Bệnh chàm: nguyên nhân, phân loại và cách chữa hiệu quả nhất!
Bệnh chàm không còn xa lạ với nhiều người bởi nó là căn bệnh phổ biến ngoài da mà hầu hết ai cũng mắc một lần trong đời khi còn nhỏ. Tình trạng ngứa ngáy, đỏ da bong tróc vảy không chỉ gây khó chịu mà còn làm cho người bệnh mất tự tin trong cuộc sống. Nhận biết các dạng chàm, biết rõ về nguyên nhân sẽ giúp bạn điều tị bệnh kịp thời tránh những biến chứng đáng tiếc. Tất cả se có trong nội dung bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Bệnh chàm là gì?
Bệnh chàm hay còn biết đến với cái tên gọi khác là Eczema. Đây là một căn bệnh ngoài da phổ biến đặc trưng bởi các tình trạng viêm da, da bị sưng đỏ, ngứa ngáy, nổi mụn nước và bong tróc vảy. Bệnh chàm có thể xảy ra ở bất kì độ tuổi nàom tùy nhiên căn bệnh này thường phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hiện tượng chàm xảy ra ở trẻ nhỏ được dân gian gọi là chàm sữa. Bệnh có thể tiến triển thành nhiều dạng khác nhau khi bạn lớn lên ở độ tuổi thanh thiếu niên và người trưởng thành.
Chàm là căn bệnh ngoài da thường thấy nhất. Theo khảo sát, khoảng 10% dân số trên thế giới mắc bệnh chàm. Ở Việt Nam bệnh chàm chiếm 25% trong tổng số các bệnh ngoài da. Hiện tại, nguyên nhân gây bệnh chưa được xác định rõ ràng vì cơ chế hình thành bệnh rất phức tạp. Tuy nhiên, nghiên cứu của của các bác sĩ da liễu đã cho thấy rằng bệnh chàm khởi phát là do sự kết hợp giữa yếu tố bên trong cơ thể và các tác nhân ngoài môi trường bap gồm: di truyền, cơ địa mẫn cảm, tiếp xúc với các dị nguyên gây kích ứng,…
Chàm có tính dai dẳng, tái đi tái lại nhiều lần. điều trị còn khó khăn. Các biện pháp điều trị chàm chỉ được áp dụng nhằm chỉ giúp cải thiện triệu chứng, giảm thương tổn da đặc biệt là các cơn ngứa điển hình và ngăn chặn nguy cơ tái phát. Bệnh chàm không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh xong lại khiến họ gặp khó khăn trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Do đó, bệnh chàm cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
2. Phân loại các bệnh chàm thường gặp
Các chuyên gia Y tế phân loại bệnh chàm thành nhiều thể bệnh khác nhau. Ở mỗi thể bệnh, hình thái tổn thương, vị trí ảnh hưởng và tác nhân gây bệnh đều có thể không giống nhau.
Cụ thể phân loại các bệnh chàm bao gồm:
Chàm tiếp xúc
Bệnh chàm tiếp xúc là một dạng viêm da mãn tính khi tiếp xúc trực tiếp với các dị nguyên như: kim loại, hóa chất, dung môi, cao su, xi măng và một số chất khác ngoài môi trường như phấn hoa và mạt bụi. Bệnh này thường ảnh hưởng đến những vùng da hở và có tần suất tiếp xúc cao như mặt, chân, tay và cổ, vùng quai dép, vùng tay đeo đồng hồ, đeo nhẫn,…
Các tổn thương điển hình của bệnh là:
- Da xung huyết gây đỏ
- Hơi phù nề nhẹ
- Xuất hiện mụn nước li ti dày đặc trể bề mặt da bị tổn thương
- Mụn nước tự tơ gây chảy dịch, trợt loét
- Da khô lại, đóng vảy và có xu hướng dày cộm
Như vậy viêm da tiếp xúc là một trong những căn bệnh da liễu khá phổ biến hiện nay. Bệnh thường tiến triển ở mức độ cấp tính và điều trị không quá khó khăn. Nếu được chữa trị tốt và chăm sóc đúng cách, những tổn thương trên da sẽ thuyên giảm trong vòng 1-4 tuần.
