đem rửa sạch rồi vò nát, sau đó cho vào nồi đun cùng 2 lít nước, nước sôi thì đun thêm 5 phút rồi tắt bếp. Đổ nước này ra chậu, pha thêm nước lạnh cho ấm rồi dùng để ngâm chân, tay trong khoảng 10-15 phút, trong lúc ngâm có thể lấy bã lá trầu chà nhẹ vào vùng da bị bệnh. Kiên trì thực hiện trong một khoảng thời gian sẽ thấy các triệu chứng ngứa ngáy, mụn nước giảm hẳn.
Trị tổ đỉa bẳng tỏi
Chất allicin có trong tỏi giúp kháng khuẩn và sát trùng rất tốt, phù hợp để khắc phục các triệu chứng mà tổ đỉa gây ra.
Chuẩn bị 3-4 củ tỏi đem lột vỏ, đập dập sau đó cho vào hũ ngâm với 300ml rượu trắng. Ngâm sau 7 ngày có thể mang ra dùng.
Người bệnh tổ đỉa lấy một ít rượu tỏi chấm vào vùng da bị tổn thương, giữ nguyên trong khoảng 10 phút rồi đem rửa sạch bằng nước. Ngày thực hiện 2 lần để có kết quả tốt nhất.
Muối biển trị tổ đỉa hiệu quả
Muối biển từ lâu đã được biết đến là loại nguyên liệu có tính sát trùng, chống viêm cực tốt, có thể giúp làm giảm tình trạng ngứa ngáy cũng như ngăn ngừa nguy cơ phát triển của tình trạng viêm nhiễm da. Với người bệnh tổ đỉa, có thể dùng muối theo 2 cách sau:
Cách 1:
Lấy khoảng 2 thìa cà phê muối hạt cho vào chảo rang nóng khoảng 10 phút, sau đó đổ ra một cái khăn mỏng chờ một lúc cho bớt nóng rồi đắp lên vùng da bị tổ đỉa trong vòng 20 phút. Mỗi ngày thực hiện 2 lần, kiên trì trong nửa tháng sẽ thấy bệnh tiến triển tốt lên trông thấy.
Cách 2:
Bỏ 2 muỗng cà phê muối biển vào 1 chậu nước ấm sau đó ngâm vùng da chân tay bị tổ đỉa vào trong khoảng 10-15 phút. Ngày đều đặn ngâm 2 lần để hiệu quả giảm ngứa ngáy, viêm nhiễm được tốt nhất.
Sử dụng thuốc điều trị bệnh tổ đỉa
Các loại thuốc bôi điều trị tại chỗ
Sử dụng thuốc bôi tại chỗ là phương pháp điều trị tổ đỉa phổ biến hiện nay. Các loại thuốc này có tác dụng làm dịu niêm mạc da, đẩy lùi các triệu chứng của bệnh đồng thời hạn chế tình trạng nhiễm trùng lan rộng. Dưới đây là một số loại thuốc bôi điều trị tổ đỉa thường được các bác sĩ kê toa:
- Dung dịch bạc nitrat 0.5%: Có tác dụng sát khuẩn nhẹ, hỗ trợ giảm ngứa, thường dùng trong trường hợp các tổn thương mới phát, trên da chỉ mới xuất hiện mụn nước đơn thuần, chưa có dấu hiệu vỡ.
- Dung dịch tím Methyl 1% hoặc dung dịch Milian: Có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, bảo vệ da, ngăn ngừa nhiễm trùng lan rộng. Thường dùng khi các tổn thương đã xuất hiện mụn mủ hoặc có bội nhiễm.
- Thuốc bôi chứa corticoid: Có tác dụng chống viêm, giảm ngứa ngáy, dị ứng,… và được dùng sau khi các mụn nước tiêu biến. Tuy tác dụng mang lại tương đối hiệu quả nhưng người bệnh không được lạm dụng loại thuốc này, chỉ được dùng tối đa trong 14-20 ngày vì nếu lạm dụng chúng có thể gây giãn mao mạch, dày sừng nang lông, teo da, suy giảm đề kháng,… Một số loại thuốc bôi chứa corticoid thường dùng được kể đến như Tempovate, Flucinar, Dermovate,…
- Thuốc kháng sinh dạng bôi: Sử dụng trong trường hợp tổ đỉa có xuất hiện nhiễm khuẩn hoặc nguy cơ nhiễm trùng cao. Thường được kết hợp với corticoid nhằm tiêu diệt vi khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm, giảm ngứa ngáy và tổn thương da.
- Thuốc bôi kháng nấm: Dùng khi tổ đỉa bùng phát do vi nấm hoặc có biến chứng nhiễm nấm. Thuốc có tác dụng ức chế vi nấm từ đó giảm tổn thương trên da. Tuy nhiên khi sử dụng loại thuốc này cần tuân thủ đúng liều lượng, thời gian và tần suất mà bác sĩ chỉ định vì các vi nấm kẽ chân có nguy cơ tái nhiễm rất cao.