☛ Đọc kỹ hơn: Viêm da tiếp xúc (chàm tiếp xúc) là bệnh gì?
Chàm thể tạng
Chàm thể tạng hay còn được gọi là viêm da cơ địa, Eczema thể địa. Đây là một căn bệnh ngoài da phức tạp có liên quan đến yếu tố di truyền. Có khoảng 70% đối tượng mắc chàm thể tạng có tiền sử người thân trong gia đình cũng mắc các bệnh ngoài da hoặc các bệnh dị ứng như hen suyễn, viêm mũi dị ứng,…
Không giống với các thể chàm khác, chàm thể tạng khởi phát sớm, đặc biệt nhiều ở trẻ từ 2 tuần đến 2 tuổi. Tỷ lệ trẻ em dưới 7 tuổi mắc chàm thể tạng chiếm 80-90%. Tuy nhiên bệnh vẫn xảy ra ở thanh thiếu niên và người trưởng thành, tỷ lệ này chiếm 10%.
Triệu chứng của chàm thể tạng bao gồm: hình thái tổn thương, mức độ tổn thương và vị trí ảnh hưởng có thể thay đổi theo từng độ tuổi.
- Thời kì trẻ sơ sinh: Thường gặp ở trẻ từ 2 tuần tuổi đến 2 tuổi. Bệnh thường khởi phát ở má, trán, quanh miệng và da đầu. Sau đó có thể lan ra cổ, thân mình và bẹn. Các tổn thương có dạng vết ban đỏ, mụn nước, trợt da, chảy dịch nếu không vệ sinh sạch sẽ có thể dẫn đến nhiễm khuẩn thứ phát, mưng mủ và có vảy tiết. Trong giai đoạn này, bệnh có thề kèm theo tiêu chảy, viêm tai giữa.
- Thời kì trẻ em, thanh thiếu niên: Thường gặp ở độ tuổi 2-3 tuổi và 12-20 tuổi. Lúc này, bệnh thương biểu hiện là các đám mảng lichen hóa, hằn cổ trâu. Vị trí xuất hiện thường ở đầu gối, vùi tay, nếp gấp ở tay, chân. Giai đoạn này người bệnh có thể bị mắc viêm kết mặc và đục thủy tinh thể cùng lúc
- Ở người trưởng thành: Tổn thương thường ở dạng hằn cổ trâu, xuất hiện ở các nếp kẽ lớn như bàn tay, núm ngực (phụ nữ) và vùng môi. Giai đoạn này bệnh có xu hướng tiến triển mãn tính, chuyển thành hen suyễn hoặc sốt cỏ khô.
☛ Tìm hiểu chi tiết về chàm thể tạng qua bài viết: Chàm thể tạng và những điều bạn cần biết
Chàm tổ đỉa
Chàm tổ đỉa là thể đặc biệt của bệnh chàm. Bệnh là một dạng viêm da mãn tình, đặc trưng bởi sự xuất hiện những mụn nước rất ngứa ngứa. Các mụn nước này mọc rải rác hoặc mọc thành đám, có xu hướng mọc sâu và chìm dưới lớp thượng bì của da, khiến vùng da bệnh bị nổi lên gồ ghề. Sau khoảng 3-4 tuần, các mụn nước có xu hướng tự tiêu biến trên bề mặt da.Vị trí của chàm tổ đỉa thường tập trung ở lòng bàn tay và lòng bàn chân, có thể khởi phát ở các đầu ngón tay, ngón chân và rất ít khi (hầu như không bao giờ) vượt quá cổ tay hoặc cổ chân.
Nguyên nhân gây bệnh rất đa dạng và phức tạp. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ khởi phát tổ đỉa như dị ứng với hóa chất trong sinh hoạt, trong nghề nghiệp như xăng dầu, xà phòng, xi măng, do nhiễm khuẩn trong khi tiếp xúc với bùn đất, nước bẩn. Trong đó, nguyên nhân hay gặp nhất là do liên cầu trùng trong thể tổ đỉa nung mủ. Ngoài ra, một số yếu tố khác như dị ứng với nhiễm nấm ở kẽ chân; do thay đổi thời tiết theo mùa, do ảnh hưởng của ánh sáng và nóng ẩm.
Chàm tổ đỉa có tiến triển dai dẳng cũng như dễ tái phát. Mặc dù bệnh không dẫn tới ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, nhưng tổn thương da do bệnh lý này tác động không nhỏ đến khả năng đi lại, hiệu suất lao động và chất lượng cuộc sống. Do xuất hiện khu trú ở tay và chân – các vị trí có tần suất tiếp xúc thường xuyên nên tổn thương da có nguy cơ bội nhiễm cao hơn so với các thể lâm sàng khác.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Bệnh tổ đỉa
Chàm đồng tiền
Chàm đồng tiền là một trong những thể chàm thường gặp. Thể bệnh này đặc trưng bởi thương tổn hình oval hoặc hình tròn như đồng tiền, vùng da bị tổn thương có danh giới rõ ràng so với những vùng da xung quanh và thường gây ngứa ngáy dai dẳng. Vị trí xuất hiện thương tổn thường ở mu bàn tay, các mặt duỗi của tứ chi.
Chàm đồng tiền khởi phát có thể là kết quả của sự kích hoạt bởi vết côn trùng cắn hoặc bởi một phản ứng dị ứng với kim loại, hóa chất. Da khô cũng có thể là một yếu tố nguyên nhân gây ra bệnh này. Thể chàm này thường khởi phát mạnh vào mùa đông, khi thời tiết hanh khô. Nam giới từ 55 – 65 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ giới.
Chàm đồng tiền là bệnh da liễu khá lành tính, hầu như chỉ gây thương tổn ngoài da và ít khi đi kèm với các bệnh lý khác như viêm da cơ địa. Tuy nhiên nếu không chăm sóc và chữa trị đúng cách, bệnh có thể tiến triển thành bội nhiễm, tạo điều kiện cho các thể chàm khác phát triển gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Lác đồng tiền ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và cách trị
Chàm da dầu
Chàm da dầu hay còn được gọi là viêm da tiết bã. Thuật ngữ này đề cập đến tình trạng da nổi ban dát đỏ, tiết nhiều bã nhờn, bong vảy, ẩm dính gây ngứa ngáy và khó chịu. Chàm da dầu thường gây ít ngứa hơn với các thể chàm khác, trừ trường hợp xảy ra ở da đầu.
Cơ chế sinh bệnh có liên quan trực tiếp đến hệ miễn dịch, gây nên rối loạn tuyến bã nhờn – đây là nguyên nhân trực tiếp gây nên tình trạng chàm da dầu. Ngoài ra một số yếu tố nguyên nhấn khác cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh như sự hoạt động của nấm men (chủ yếu là nấm Malassezia), vệ sinh da không sạch sẽ hay do thói quen cào gãi thường xuyên,…
Viêm da dầu thường ảnh hưởng đến người từ 20 – 50 tuổi. Bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến trẻ nhỏ. Ở trẻ sơ sinh, chàm da dầu còn có tên gọi khác mà dân gian thường sử dụng là “cứt trâu”. Vị trí thương tổn xuất hiện là những vùng có nếp gấp và tuyến dầu hoạt động mạnh như da đầu, quanh mắt, hai cánh mũi, lông mày, phía sau tai, vùng ức, nách,…
Tương tự như các thể chàm khác, chàm da đầu là bệnh da liễu mãn tính và dễ tái phát. Bệnh không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng có thể làm giảm chức năng thẩm mỹ, tác động tiêu cực đến ngoại hình và gây không ít phiền toái trong cuộc sống.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Viêm da tiết bã – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả
3. Nguyên nhân gây bệnh chàm
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh chàm, rất khó xác định và phức tạp. Tuy nhiên theo các chuyên gia, chàm có thể khởi phát do một số nguyên nhận nội sinh và ngoại sinh sau đây:
Nguyên nhân nội sinh
- Di truyền: Nếu trong gia đình, bố mẹ có tiền sử mắc các bệnh về da thì con sinh ra có nguy cơ mắc bệnh chàm cao hơn, Thực tế có khoảng 60% gia đình có con bị chàm nếu bố hoặc mẹ có bệnh, tỉ lệ này lên tới 80% nếu cả bố và mẹ cùng mắc.