- Thuốc bạt sừng chứa acid salicylic: Thuốc có tác dụng sát trùng nhẹ và bạt sừng giúp giảm tình trạng da khô, dày sừng và bong tróc. Ngoài ra có thể sử dụng phối hợp acid salicylic với corticoid để tăng tác dụng thẩm thấu của thuốc.
Một số trường hợp sử dụng thuốc điều trị tại chỗ có thể phát sinh các tác dụng phụ, khi đó các bác sĩ sẽ sử dụng các loại thuốc thay thế với tác dụng tương tự để khắc phục triệu chứng mà không gây tác dụng phụ. Chẳng hạn nếu tác dụng phụ do corticoid gây ra, các bác sĩ có thể dùng thuốc bôi ức chế miễn dịch Tacrolimus để thay thế nhằm giúp giảm viêm ngứa, phục hồi tổn thương da.
Các loại thuốc điều trị toàn thân
Trong các trường hợp sử dụng thuốc điều trị tại chỗ không đáp ứng được với các triệu chứng của bệnh tổ đỉa, các bác sĩ sẽ phải kê thêm các loại thuốc điều trị toàn thân để khắc phục triệt để triệu chứng của bệnh. So với thuốc điều trị tại chỗ thì thuốc điều trị toàn thân có rủi ro và nhiều tác dụng phụ hơn. Chính vì vậy chúng chỉ được dùng khi thật sự cần thiết. Dưới đây là một số loại thuốc điều trị toàn thân bác sĩ hay kê toa cho người bệnh tổ đỉa:
- Thuốc kháng histamine: Có tác dụng chống dị ứng, giảm phóng thích histamine từ đó giảm ngứa ngáy, nóng rát, khó chịu,… Một số loại kháng histamine tổng hợp được kể đến như Cetirizin, Clorpheniramin, Loratadin,…
- Thuốc corticoid đường uống: Sử dụng khi các tổn thương da bùng phát mạnh và không đáp ứng với các thuốc điều trị tại chỗ. Tuy nhiên chỉ cân nhắc sử dụng loại thuốc này từ 5-10 ngày và tùy thuộc vào tình trạng viêm vì nguy cơ gây tác dụng phụ của chúng rất cao, không cẩn thận người bệnh có thể gặp phải tình trạng như tăng đường huyết, loãng xương, suy tuyến thượng thận,…
- Thuốc kháng sinh dạng uống: Được chỉ định trong trường hợp tổ đỉa gây bội nhiễm da nặng. Tùy thuộc vào tình trạng bội nhiễm mà bác sĩ sẽ cân nhắc kê toa kháng sinh tương thích. Nhóm kháng sinh được dùng chủ yếu trong trường hợp này là nhóm penicillin.
- Thuốc kháng nấm (đường uống): Thường sử dụng Griseofulvin – loại thuốc chống nấm trị tổ đỉa do nấm kẽ và nấm da. Thuốc được chỉ định sử dụng với liều lượng là 50mg/4 lần/ngày trong liên tục 30 ngày. Vì có thể gây ảnh hưởng đến chức năng gan, thận và sinh lý nên người bệnh cần cực kỳ cẩn trọng trong quá trình sử dụng.
Điều trị tổ đỉa bằng quang trị liệu
Quang trị liệu hay liệu pháp ánh sáng là một trong những phương pháp hiện đại dùng để điều trị các bệnh da liễu mãn tính như tổ đỉa, viêm da cơ địa, vảy nến,… Liệu pháp này sử dụng bức xạ của tia UV nhân tạo kết hợp với thuốc Psoralene nhằm làm giảm các tổn thương da cũng như kiểm soát các triệu chứng mà các bệnh viêm da mãn tính gây ra.
Cơ chế của phương pháp này đó là sử dụng tia cực tím nhằm ức chế tổng hợp ADN, ngăn chặn hệ thống miễn dịch, ức chế các chất tiền viêm và thành phần trung gian từ đó giảm đáp ứng viêm và ngứa ngáy.
Tuy tác dụng khả quan nhưng liệu pháp ánh sáng cũng gây ra một số tác dụng phụ như tăng sắc tố da, nổi phỏng nước, thúc đẩy tốc độ lão hóa da, tăng nguy cơ ung thư da,… Do vậy, hiện nay liệu pháp này chỉ được chỉ định cho các trường hợp người bệnh tổ đỉa đáp ứng kém với thuốc bôi hoặc gặp phải các tác dụng phụ nặng nề do lạm dụng thuốc điều trị.
Sodermix – Kem bôi giảm ngứa, chống viêm không chứa CORTICOID, được nhập khẩu từ Pháp
Như đã nói ở trên, việc sử dụng các loại thuốc chứa corticoid trị tổ đỉa tiềm ẩn rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy các bác sĩ thường hướng người bệnh đến các sản phẩm an toàn, lành tính mà tác dụng lại rất khả quan, điển hình trong số đó là kem bôi Sodermix.