- Do hệ miễn dịch kém: Sức đề kháng suy yếu là nguyên nhân góp phần tạo điều kiện cho các dị nguyên tấn công vào cơ thể. Vì vậy ở những người suy giảm hệ miễn dịch là điều kiện thuận lợi để chàm khởi phát hoặc quay lại.
- Rối loạn chức năng nội tạng: Sự suy giảm chức năng của nội tạng như gan, tuyến giáp hoặc dạ dày,… có thể tác động trực tiếp và kích thích cơ chế hình thành bằng cách làm suy giảm sức đề kháng tạp điều kiện thuận lợi cho chàm khởi phát.
- Rối loạn nội tiết tố: Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống miễn dịch, kích thích tế bào lympho và gây bùng phát chàm.
- Rối loạn hệ thống thần kinh: Căng thẳng, stress, áp lực công việc,… có thể là nguyên nhân gây rối loạn chức năng hệ thống miễn dịch và dẫn đến bệnh chàm.
Nguyên nhân ngoại sinh
- Nguyên nhân từ môi trường làm việc: Những người làm việc trong môi trường ô nhiễm, khói, bụi, thời tiết thay đổi giao mùa…thường có nguy cơ mắc bệnh chàm rất cao.
- Tiếp xúc với các chất gây dị ứng do nghề nghiệp: Những người làm việc những nghề tiếp xúc với chất hóa học, chất tẩy rửa, các chất độc như xi măng, thuốc trừ sâu, thuốc tẩy, thuốc nhuộm, cao su,…
- Dị ứng thức ăn: Một số loại thức ăn rất dễ gây dị ứng, đặc biệt là đồ hải sản như các loài tôm, cua,…
- Một số nguyên nhân khác: Trang phục quần áo, thói quên cào gãi, ánh sáng, độ ẩm,…
4. Bệnh chàm có nguy hiểm không?
Bệnh chàm tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sinh hoạt, công việc và đặc biệt là sức khỏe tâm lý của người mắc. Các triệu chứng mà bệnh gây ra như ngứa ngáy, sưng đau, khó chịu,… vừa làm giảm chất lượng cuộc sống vừa khiến người bệnh ngại giao tiếp, tự ti với ngoại hình của chính mình.
Nếu việc chăm sóc và điều trị không tốt, bệnh có thể tiến triển theo hướng tiêu cực và gây nên những biến chứng như:
- Bội nhiễm: Đây là biến chứng thường gặp nhất của bệnh chàm, xảy ra khi virus hoặc vi khuẩn () xâm nhập vào vùng da tổn thương và gây nhiễm trùng. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới biến chứng này là do thói quen cào gãi, chà xát mạnh lên da, giữ vệ sinh da kém. Bội nhiễm không chỉ gây mưng mủ, đau nhức mà còn kèm theo một số triệu chứng như sốt, sưng hạch, mệt mỏi,… Ngoài ra, các tổn thương khi bị bội nhiễm sẽ hình thành sẹo vĩnh viễn, ảnh hưởng nặng nề đến thẩm mỹ của người bệnh, đặc biệt còn làm tăng nguy cơ phát sinh các bệnh khác như viêm cầu thận, nhiễm trùng huyết, viêm màng não,…
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh cơ địa: Nếu để bệnh chàm kéo dài sẽ làm tăng khả năng phát sinh các bệnh cơ địa khác như viêm tai giữa, viêm kết mạc, đục thủy tinh thể, hen suyễn, sốt cỏ khô,…
- Làm giảm chất lượng cuộc sống: Tình trạng ngứa ngáy từ âm ỉ đến dữ dội mà bệnh chàm gây ra tác động không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Chúng có thể khiến người bệnh mất ngủ, ngủ không ngon, về lâu dài sẽ dẫn đến mệt mỏi, uể oải, não bộ thiếu tỉnh táo, hiệu suất làm việc, học tập suy giảm.
- Tác động xấu đến sự phát triển của trẻ nhỏ: Những triệu chứng mà bệnh chàm gây ra khiến trẻ luôn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, bứt rứt, thiếu ngủ, mất tập trung,… Tình trạng này nếu kéo dài sẽ khiến trẻ chán ăn, chậm lớn, chậm phát triển ngôn ngữ hơn so với trẻ bình thường. Đặc biệt, trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ mắc bệnh chàm thường đi kèm với các bệnh cơ địa khác như viêm tai giữa, đục thủy tinh thể, viêm kết mạc,… gây tác động xấu đến thể trạng và sức khỏe của trẻ.
5. Cách chữa chàm hiệu quả hiện nay
Bệnh chàm là một bệnh lí mãn tính trên da, dai dẳng và tái phát nhiều lần. Do đó, rất khó để điều trị dứt điểm bệnh chàm. Các phương pháp điều trị nhằm mục đích kiểm soát triệu chứng, giảm ngứa ngáy và hạn chế biến chứng có thể xảy ra.
Nguyên tắc cơ bản mà người bệnh cần chú ý trong quá trình điều trị chàm là giữ ẩm da, vệ sinh da sạch sẽ tránh bội nhiễm, tuyệt dối không cào gãi lên da khiến tổn thương nặng hơn.
Dưới đây là mốt số phương pháp điều trị bệnh chàm cụ thể:
Điều trị bằng thuốc Tây y
Thuốc trị chàm được chia thành 2 dạng bao gồm dạng kem bôi ngoài da và dạng uống. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, vị trí chàm khởi phát mà bác sĩ có thể chỉ định người bệnh dùng thuốc bôi hay thuốc uống.
★ Thuốc bôi ngoài da
- Dung dịch sát khuẩn: Bao gồm nước muối sinh lý, thuốc tím pha loãng, Nitrat bạc. Có loại thuốc này có thể hỗ trợ sát khuẩn và giảm chảy dịch làm vùng da bị tổn thương trở nên dịu hơn.
- Hồ nước: Đây là sản phẩm của Viện Da liễu Trung Ương, được các chuyên gia da liễu khuyên dùng. Chúng có tác dụng sát trùng, ức chế hoạt động của một số loại vi khuẩn, cải thiện tình trạng sưng, viêm, đau nhức và hỗ trợ làm lành da.
- Kem bôi có chứa kẽm: Kem này được sử dụng khi chàm ở giai đoạn bán cấp, có tác dụng ngăn ngừa tình trạng chảy dịch và hỗ trợ làm khô da. Bên cạnh đó kẽm cũng có tác dụng sát khuẩn nhẹ, hỗ trợ giảm ngứa và làm dịu da.
- Thuốc mỡ và kem bôi Corticoid: Những thuốc bôi ngoài da có chưa thành phần corticoid chỉ được sử dụng khi bệnh tiến triển nặng đến giai đoạn mãn tính và tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ kê đơn. Thuốc có tác dụng giảm ngứa, chống viêm, dưỡng ẩm da và ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm. Kem bôi corticoid có hiệu quả nhanh trong quá trình điều trị chàm, tuy nhiên nếu lạm dụng nó, người bệnh có thể bị tác dụng phụ nghiêm trọng trên da như làm mòn da, teo da, vàng da,…
★ Thuốc uống
- Thuốc kháng Histamine: Có tác dụng chống dị ứng, cải thiện tình trạng ngứa ngáy và hạn chế các tổn thương trên bề mặt da.