Sodermix Cream là liệu pháp đầu tiên và duy nhất hiện nay trên thị trường giúp bổ sung Enzyme Superoxide Dismutase (SOD) tự nhiên từ chiết xuất cà chua xanh, kết hợp với tinh chất bơ và tinh dầu khoáng giúp ngăn chặn quá trình viêm ngứa ở người bị tổ đỉa cũng như bệnh viêm da mãn tính khác.
Sản phẩm có tác dụng cắt đứt nhanh các cơn ngứa ngáy cũng như thúc đẩy quá trình phục hồi da, cung cấp độ ẩm giúp da mềm mịn, được các chuyên gia da liễu đánh giá cao trong việc điều trị các bệnh về da liễu như tổ đỉa, á sừng, viêm da cơ địa, chàm sữa, vẩy nến,…
Sodermix là kem bôi ngoài da có xuất xứ từ Pháp, được nhập khẩu chính hãng về Việt Nam và được Bộ Y tế cấp phép lưu hành với số đăng ký: 180000325/PCBA-HN.
Để đặt mua sản phẩm Sodermix giao hàng tận nhà vui lòng “BẤM VÀO ĐÂY”
Ngoài ra, bạn có thể tìm mua kem bôi sodermix tại các nhà thuốc trên toàn quốc, địa chỉ xem chi tiết “TẠI ĐÂY”
Các biện pháp chăm sóc và phòng ngừa tổ đỉa hiệu quả
Vì tổ đỉa là chứng bệnh mãn tính, có nguy cơ tái phát cực kỳ cao. Vì vậy ngoài việc điều trị thì người bệnh cũng phải chú ý đến vấn đề chăm sóc cùng các biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả. Dưới đây là một số lưu ý:
- Giữ vệ sinh da sạch sẽ, luôn giữ cho vùng da tổn thương được thông thoáng. Việc vệ sinh kém, lười vệ sinh có thể khiến tình trạng ngứa ngáy, bí bách nặng nề hơn, thậm chí tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Không được cào gãi, chà xát mạnh lên vùng da bị tổn thương. Có thể chườm lạnh hoặc ngâm nước muối để hỗ trợ làm giảm ngứa ngáy.
- Hạn chế tối đa việc tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, xà phòng, chất tẩy rửa, xăng dầu,… Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì nên sử dụng các đồ bảo hộ như găng tay, ủng,… để làm giảm ảnh hưởng lên da.
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường các loại vitamin và khoáng chất nhằm tăng cao đề kháng và miễn dịch, hỗ trợ đẩy lùi bệnh nhanh chóng đồng thời thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi da.
- Hạn chế ăn các loại thực phẩm cay nóng, đồ ăn nhanh, tránh xa bia rượu, cà phê, thuốc lá, chất kích thích,…
- Luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, hạn chế tình trạng căng thẳng, stress kéo dài. Cần cân bằng giữa làm việc, học tập và nghỉ ngơi.
- Vào mùa xuân hè là thời điểm bệnh dễ bùng phát, do đó cần chú ý nhiều đến việc chăm sóc da cũng như hạn chế tiếp xúc với các tác nhân dễ gây dị ứng.
Tổ đỉa tuy không phải là chứng bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng các triệu chứng của nó lại khiến người bệnh khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Hi vọng các thông tin mà chúng tôi cung cấp phía trên đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về chứng bệnh này, cũng như cách điều trị và phòng ngừa chúng hiệu quả. Và nếu còn vấn đề nào thắc mắc về tình trạng này, các bạn có thể kết nối với chúng tôi qua Zalo theo số điện thoại TẠI ĐÂYhoặc gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được các chuyên gia tư vấn.
Thông tin về Kem bôi da SODERMIX® - Nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp®
Sodermix đã có mặt tại 108 nước trên thế giới sau 10 năm
- Hiệu quả:
Đối với viêm da cơ địa, chàm sữa:
- Chống viêm, giảm ngứa, mẩn đỏ, mụn nước
- Dưỡng ẩm, mềm da, không còn bong tróc, nứt nẻ
- Ngăn ngừa tái phát khi dùng đều đặn 2-3 tháng
Đối với sẹo lồi, sẹo thâm:
- Sáng da, mờ thâm chỉ từ 2 tuần
- Làm mềm, làm nhỏ và co chân sẹo chỉ từ 4 tuần
- Giá bán: 310.000đ/ tuýp(Dùng được khoảng 1 tháng)
- Đối tượng sử dụng:
Người bị Viêm da cơ địa, Chàm sữa, Eczema, Tổ đỉa, Ngứa, Sẹo lồi, sẹo thâm...
Đặc biệt, Sodermix hoàn toàn không có Corticoid nên có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.