- Thuốc Corticoid dạng uống: Có tác dụng hạn chế phản ứng của hệ thống miễn dịch, chống dị ứng và hạn chế tình trạng viêm da. Tuy nhiên, thuốc có thể dẫn đến một số tác phụ nghiêm trọng, do đó sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.
- Kháng sinh: Thường được chỉ định cho các trường hợp bệnh chàm nhiễm khuẩn, thường được sử dụng liên tục từ 7 – 10 ngày.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Thuốc trị chàm có những loại nào, cách sử dụng?
Điều trị tại nhà
Phương pháp điều trị tại nhà có thể áp dụng khi chàm mới khởi phát, tình trạng bệnh còn ở mức độ nhẹ. Phương pháp này có tác dụng cải thiện các triệu chứng, hạn chế các tổn thương và hỗ tợ ngăn ngừa bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Dưới đây là một số biện pháp điều trị tại nhà mà người bệnh có thể thực hiện và tự theo dõi kết quả, bao gồm:
- Vệ sinh da sạch sẽ bằng cách tắm rửa thường xuyên. Người bị chàm nên tắm bằng mát, tránh tắm bằng nước cong vì chúng có thể làm khô da, các triệu chúng ngứa ngáy trở nên dữ đội hơn.
- Dưỡng ẩm da thường xuyên giúp cân bằng độ ẩm trên da đồng thời khôi phục hàng rào bảo vệ da
- Tuyệt đối không cào gãi lên vùng da bị tổn thương,vì điêu này khiến da trầy xước, chảy máy, làm tăng nguy cơ bội nhiễm
- Kiểm soát căng thẳng, lo lắng: Căng thẳng thần kinh có thể khiến triệu chứng của bệnh tiến triển phức tạp và lan tỏa rộng. Vì vậy trong thời gian phát bệnh, nên giữ tâm trạng thoải mái bằng cách tập yoga, đọc sách, dành thời gian nghỉ ngơi, và ngủ đủ giấc để hỡ trợ nguy cơ bùng phát bệnh chàm
- Ăn uống khoa học: Loại bỏ những thực phẩm dễ gây dị ứng ra ngoài thực đơn bao gồm hải sản, sữa bò và các chế phẩm liên quan, đậu phộng,… Tăng cường bổ sung vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng từ rau xanh có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng chàm.
- Mặc những quần áo rộng, chất liệu mềm tránh cọ xát lên da. Nên mặc những quần áo mát vào mùa hè để tránh việc tiết nhiều mồ hôi
- Vệ sinh nhà cửa, phòng ngủ thường xuyên để giảm số lượng mạt bụi và các loại nấm mốc có thể gây bệnh chàm.
☛ Tham khảo chi tiết: Tổng hợp cách điều trị bệnh chàm triệt để
6. Bệnh chàm có lây không? Có chữa khỏi được không?
Theo các chuyên gia da liễu thì bệnh chàm là một bệnh da liễu mãn tính, dai dẳng và dễ tái phát nhưng đây không phải là chứng bệnh có khả năng lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp. Tuy không có khả năng lây nhiễm trực tiếp nhưng bệnh có thể di truyền từ bố mẹ cho con cái. Nghĩa là nếu bố mẹ bị mắc chứng bệnh này thì khả năng con cái bị mắc sẽ cao hơn bình thường.
Còn về vấn đề bệnh chàm có chữa khỏi được không? thì câu trả lời là cho đến hiện tại vẫn chưa có phương pháp nào chữa trị được dứt điểm chứng bệnh này. Nguyên nhân là do căn nguyên gây bệnh vẫn chưa xác định được rõ ràng, cơ chế sinh bệnh hết sức phức tạp và còn nhiều vấn đề liên quan đến bệnh chưa được làm rõ.
Các phương pháp điều trị bệnh hiện tại chỉ nhằm kiểm soát, giảm thiểu triệu chứng, ngăn chặn biến chứng xảy ra. Sau quá trình điều trị, các tổn thương da có thể thuyên giảm hoặc biến mất, tuy nhiên không phải thế mà bệnh được chữa dứt điểm mà chúng có thể bùng phát trở lại bất cứ lúc nào nếu người bệnh không chăm sóc da đúng cách, tiếp xúc với các dị nguyên hoặc yếu tố gây kích ứng,…
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Bệnh chàm có chữa được không? Cách chữa dứt điểm
7. SODERMIX CREAM – Kem bôi hiệu quả cho người bị chàm
Sodermix được biết đến là dòng sản phẩm chuyên biệt cho viêm da cơ địa chàm sữa và sẹo lồi, được nhập khẩu từ Pháp với ưu điểm nổi trội là hoàn toàn KHÔNG CORTICOID.
Đặc biệt, Sodermix chứa hoạt chất Enzym Superoxide Dismutase (SOD) được chiết xuất từ quả cà chua xanh hoàn toàn tự nhiên có tác dụng chống viêm, giảm ngứa. Do đó sản phẩm có độ lành tính cao, rất an toàn cho cả trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai và cho con bú.
Ngoài ra, thành phần của Sodermix còn có thêm dầu trái bơ và các dầu khoáng tự nhiên giúp làm mềm da, chống viêm, giảm ngứa, giảm mẩn đỏ, dưỡng ẩm, làm sáng da, khôi phục vùng da bị tổn thương, cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của chàm.
Cơ chế hoạt động của Sodermix đó là dùng các SOD tự nhiên trung hòa các gốc tự do, từ đó làm giảm các triệu chứng viêm ngứa. Kết hợp với dầu trái bơ và dầu paraffin giúp dưỡng ẩm, làm mềm da, hỗ trợ khôi phục làn da bị tổn thương.
Sodermix là kem bôi trị viêm chàm có độ uy tín cao. Hiện nay, sản phẩm hiện đã có mặt và được sử dụng rộng rãi trên 104 quốc gia chỉ sau 8 năm ra đời.
Công dụng của Sodermix trong việc điều trị viêm da cơ địa đã được chứng minh lầm sang, bạn có thể xem chi tiết qua bài viết: Sodermix kem bôi trị viêm da cơ địa hiệu quả của Pháp
Bạn có thể tìm mua sản phẩm kem bôi Sodermix tại các nhà thuốc trên toàn quốc, xem địa chỉ “TẠI ĐÂY”
Hoặc đặt mua online giao hàng tận nhà bằng cách “BẤM VÀO ĐÂY”
Nếu bạn còn bất thứ thắc mắc nào, vui lòng gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được các chuyên gia tư vấn.
Bài viết liên quan
Thông tin về Kem bôi da SODERMIX® - Nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp®
Sodermix đã có mặt tại 108 nước trên thế giới sau 10 năm
- Hiệu quả:
Đối với viêm da cơ địa, chàm sữa:
- Chống viêm, giảm ngứa, mẩn đỏ, mụn nước
- Dưỡng ẩm, mềm da, không còn bong tróc, nứt nẻ
- Ngăn ngừa tái phát khi dùng đều đặn 2-3 tháng
Đối với sẹo lồi, sẹo thâm:
- Sáng da, mờ thâm chỉ từ 2 tuần
- Làm mềm, làm nhỏ và co chân sẹo chỉ từ 4 tuần
- Giá bán: 310.000đ/ tuýp(Dùng được khoảng 1 tháng)
- Đối tượng sử dụng:
Người bị Viêm da cơ địa, Chàm sữa, Eczema, Tổ đỉa, Ngứa, Sẹo lồi, sẹo thâm...
Đặc biệt, Sodermix hoàn toàn không có Corticoid nên có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.